18/06/2018, 16:59

“Nhà nước đầu tiên của người Thái ở nước Thái là do người người Thái ở Vân Nam Trung Quốc dựng nên?”

Người Thái (泰族) ở nước Thái trong lễ hội té nước Tích Dã dịch và giới thiệu Văn minh sớm nhất của nước Thái (Kingdom of Thailand) là Văn minh Ban Thanh (Ban Chiang Culture), văn minh Ban Thanh sớm nhất đã bắt đầu từ năm 3.500 BC, cư dân Ban Thanh vào năm 3.500 BC đã biết sử dụng ...

1

Người Thái (泰族) ở nước Thái trong lễ hội té nước

Tích Dã dịch và giới thiệu

Văn minh sớm nhất của nước Thái (Kingdom of Thailand) là Văn minh Ban Thanh (Ban Chiang Culture), văn minh Ban Thanh sớm nhất đã bắt đầu từ năm 3.500 BC, cư dân Ban Thanh vào năm 3.500 BC đã biết sử dụng công cụ bằng đồng xanh, so với văn minh Mễ Tố Đạt Mễ Á (Mesopotamia Civilization) của phương Tây và văn minh Hạ-Thương của Trung Quốc còn sớm hơn 500 năm. Văn minh Ban Thanh là văn minh sử dụng đồ đồng xanh sớm nhất trên thế giới.

3

Bình gốm của văn minh Ban Thanh

Các vương quốc sớm nhất của nước Thái và nước Miến Điện đều là do người Môn (孟族/Mun people) dựng nên. Người Môn là gì? Người Môn là một dân tộc xa xưa cư trú ở nước Thái và nước Miến Điện. Dân tộc chủ thể của nước Thái ngày nay là người Thái (泰族/Thai people), dân tộc chủ thể của nước Miến Điện ngày nay là người Miến (緬族/Bamar people). Người Thái và người Miến đều là từ đất Vân Nam của Trung Quốc di dời đến nước Miến Điện và nước Thái.

Người Miến (緬族/Bamar people) có gốc từ đất Vân Nam của Trung Quốc, vào thời nhà Đường di dời vào lưu vực sông Y Lạc Ngõa Để (Ayeyarwady River) rồi dần dần thay thế người Phiếu (驃人/Pyu people) và người Môn bản địa để trở thành dân tộc chủ thể của nước Miến Điện.

Người Thái (泰族) ở nước Thái cũng là người Thái (傣族) ở đất Vân Nam của Trung Quốc. Người Thái (泰族) và người Thái (傣族) là cùng một dân tộc, từ khi nước Trung Quốc mới (中華人民共和國/Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) thành lập đến nay để phân biệt với người Thái (傣族) trong nước với người Thái (泰族) ngoài nước mới dùng chữ Thái (傣) này.

2

Các cô gái người Thái (傣族) ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc

Người Thái (傣族) thời xưa gọi là người Bãi Di (擺夷族), trong tiểu thuyết 《Thiên long bát bộ》của Kim Dung thì mẹ của Đoàn Dự tên là Đao Bạch Phượng là người Bãi Di, người Bãi Di tức là người Thái (傣族). Người Thái (傣族) cũng tức là người Thái (泰族) là dân tộc chủ thể của nước Thái. Người Thái phân bố trên phạm vi rất rộng lớn, tức là người Thái (傣族) ở Trung Quốc, người Shan (撣族)-người Khamti (康迪人) ở nước Miến Điện, người Lào (佬族) ở nước Lào, người Assam (阿薩姆)-người Ahom (阿豪姆) ở nước Ấn Độ, đều là người Thái (泰族).

Người Thái (泰族) ở các nước Thái-Miến Điện-Lào-Ấn Độ đều là từ đất Vân Nam của Trung Quốc di dời đến từ thời xưa. Người Thái có tổ tiên là người Bách Bộc (百濮) hoặc người Điền Việt (滇越) trong nhóm Bách Việt (百越). Bách Bộc và Bách Việt không phải là cùng một dân tộc, trước mắt giới học thuật còn có nhiều tranh luận. Căn cứ vào thành quả nghiên cứu di truyền phân tử DNA thì Bách Bộc là dân tộc ngữ hệ Nam Á, Bách Việt là dân tộc ngữ hệ Đồng-Tày. Tiếng Thái là ngữ hệ Choang-Đồng. Do đó người Thái (泰族) rất có khả năng là người Điền Việt trong nhóm Bách Việt thời Tiên Tần mà không phải là Bách Bộc.

