Trương Quốc Dụng 張國用

Trương Quốc Dụng 張國用 (1797–1864) là nhà văn Việt Nam, nhà sử học, Đông các đại học sĩ triều Nguyễn. Ông cũng là người chủ biên bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Ông là người làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hồi nhỏ tên là Khánh, tự Dĩ Hành. Trương Quốc Dụng đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ 10 (năm 1829). Ông làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ngót 30 năm, trải nhiều thăng giáng, từ tri phủ Tân Bình, hình bộ lang trung, án sát Quảng Ngãi, Hưng Yên, tả thị lang bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Công, Bộ Hình, Tham tri cac bộ: Bộ Công, Bộ Binh, Bộ Hộ, chủ khảo một số khoa thi, thượng thư bộ Hinh, tổng tài Quốc sử quán chuyên quản Khâm thiên giám, thống đốc Hải An quân vụ đại thần, Hiệp biện đại học sĩ v.v. Ông là Nhà sử học lớn đương thới khi ở cương vị Tổng tài quốc sử quán đã cùng nhóm làm sử biên soạn: "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", Là bộ sử đồ sộ 52 quyển, chép lịch sử nước ta từ đời Hùng Vương đến năm Chiêu Thống thứ 3 (1789). Cùng với bộ sử " Đại Việt Sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên và các sử gia Triều Lê là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông là nhà Thiên văn học uyên bác, người thầy đào tạo ra những nhà Thiên văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Người có công chấn hưng khoa làm Lịch Việt Nam. Sách Đại Nam Thực chính biên liệt truyện chép về ông: "Quốc Dụng là người trầm tỉnh, dẫu làm quan chưa từng rời quyển sách, người đều duy tôn là học rộng. Tương truyền là nhà làm lịch bị thất truyền. Quốc Dụng quản lĩnh Khâm Thiên Giám hàng ngày truyền dạy cho mới nối được nghề học ấy". Sách Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn viết về Trương Quốc Dụng như sau: Ông (Trương Quốc Dụng)tính tính tình điềm tĩnh, học rộng lại đọc nhiều sách, ngoài văn chương cử nghiệp, sở học của ông cũng đóng góp được nhiều cho văn hoá nước nhà đương thời. Ví như lối làm lịch của nước ta, các đời trước khi theo lịch Đại Thống ở Trung Hoa nhà Thanh mà làm rồi ban ra cho dân gian hơn 300 năm mà không hề sửa chữa, về sau loạn lạch bị thất truyền nên lắm chổ sai lầm. Khi ông trông coi Khâm Thiến Giám mới tham cứu Lịch Đại Tượng Khảo đời Khang hy nhà Thanh và các sách làm lịch của Phương Tây, từ đó làm lịch rất tinh tường. Hồi ấy, các giáo sĩ Tây Phương khi so sánh Nhật - Nguyệt thực của lịch ta làm ra thấy chính xác hơn lịch của Trung Hoa". Theo sách Đại học sĩ Trương Quốc Dụng của nhà ngiên cứu Nguyễn Đắc Xuân viết: " Trương Quốc Dụng là một nhà Thiên văn học, một người thầy đào tạo ra những nhà Thiên văn học cho xứ sở nữa đầu thế kỷ thứ XIX. Với tư cách là một nhà Thiên văn học có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn. Tên ông Trương Quốc Dụng còn đáng được ghi vào danh sách các nhà Thiên văn học Việt Nam. Và, cũng có thể tôn vinh ông là một trong các vị hậu tổ của khoa làm lịch Việt Nam" Năm 1833, Trương Quốc Dụng được cử làm tư vụ, dẹp xong vụ nổi dậy của Lê Văn Khôi. Năm 1834 đánh đuổi quân Xiêm can thiệp tới sát biên giới Xiêm. Tháng 1 năm 1862, với chức Tổng thống quân vụ, Trương Quốc Dụng đem quân Kinh và quân Thanh - Nghệ ra Bắc tiêu diệt bè đảng Tạ Văn Phụng làm tay sai cho Thực dân Pháp đã đánh chiếm tỉnh thành Hải Dương, cát cứ một vùng rộng lớn các tỉnh Đông Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Quảng Yên).Đến tháng 12 năm 1862, Trương Quốc Dụng chiếm lại thành Hải Dương, đánh đuổi quân giặc thua chạy tan tác từ Nam Sách, Kinh Môn ra tận biển Quảng Yên. Tháng 6 âm lịch năm 1864, ông giữ chức Hiệp thống, truy quyết giặc ở biển Quảng Yên, chẳng may trong một trận đánh ác liệt, ông đã tử trận cùng tuỳ tướng là Văn Đức Giai. Sau khi mất, để ghi công lao của ông, triều đình đã truy tặng Đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ. Đền thờ và lăng mộ Trương Quốc Dụng tại quê nhà đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá năm 2000. Nơi ông hi sinh, nhân dân xã Tiền An huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã lập đền thờ ông cùng với phó tướng là Tiến sĩ Văn Đức Giai (người Quỳnh Đôi - Nghệ An) từ năm 1877. Đền thờ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá năm 2000. Tại Sài Gòn cũ, nay là Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1955 đã có một con đường dài 500 m mang tên ông (ghi sai là Trương Quốc Dung), nối đường Hoàng Văn Thụ với đường Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận). Tác phẩm: - Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Đại Nam thực lục chính biên (tham gia biên soạn đệ nhị kỷ) - Công hạ ký văn - Văn quy Tân Thể - Trương Nhu Trung thi tập - Thôi thực ký văn - Chiếu Biểu luận thức Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w...Qu%E1%BB%91c_D%E1%BB%A5ng Trương Quốc Dụng 張國用 (1797–1864) là nhà văn Việt Nam, nhà sử học, Đông các đại học sĩ triều Nguyễn. Ông cũng là người chủ biên bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Ông là người làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hồi nhỏ tên là Khánh, tự Dĩ Hành. Trương Quốc Dụng đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ 10 (năm 1829). Ông làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ngót 30 năm, trải nhiều thăng giáng, từ tri phủ Tân Bình, hình bộ lang trung, án sát Quảng Ngãi, Hưng Yên, tả thị lang bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Công, Bộ Hình, Tham tri cac bộ: Bộ Công, Bộ Binh, Bộ Hộ, chủ khảo một số khoa thi, thượng thư bộ Hinh, tổng tài Quốc sử quán chuyên quản Khâm thiên giám, thống đốc Hải An quân vụ đại thần, Hiệp biện đại học sĩ v.v. Ông là Nhà sử học lớn đương thới khi…

