18/06/2018, 15:25

Trận Agincourt năm 1415

Trận chiến Agincourt năm 1415 Vào tối ngày 24 tháng Mười năm 1415, vị Vua 28 tuổi Henry V của Anh phải đối mặt với thử thách lớn nhất cuộc đời của ông ta. Quân đội nhỏ bé và kiệt sức của ông và bị mắc kẹt và bị bao vây bởi một đội quân Pháp đầy tự tin, hoàn toàn sung sức và đông gấp ...

Trận chiến Agincourt năm 1415

Vào tối ngày 24 tháng Mười năm 1415, vị Vua 28 tuổi Henry V của Anh phải đối mặt với thử thách lớn nhất cuộc đời của ông ta. Quân đội nhỏ bé và kiệt sức của ông và bị mắc kẹt và bị bao vây bởi một đội quân Pháp đầy tự tin, hoàn toàn sung sức và đông gấp ít nhất ba lần. Henry đã cố gắng để tránh chiến đấu nhưng ông biết rằng ngày hôm sau trận chiến là không thể tránh khỏi. Phải chiến đấu trong một trận chiến không mong đợi nhưng sau đó ông đã giành được một chiến thắng quyết định cho người Anh, trận chiến diễn ra trên một cánh đồng gần ngôi làng mà nó có cái tên sau này sẽ rất nổi tiếng là-Agincourt.

Tại Agincourt, Henry V chiến đấu để đòi lại những gì mà ông tin là nó thuộc về quyền thừa kế của ông: Lãnh địa Công quốc Normandy. Nó đã ở trong tay người Anh hơn 200 năm trước khi vua Pháp chiếm lấy nó từ vua John, chư hầu của ông ta. Sự đối đầu căng thẳng giữa vương quốc Anh và Pháp bắt đầu từ năm 1066, khi mà Quận công William xứ Normandy chinh phục nước Anh. Nhưng tước vị Quận công xứ Normandy lại luôn là chư hầu của nước Pháp, nên mặc dù đã trở thành vua nước Anh nhưng Quận công William đã không thể thay đổi được mối quan hệ này. Vào giữa thế kỷ 12 những nhà vua Anh dòng Norman đã bị thay thế bởi một triều đại khác, triều đình Anjou-những người sở hữu những vùng đất rộng lớn ở phía Tây và Tây nam nước Pháp. Thực sự thì nhà vua mới, Henry II đã cai quản một “ đế quốc “ còn hùng mạnh hơn cả chúa tể của ông ta ( Vua Pháp) nhưng John-người con trai trẻ tuổi và yếu đuối của ông ta không thể chống đỡ được những đòn tấn công kiên quyết trên cả mặt pháp lý lẫn quân sự của Philip II- vua Pháp. Trong năm 1204 vùng Normandy đã rơi trở lại vào tay người Pháp, người Anh chỉ còn giữ được một vài vùng đất ởi phía nam sông Loire. Nhà vua vị thành niên Henry III ( 1215 -70) đã khởi đầu một thời kỳ bất ổn về chính trị ở nước Anh. Điều này đã dẫn đến Hiệp ước Hòa bình Paris bất lợi năm 1259 mà qua đó Henry III từ bỏ chủ quyền của mình tới vùng Normandy, Anjou và những vùng lãnh thổ khác và đồng ý tỏ sự quy phục tới nhà vua Pháp cho những sở hữu của ông ta ở Aquitany và Gascony. Edward I-con trai ông ta ( 1270 -1307 ) là một nhà cai trị có nhiều quyền lực hơn và ông muốn thay đổi lại cán cân theo chiều hướng có lợi cho nước Anh. Nhưng ông ta lại quá bận tâm với việc mở rộng sức mạnh của mình ở vùng đảo British ( ý nói cuộc chiến với người Scotland) và ngoài những cuộc chiến của những năn 1294 và 1298, ông ta đã không tiến hành được cố gắng nào để biến yêu cầu về lãnh thổ của ông ta với nước Pháp thành hiện thực.Sau thời đại của ông là một khoảng thời gian lộn xộn mà các vấn đề quốc nội chiếm ưu thế trong nền chính trị của nước Anh. Sự trỗi dậy của đất nước Scotland dưới sự lãnh đạo của Robert the Bruce đã giáng một loạt thất bại thậm chí còn dẫn đến việc truất ngôi và hạ sát vua Edward II trong năm 1327.

