18/06/2018, 16:59

Trang sử theo thực đơn: Khmer Đỏ và mạch sống Trung Quốc

Brothers in Arms; Chinese Aid to the Khmer Rouge 1975-1979. Andrew Mertha. Cornell University Press, February 2014. (2) Ngô Thế Vinh Lời Dẫn: “History à la carte”, là một thuật ngữ rất mới của Chương Lập Phàm/ Zhang Lifan một sử gia Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn ...

cover_brothers_in_arms

Brothers in Arms; Chinese Aid to the Khmer Rouge 1975-1979. Andrew Mertha. Cornell University Press, February 2014. (2)

Ngô Thế Vinh

Lời Dẫn: “History à la carte”, là một thuật ngữ rất mới của Chương Lập Phàm/ Zhang Lifan một sử gia Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn báo New York Times [March, 2015], ông đã đưa ra một ví von: “lịch sử theo thực đơn / history à la carte”, theo cái nghĩa nhà nước Trung Quốc chỉ muốn phổ biến tuyên truyền những điều thấy có lợi, trong khi cố né tránh những khía cạnh tiêu cực có thể gây chỉ trích. Mối liên hệ thắm thiết giữa Bắc Kinh và Khmer Đỏ đang là trang khuyết sử, không có trong thực đơn của Trung Quốc. (1) (Ngô Thế Vinh)

“Không có trợ giúp của Trung Quốc, chế độ Khmer Đỏ không thể tồn tại quá một tuần lễ. Without China’s assistance, Khmer Rouge regime would not last a week” Andrew Mertha, Cornell University 2014. (2)

“Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc không có liên hệ chính trị nào với Khmer Đỏ. Sự trợ giúp chỉ giới hạn trong việc cung cấp thực phẩm và nông cụ.” Trương Kim Phong/ Zhang Jinfeng, đại xứ TQ tại Cambodia, 2010. (1)

Dân số Cambodia 2017 hơn 16 triệu, tăng rất nhanh hơn gấp đôi so với năm 1975 chỉ có hơn 7.5 triệu, hơn 90% theo Đạo Phật Nguyên Thuỷ hay Phật giáo Nam Tông / Theravada Bhudism được coi như quốc giáo của Cambodia. Các sắc tộc thiểu số chính bao gồm: người Việt, người Chăm, người Hoa.

CHÂU ĐẠT QUAN, VÀ CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ

Vào cuối thế kỷ 13, triều đại nhà Nguyên / Yuan một người Tàu tên Châu Đạt Quan / Chou Ta-Kuan周达观 gốc Ôn Châu / Wenzhou tỉnh Phúc Kiến, nhà hải hành Trung Hoa, đã du hành từ Biển Đông rồi theo sông Mekong lên tới Biển Hồ tới thăm Angkor (1296) vào thời vua Indravarman III, lưu lại đó gần một năm (1297). Châu Đạt Quan không phải là người Tàu đầu tiên tới xứ Chùa Tháp, nhưng ông được biết tới do cuốn hồi ký kỳ thú Chân Lạp Phong Thổ Ký 真臘風土記, viết về địa lý nhân văn nước Chân Lạp tức Cambodia ngày nay; cuốn sách sau đó được dịch sang tiếng Pháp [Mémoires Mémoires sur les Coutumes du Cambodge], tiếng Anh [The Customs of Cambodia], tiếng Đức [Sitten in Kambodscha], và tiếng Việt của ký giả Lê Hương, do Kỷ Nguyên Mới xuất bản 1973.

books_about_cambodia1

Hình 1, từ trái: Chân Lạp Phong Thổ Ký, bản tiếng Việt của Lê Hương, Saigon 1973; Mémoires sur les Coutumes du Cambodge, bản tiếng Pháp của Paul Pellot, Hà Nội 1902; The Customs of Cambodia, bản tiếng Anh 1993; Sitten in Kambodscha, bản tiếng Đức 1999. [nguồn: internet]

0