5

Hình thế các nước và bộ tộc ở Trung Quốc vào thời Tiên Tần (trong đó người Bách Bộc (百濮) ở phía nam các tỉnh Tứ Xuyên và phần lớn tỉnh Vân Nam và tỉnh Qúy Châu ngày nay.)

Bách Bộc (百璞) phân bố phạm vi rất rộng ở phía tây nam của nước Sở thời Tiên Tần. Người Sở (楚人) cùng người Tứ Xuyên thời xưa (古代四川人) và người Bách Bộc có quan hệ chặt chẽ. Phía tây nam huyện Cung Hiệp tỉnh Tứ Xuyên ngày nay có sông Bộc (濮水); sách xưa chép rằng “bên sông Bộc có cây táo ngon”; lưu vực sông Bố Bộc (布濮水) và sông Bộc (濮水) đều có người Bộc (濮人) cư trú. Đương nhiên Bộc có Bách Bộc, Việt có Bách Việt, Bộc và Việt đều phân bố phạm vi rất rộng lớn ở miền Nam Trung Quốc.

Thời Tây Hán gọi tổ tiên người Thái (泰族先民) là người nước Điền (滇國), thời Đông Hán gọi là Đàn (撣), thời Đường-Tống gọi là Hắc Xỉ Man (黑齒蠻)-Kim Xỉ Man (金齒蠻)-Ngân Xỉ Man (銀齒蠻)-Tú Diện Man (繡面蠻)-Mang Man (茫蠻)-Tú Cước Man (繡腳蠻)-Bạch Y Man (白衣蠻), thời Nguyên-Minh-Thanh cho đến thời Dân quốc gọi là Bạch Di (白夷)-Bãi Di (擺夷)-Bách Di (百夷).

Vào thời Tần-Hán ở đất Vân Nam của Trung Quốc có nước Điền cổ, lịch sử nước Điền ở đất Vân Nam bắt đầu khoảng từ năm 390 BC vào thời Chiến quốc và bị tiêu diệt vào giữa thời Đông Hán. Theo sách 《Sử kí – Tây Nam Di liệt truyện》chép vào thời nước Sở cường thịnh thì đã từng khuếch trương lãnh thổ đến nước Điền. Vào thời Tần Thủy Hoàng từng làm con đường rộng năm thước để đến nước Điền. Cuối thời Tần thì đất Trung Nguyên đại loạn, nước Điền không còn liên hệ với đất Trung Nguyên nữa. Đến năm Nguyên Phong thứ 2 (năm 109 BC) thời Hán Vũ Đế thì nước Điền quy hàng, nhà Hán lấy nước ấy đặt thành quận Ích Châu (益州郡), đất Vân Nam nạp vào lãnh thổ nhà Hán, đồng thời ban ấn của Điền Vương (滇王之印) cho vua nước Điền và cho vua nước Điền tiếp tục quản lí thần dân của vùng đất Vân Nam. Vào thời Đông Hán, chế độ quận huyện của nhà Hán ở vùng đất Vân Nam đã tiến bộ hơn và củng cố vững chắc hơn, lại thêm di dân người Hán đến, người Điền dần dần bị đồng hóa, cuối cùng nước Điền vào năm Nguyên Sơ thứ 2 (năm 115 BC) thời Đông Hán bị diệt vong.

6

Hình thế các nước và bộ tộc ở Trung Quốc thời Tây Hán (nước Điền màu đỏ, bộ tộc Ai Lao màu xanh lơ ở phía tây nước Điền, nước Dạ Lang màu tím ở phía đông nước Điền, nước Nam Việt màu vàng…)

Liên quan đến nguồn gốc của người Điền (滇族), vì tư liệu có hạn nên giới học thuật đến nay còn tranh luận không dứt. Giới học thuật quốc tế bao gồm cả giới học thuật của nước Thái có một phái cho rằng người Điền (滇族) là tổ tiên của người Thái (泰族), còn giới học thuật Trung Quốc lại cho rằng người Thái là một nhánh của người Bách Việt, trên thực tế người Bách Việt là khái niệm rất rộng lớn. Hiện nay một phái cho rằng người Điền (滇族) là tổ tiên của người Thái (傣族) ở Trung Quốc và người Thái (泰族) ở các nước Miến Điện-Thái-Lào…

7

Hình vẽ người Điền (滇族) của nước Điền cổ

Sau khi nước Điền diệt vong thì người Điền đã đi đâu? Người Điền có hai khả năng: một là dung hợp với người người Hán; hai là di dời về phía nam đến vùng phía nam của tỉnh Vân Nam, tiếp tục giữ gìn tập tục và văn hóa dân tộc vốn có của mình, cùng lúc ở đây lại dung hợp với người Ai Lao (哀牢人), sau đó trở thành người Thái (傣族) ở Trung Quốc và người Thái (泰族) ở nước ngoài sau này.