Ở khoảng thời gian đó nước Anh có một vài xung đột ngắn ngủi với nước Pháp 1324-5-cuộc chiến Saint Sardos, nhưng nó đã không giải quyết được vấn đề. Edward III mới chỉ 15 tuổi khi ông ta thừa kế ngai vàng. Trong năm sau đó Charles IV chết mà không có người thừa kế. Edward yêu cầu quyền thừa kế ngôi vị thông qua bà mẹ của ông ta-chị gái của Charles, nhưng người Pháp đã không công nhận quyền thừa kế của ông. Họ dựa vào luật Salic, một tập tục cổ xưa rằng ngôi vua không thể được thừa kế từ phía con gái. Cháu của nhà vua Pháp-Philip của Valois đã được chọn lựa và được trao sự ủng hộ cả về mặt chính trị và quân sự vào thời điểm đó-Edward chẳng có thể làm gì để đảo ngược tình hình.Với việc tất cả các triều đại của Pháp đều yêu cầu sự quy phục của những vùng Lãnh thổ của Anh trên đất Pháp. Điều này đã dẫn tới những vấn đề kể từ khi bắt đầu thế kỷ 14 cũng như các cuộc tranh cãi ầm ĩ về mặt pháp lý, và việc quy phục đã được mang ra thương lượng liên tục trong những đợt thừa kế ngắn ngủi ở các năm: 1314, 1316, 1322 và 1328.

Những chứng cứ về sự miễn cưỡng của Edward khi phải thể hiện sự quy phục đã bị làm cho trầm trọng thêm bởi cuộc xung đột Saint Sardos, điều này có nghĩa là ông ta chỉ được đến vùng đất thừa kế của mình ở Lục địa sau khi đã trả 60.000 đồng Bảng tiền bảo hộ phong kiến và phải giao nộp vùng đất Agenais của ông. Nhưng thực sự thì Edward III-con trai ông ta đã làm nghi thức quy phục trước Charles IV của Pháp. Nhà vua Edward III còn thực hiện nghi thức quy phục 2 lần nữa vào năm 1329 và 1331. Những buổi lễ này có giá trị về mặt pháp lý hơn cả cần thiết. Chúng giúp để thiết lập những lý do đúng đắn mà một nhà cai trị có thể dùng để gây chiến ( chính nghĩa ) – và rõ ràng là Philip VI có ý định sử dụng những lý do này để chiếm những đất đai thừa kế của người Anh ở phía nam nước Pháp. Ông ta mưu đồ cho một kế hoạch xâm lược vào vùng Gascony trong năm 1329.

Lý do thực sự của cuộc chiến này là Edward III từ chối giao nộp kẻ phản bội-Bá tước Robert của Artois, nên trong năm 1337 Philip tuyên bố chiếm Gascony để bồi thường, câu trả lời của Edward là tuyên bố đòi ngai vàng của nước Pháp cho chính ông ta.Bài này không đi vào từng chi tiết lịch sử của cuộc xung đột sau đó mà bây giờ được gọi là chiến tranh Trăm năm, vốn kéo dài cho đến thời điểm năm 1415. Có một số vấn đề cần phải được xem xét, tuy nhiên. Sở hữu về Lãnh thổ của người Anh và người Pháp đã dao động trong liên tục trong vòng tám mươi năm. Các chiến dịch trên bộ của Edward ở những năm 1339 và 1340 đã không thể mang đến một kết cục nào, mặc dù ông ta đã giành được một chiến thắng trên biển ở ngoài khơi Sluys. Chiến thuật của người Anh là chevauchee, nghĩa là đột kích xuyên qua lãnh thổ của Pháp để gây thiệt hại, giành chiến thắng, cướp bóc và làm suy yếu quyền lực của Philip. Khi lực lượng của Edward bị kẹt tại Crécy trong năm1346 và con trai ông-Hoàng tử đen bị mắc kẹt tại Poitiers gần mười sau đó, cả hai đã cho thấy những tín hiệu của sự thất bại của người Pháp. Năm 1356, vua John và nhiều quý tộc Pháp đã thực sự bị bắt tù binh và trao cho người Anh lợi thế trên cơ về việc đòi những khoản tiền chuộc tiếp theo và thương lượng về lãnh thổ, kết quả là hiệp ước Bretigny trong 1360, trong đó đảm bảo cho tài sản của Edward ở miền tây nước Pháp, và một số nữa ở phía bắc (không bao gồm xứ Normandy).Nhưng trong cùng năm đó một hạm đội Pháp đổ bộ lên bờ biển Anh, cướp phá và đốt cháy vùng Winchelsea. Kiểu đột kích phá hoại bằng hải quân này tiếp tục liên tục diễn ra trong khoảng thời gian của phần còn lại của thế kỷ 14.