Trương Quốc Dụng 張國用 (1797–1864) là nhà văn Việt Nam, nhà sử học, Đông các đại học sĩ triều Nguyễn. Ông cũng là người chủ biên bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.

Ông là người làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hồi nhỏ tên là Khánh, tự Dĩ Hành.

Trương Quốc Dụng đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ 10 (năm 1829). Ông làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ngót 30 năm, trải nhiều thăng giáng, từ tri phủ Tân Bình, hình bộ lang trung, án sát Quảng Ngãi, Hưng Yên, tả thị lang bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Công, Bộ Hình, Tham tri cac bộ: Bộ Công, Bộ Binh, Bộ Hộ, chủ khảo một số khoa thi, thượng thư bộ Hinh, tổng tài Quốc sử quán chuyên quản Khâm thiên giám, thống đốc Hải An quân vụ đại thần, Hiệp biện đại học sĩ v.v.

Ông là Nhà sử học lớn đương thới khi ở cương vị Tổng tài quốc sử quán đã cùng nhóm làm sử biên soạn: "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", Là bộ sử đồ sộ 52 quyển, chép lịch sử nước ta từ đời Hùng Vương đến năm Chiêu Thống thứ 3 (1789). Cùng với bộ sử " Đại Việt Sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên và các sử gia Triều Lê là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông là nhà Thiên văn học uyên bác, người thầy đào tạo ra những nhà Thiên văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Người có công chấn hưng khoa làm Lịch Việt Nam. Sách Đại Nam Thực chính biên liệt truyện chép về ông: "Quốc Dụng là người trầm tỉnh, dẫu làm quan chưa từng rời quyển sách, người đều duy tôn là học rộng. Tương truyền là nhà làm lịch bị thất truyền. Quốc Dụng quản lĩnh Khâm Thiên Giám hàng ngày truyền dạy cho mới nối được nghề học ấy". Sách Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn viết về Trương Quốc Dụng như sau: Ông (Trương Quốc Dụng)tính tính tình điềm tĩnh, học rộng lại đọc nhiều sách, ngoài văn chương cử nghiệp, sở học của ông cũng đóng góp được nhiều cho văn hoá nước nhà đương thời. Ví như lối làm lịch của nước ta, các đời trước khi theo lịch Đại Thống ở Trung Hoa nhà Thanh mà làm rồi ban ra cho dân gian hơn 300 năm mà không hề sửa chữa, về sau loạn lạch bị thất truyền nên lắm chổ sai lầm. Khi ông trông coi Khâm Thiến Giám mới tham cứu Lịch Đại Tượng Khảo đời Khang hy nhà Thanh và các sách làm lịch của Phương Tây, từ đó làm lịch rất tinh tường. Hồi ấy, các giáo sĩ Tây Phương khi so sánh Nhật - Nguyệt thực của lịch ta làm ra thấy chính xác hơn lịch của Trung Hoa". Theo sách Đại học sĩ Trương Quốc Dụng của nhà ngiên cứu Nguyễn Đắc Xuân viết: " Trương Quốc Dụng là một nhà Thiên văn học, một người thầy đào tạo ra những nhà Thiên văn học cho xứ sở nữa đầu thế kỷ thứ XIX. Với tư cách là một nhà Thiên văn học có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn. Tên ông Trương Quốc Dụng còn đáng được ghi vào danh sách các nhà Thiên văn học Việt Nam. Và, cũng có thể tôn vinh ông là một trong các vị hậu tổ của khoa làm lịch Việt Nam"