Sau khi đã hình thành người Thái (泰族), họ tiếp tục di dời về phía nam và khuếch trương phân bố khắp vùng phía nam tỉnh Vân Nam đến các nước Miến Điện-Lào-Thái-Việt Nam-Ấn Độ.

Vào thời nhà Tùy-Đường ở nước Thái ngày nay đã có người Thái (泰族) cư trú, vào khoảng trước sau thế kỉ thứ 11 CE thì người Thái đã dựng nên vương quốc đầu tiên ở nước Thái, thời này ứng với thời nhà Bắc Tống của Trung Quốc.

Vương quốc đầu tiên ở nước Thái là Vương quốc Tố Khả Thái (素可泰王國/Sukhothai Kingdom), thủ đô của vương quốc ở thành Tố Khả Thái (Sukhothai Thani) có vị trí là đồng bằng trung tâm của nước Thái, ở phía bắc thành phố Mạn Cốc (Bangkok City) khoảng 427 cây số. Thành Tố Khả Thái vốn là vùng đất thuộc quản lí của người Cát Miệt (người Khmer), vào năm 1238 CE thì có hai viên tướng người Thái là Khôn Bang Cương Đào (坤邦鋼陶/Khun Bang Klang Thao) và Khôn Phạ Mãn (坤帕滿/Khun Pha Muang) cát cứ độc lập, dựng nên vương quốc Tố Khả Thái (素可泰王國/Sukhothai Kingdom). Khôn Bang Cương Đào được suy tôn là Ấn Lạp Đệ Vương (印拉第王/King Sri Intratit), trở thành vị vua của nước Thái đầu tiên.

8

Di tích của vương quốc Tố Khả Thái ở nước Thái

Đương nhiên, quan hệ của chặng đường Bách Việt – người Điền thuộc nước Điền cổ – người Thái ở trên là còn được giới học thuật tranh luận, nhưng chúng tôi ít nhất cũng được thừa nhận là người Thái (傣族) ở Trung Quốc và người Thái (泰族) ở các nước Miến Điện-Lào-Thái-Ấn Độ-Việt Nam là cùng một dân tộc. Tiếng Thái (泰語) cùng tiếng Choang (壯語)-tiếng Đồng (侗語) có liên hệ chặt chẽ, tiếng Thái thuộc ngữ tộc Đồng-Tày ngữ hệ Choang-Đồng.

9

Bản đồ phân bố của các dân tộc ngữ hệ Choang-Đồng

Đến thời Minh-Thanh, có nhiều người Hoa (華人) di dời đến vùng đất Đông Nam Á, vào khoảng thế kỉ 18 CE thì người Hoa ở nước Thái đã lập nên vương triều Thôn Vũ Lí (吞武里王朝), người lập nên vương triều Thôn Vũ Lí mang dòng máu lai Hoa-Thái, người đó là Trịnh Tín (鄭信/Taksin).

11

Lãnh thổ nước Thái (bấy giờ gọi là Xiêm/ Siam) của vương triều Thôn Vũ Lí do người gốc Hoa dựng nên

Nói tóm lại, lịch sử các vương triều của nước Thái là:

– Vương triều Tố Khả Thái (素可泰王朝) là do người Thái lập nên.
– Vương quốc A Du Đà Da (阿瑜陀耶王朝) là do người Hoa lập nên.
– Vương quốc Thôn Vũ Lí (吞武里王朝) là do người Hoa lập nên.
– Vương triều Mạn Cốc (曼谷王朝) là do người Môn lập nên.

Vương triều Mạn Cốc hay là Vương triều Tức Khắc Lí (却克里王朝), người thành lập nên vương triều này là con nuôi của Trịnh Tín, do đó vương thất của quốc vương nước Thái có quan hệ chặt chẽ với người Hoa.

Vì nước Thái và Trung Quốc có quan hệ nguồn gốc sâu xa, người Thái ở nước Thái và người Thái ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đều là cùng một dân tộc, mà người Hoa ở nước Thái cũng rất nhiều, cho nên quan hệ giữa nước Thái với Trung Quốc cũng rất thân thiện.

12

Cựu thủ tướng nước Thái là Anh Lạp (英拉) vốn là dòng dõi người Hoa

Hiện nay văn hóa nước Thái thu nạp ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ, nhưng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc sâu đậm hơn. Đương nhiên khi tiến nhập vào thời kì hiện nay thì văn hóa phương Tây cũng bắt đầu ảnh hưởng sâu đậm vào nước Thái.

Nguồn bài đăng

0