Hơn thế nữa, chiến thuật chevauchee của Anh bắt đầu thất bại. Nhà Dauphin, người trở thành Charles V trong năm 1364 được cố vấn bởi vị nguyên soái của ông ta Bertrand du Guesclin từ chối những trận đánh dàn trận mà chú trọng chính sách tiêu thổ. Quân đột kích Anh bị phản phục kích trên khắp các vùng đất Pháp đã bị tàn phá bởi chính quân Pháp khiến cho họ không thể dừng lại và chiến đấu. Trong năm 1370, Sir Richard Knolles và ba năm sau đó là John of Gaunt đã tiến hành những cuộc chinh phục mà chính họ phải nhận lấy những thất bại bẽ bàng. Trong năm 1375 Hiệp ước Bruges đã được ký kết và trong vòng 2 năm sau cả hai vị Edward ( Edward III và Edward Hoàng tử đen ) đều lăn đùng ra chết và chỉ để lại một chú bé vị thành niên thừa kế ngai vàng.

Triều đại của Richard II là một triều đại rất rắc rối, nhưng ông ta đã thể hiện một mong muốn có một nền hòa bình, và nền hòa bình đã được đạt tới vào thập kỷ cuối của thế kỷ 14. Vụ lật đổ và sát hại Richard của Henry của Lancaster năm 1399 đã làm tình huống thay đổi một lần nữa. Những cuộc đột kích của hải quân Pháp vào nước Anh để trả đuac những chiến dịch cướp phá của người Anh trong những năm 1405, 1410 và 1412. Những chiến dịch này chẳng lớn mà cũng chẳng quá thành công. Vào năm 1415 dường như thế hệ lúc đó của người Anh được nhìn nhận như là một thế hệ thất bại.

Ba yếu tố khiến cho cuộc xâm lược của Henry là một cái gì đó lớn hơn một cuộc chơi liều lĩnh. Một yếu tố là sự chiếm ưu thế của vũ khí Anh trên chiến trường. Lực lượng cung thủ Anh-nếu được triển khai đúng cách sẽ tạo lên một lực lượng chiến đấu cực kỳ ghê gớm tại Châu Âu. Thứ hai là với Henry, họ có một vị chỉ huy đầy nhiệt tình và cực kỳ kiên quyết. Thứ ba và cũng là yếu tố quan trọng nhất, Người Pháp đang bị phân rẽ bởi những tranh chấp chính trị cá nhân mà chúng đã trở thành nội chiến, Charles VI đã không còn tỉnh táo, và ông ta không thể nắm quyền lực thì hai nhóm quý tộc vốn được biết như là phe đ.ảng Burgundy và Armagnac đã nắm lấy uy quyền tối cao. Sự bất hòa này đã tạo nên một bất hạnh không thể tránh khỏi nước Pháp trong chiến dịch năm 1415.

Chỉ huy của các bên đối địch

Henry V, vua của nước Anh

Sự nghiệp quân sự của nhà vua trẻ Henry V đã được bắt đầu từ năm 1399, khi mà mới chỉ 12 tuổi ông ta đã được phong làm hiệp sỹ. Thực tế thì ông ta đã được phong hiệp sỹ hai lần. Trong dịp đầu tiên là bởi Richard II, người mang ông ta theo trong chiến dịch Ailen, như là một con tin để người cha bị lưu đầy của ông có những hành vi tốt đẹp. Và sau đó thì ông ta lại được tấn phong hiệp sỹ bởi cha ông ta-Henry Bolingbroke vào trước ngày mà ông ta lên ngôi như là Henry IV, sau khi truất ngôi Richard II trong một vụ đảo chính. Ở tuổi 12 ( được phong hiệp sỹ ) là không bình thường mặc dù vẫn có những trường hợp cá biệt được phong hiệp sỹ ở tuổi còn sớm hơn. Việc được phong hiệp sỹ một cách bất bình thường và cũng làm cho Henry có một khoảng thời gian học việc vô giá trị cho cuộc đời binh nghiệp của ông, mặc dù trong một số trường hợp việc tiếm quyền đã làm cho việc tấn phong Hiệp sỹ lần 2 trở nên cần thiết. Tuy nhiên, bằng việc truất ngôi, bỏ tù và sau đó bí mật ám sát Richard, Henry IV ( cha) đã đi ngược với điều luật Chúa và Con người. Nó có thể làm cho những cuộc nổi loạn chống lại ông trở nên được hợp pháp hóa, và ông ta phải dùng đến quá nửa thời gian của triều đại của mình để giải quyết hậu quả của vụ tiếm quyền của ông ta.