Năm 1833, Trương Quốc Dụng được cử làm tư vụ, dẹp xong vụ nổi dậy của Lê Văn Khôi. Năm 1834 đánh đuổi quân Xiêm can thiệp tới sát biên giới Xiêm. Tháng 1 năm 1862, với chức Tổng thống quân vụ, Trương Quốc Dụng đem quân Kinh và quân Thanh - Nghệ ra Bắc tiêu diệt bè đảng Tạ Văn Phụng làm tay sai cho Thực dân Pháp đã đánh chiếm tỉnh thành Hải Dương, cát cứ một vùng rộng lớn các tỉnh Đông Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Quảng Yên).Đến tháng 12 năm 1862, Trương Quốc Dụng chiếm lại thành Hải Dương, đánh đuổi quân giặc thua chạy tan tác từ Nam Sách, Kinh Môn ra tận biển Quảng Yên. Tháng 6 âm lịch năm 1864, ông giữ chức Hiệp thống, truy quyết giặc ở biển Quảng Yên, chẳng may trong một trận đánh ác liệt, ông đã tử trận cùng tuỳ tướng là Văn Đức Giai.

Sau khi mất, để ghi công lao của ông, triều đình đã truy tặng Đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ. Đền thờ và lăng mộ Trương Quốc Dụng tại quê nhà đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá năm 2000. Nơi ông hi sinh, nhân dân xã Tiền An huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã lập đền thờ ông cùng với phó tướng là Tiến sĩ Văn Đức Giai (người Quỳnh Đôi - Nghệ An) từ năm 1877. Đền thờ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá năm 2000. Tại Sài Gòn cũ, nay là Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1955 đã có một con đường dài 500 m mang tên ông (ghi sai là Trương Quốc Dung), nối đường Hoàng Văn Thụ với đường Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận).

Tác phẩm:
- Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
- Đại Nam thực lục chính biên (tham gia biên soạn đệ nhị kỷ)
- Công hạ ký văn
- Văn quy Tân Thể
- Trương Nhu Trung thi tập
- Thôi thực ký văn
- Chiếu Biểu luận thức

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w...Qu%E1%BB%91c_D%E1%BB%A5ng
Trương Quốc Dụng 張國用 (1797–1864) là nhà văn Việt Nam, nhà sử học, Đông các đại học sĩ triều Nguyễn. Ông cũng là người chủ biên bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.

Ông là người làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hồi nhỏ tên là Khánh, tự Dĩ Hành.

Trương Quốc Dụng đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ 10 (năm 1829). Ông làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ngót 30 năm, trải nhiều thăng giáng, từ tri phủ Tân Bình, hình bộ lang trung, án sát Quảng Ngãi, Hưng Yên, tả thị lang bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Công, Bộ Hình, Tham tri cac bộ: Bộ Công, Bộ Binh, Bộ Hộ, chủ khảo một số khoa thi, thượng thư bộ Hinh, tổng tài Quốc sử quán chuyên quản Khâm thiên giám, thống đốc Hải An quân vụ đại thần, Hiệp biện đại học sĩ v.v.

Ông là Nhà sử học lớn đương thới khi…
Bài liên quan

Nguyễn Thông 阮通

Nguyễn Thông 阮通 (1827-1884) tự là Hy Phần, biệt hiệu Ðôn Am, người huyện Tân Thạnh (Gia Ðịnh). Năm 23 tuổi đậu cử nhân trường thi hương Gia Ðịnh (1849) được bổ làm huấn đạo huyện Phong Phú, tỉnh Gia Định. Năm 1859, quân Pháp đánh Gia Ðịnh, Ông giúp việc quân 2 năm. Sau hàng ước 1862, ông được bổ đốc ...

Tôn Thất Thuyết 尊室說

Tôn Thất Thuyết 尊室說 (1835-1913), đại thần theo xu hướng chủ chiến chống Pháp trong triều đình nhà Nguyễn. Ông là hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) thuộc dòng tộc Nguyễn Phúc ở Huế. Năm 1869, làm án sát Hải Dương, rồi Tán tương Quân thứ Thái nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn Hưng Tuyên. ...

Phạm Viết Chánh

Phạm Viết Chánh (1824-1886) hay Phạm Hữu Chánh, Phạm Chánh, là một danh sĩ và là quan nhà Nguyễn, người làng Lương Mỹ (tục gọi Mỹ Lồng), huyện Bảo Hựu, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Gia cảnh của ông không rõ, chỉ biết vào năm 1846, ông đỗ cử nhân ...

Trần Thiện Chánh

Trần Thiện Chánh tự Tử Mẫn, hiệu Trừng Giang, người thôn Tân Thới huyện Bình Long, tỉnh Gia Định (nay thuộc huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh). Có lẽ ông sinh ra trong một gia đình khá giả, nên sau này mới có thể "xuất ngàn vàng mộ quân" (Mộ sĩ vạn kim) như Phạm Phú Thứ tán tụng hay "Phá gia tài ...

Nguyễn Văn Trình 阮文程

Nguyễn Văn Trình 阮文程 (1872-1949) tự Lục Quang 綠光, hiệu Thạch Thất 石室, Thốc Sơn 簇山, người làng Kỳ Trúc, xã Kiệt Thạch (nay là xã Thanh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông đỗ Tiến sĩ đời Thành Thái, từng làm đốc học, tế tửu, toản tu quốc sử quán. Sau Cách mạng tháng 8, ông được mời tham gia hoạt động Mặt trận ...

Nguyễn Hành 阮衡

Nguyễn Hành (1771-1824), tên thật là Nguyễn Đạm [1], tự là Tử Kính, hiệu Nam Thúc, biệt hiệu Ngọ Nam và Nhật Nam. Ông được người đương thời liệt vào An Nam ngũ tuyệt [2]. Ông sinh năm Tân Mão (1771), là con thứ của Nguyễn Điều, cháu nội Nguyễn Nghiễm, và gọi Nguyễn Du là chú ruột. Ông người làng ...

Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢

Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢 (1868-1926) hiệu là Mai Sơn, sinh tại làng Liên Bạc, tỉnh Hà Ðông, con quan hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên. Ông rất thông minh, thuở thiếu thời đã nổi tiếng thần đồng. Năm 1884, mới 16 tuổi, ông đi thi Hương lần đầu tiên và đổ cử nhân ở trường thi Thanh Hoá. Năm 1885, ông đỗ ...

Phan Bội Châu 潘佩珠

Phan Bội Châu 潘佩珠 sinh ngày 26-12-1867, là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du. Ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v... Ông sinh ...

Lý Hạ 李賀

Thi quỷ Lý Hạ 李賀 (790-816) thuộc dòng dõi tôn thất nhà Đường, cực kỳ thông minh đĩnh ngộ, khi mới lên bảy đã biết làm thơ. Danh sĩ đương thời là Hàn Dũ nghe tiếng Hạ bèn cùng Hoàng Phủ Thực đến nhà. Hai người muốn thử tài nên bắt Hạ làm thơ. Hạ thản nhiên cầm bút viết ngay bài Cao hiên quá trình ...

Nguỵ Khắc Tuần 魏克循

Nguỵ Khắc Tuần 魏克循 (1799-1854) là danh sĩ đời Minh Mệnh (1820-1841), hiệu Thiện Thủ, quê xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Bính Tuất 1826, ông đỗ tiến sĩ lúc 27 tuổi, làm Tuần phủ, rồi làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nổi tiếng thanh liêm. Về sau ông làm đến Thượng thư bộ hộ, kiêm Tổng tài ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...