hiến dịch đầu tiên mà Henry V I ( con) tham gia chiến đấu là chiến dịch Scotland năm 1400. Vào lúc này với tước hiệu Hoàng tử xứ Wales, ông ta đã phải đối mặt với một cuộc nổi dậy toàn diện và dữ dội của Owain Glendwr ( người cũng đòi hỏi tước hiệu này). Lúc đầu thì vị Hoàng tử trẻ cũng chỉ là một viên chỉ huy bình thường, và làm việc với những vị “ Marcher” Lords-Chúa tể vùng biên ải-đầy quyền lực, những người trên thực tế nắm quyền điều hành ở những vùng này. Người xứ Wales thường dùng chiến thuật du kích, đột kích bất ngờ và rút lui nhanh về những hang ổ của họ ở những vùng núi cao. Nên chiến dịch năm 1402 là chiến dịch mà quân đội Anh phải sẵn sàng chiến đấu từng đêm với mưa ướt thấm qua da và đói cồn khi phải truy kích những kẻ thù vô hình, đã giáo huấn cho Henry sự thật về chiến tranh. Ông ta cũng nhận được những bài học quân sự từ hai thành viên cuả gia đình Percy. Harry Husper là người thầy giáo đầu tiên của ông và năm 1043 Thomas-Bá tước của Worcester lại tiếp tục nắm vai trò này. Trớ trêu thay vào cuối năm đó Henry đã phải đối mặt với cả hai người thầy của ông trên chiến trường.

Nhà Percy với Bá tước Northumberland cầm đầu, đã giúp Henry IV chiếm lấy ngôi vua. Lúc này gia đình này lại muốn chiếm đầy đủ quyền hành. Nên họ đã tạo một liêm minh với Glendwr, và quân đội nhà Percy đã hành quân và gia nhập với họ vào mùa hè năm 1403. Bằng một cuộc hành quân mau lẹ, vua Henry ( cha ) đã chặn đứng được việc họ rút quân vào rừng. Taih Shrewsbury, trong 21 tháng 7 Henry ( con ) đã chỉ huy cánh quân phía trái, quân phản loạn đã bị đánh bại nặng nề. Hospur đã bị giết chết và quân của ông ta bỏ chạy toán loạn. Nhưng đây không phải là một chiến thắng dễ dàng. Quân đội Hoàng gia đã phải di chuyển ngược lên cao trong làn mưa tên của một số trong những cung thủ giỏi nhất của nước Anh, đặc biệt đáng chú ý là những người đến từ Cheshire. Bản thân Henry con cũng bị thương khi phải đối mặt với những trận mưa tên, nhưng ông ta phải nghiến răng chịu đau cho đến khi hoàn tất chiến thắng. Henry đã chứng minh lòng can đảm và biết rất rõ sức manh đáng sợ nhất của loại vũ khí chiến thuật trong thời gian của ông, loại mà người Pháp sẽ tìm cách bắt chước độ hơn 10 năm sau đó ( Vào thời vua Charles VII của Pháp, ông này cũng cho tuyển những đội cung thủ trường cung-đặc biệt là những cung thủ đến từ Scolland để làm giảm tính độc quyền của loại vũ khí tối thượng của người Anh) .

Henry không phải là người chưa có kinh nghiệm chiến đấu – ông đã có một trận chiến trước đó. Trong thực tế thì ông đã tham gia hai trận chiến trong sự nghiệp quân sự của mình khi mới 20 tuổi; Agincourt thì khác, khả năng nổ ra trận chiến khá là hiếm hoi vào lúc này. Chiến tranh vào thời đó chủ yếu là những cuộc vây hãm các lâu đài và thị trấn. trong một khoảng thời gia rất dài. Tương tự như vậy, cuộc tái chiếm xứ Wales kéo dài thêm năm năm. Năm 1405 một cuộc nổi dậy lớn có liên quan đến Glendwr, nhà Percy và Mortimers bị nghiền nát tại Bramham. Moor-Bá tước Northumberland bị giết. Có cả một lực lượng viễn chinh Pháp đổ bộ xuống Miltford Haven để liên kết với cuộc tấn công của người xứ Wales ở phía Nam, nhưng họ đã phải khởi hành đi về nhà mà không đạt được cái gì. Vì vậy, khi cha ông qua đời vào năm 1413, Henry đã là một chiến binh giàu kinh nghiệm sau khi có những đào tạo về quân sự vào loại khắc nghiệt và thiết thực nhất. Ông đã phải chịu đựng những cuộc hành quân kéo dài trong điều kiện thời tiết kinh khủng. Ông cũng đã phải chịu đựng sự chán ngắt và khó chịu của chiến tranh bao vây. Cũng như nhìn thấy nhiều cuộc giao tranh, ông đã chính thứ chỉ huy rất nhiều chiến binh trong những trận chiến mở ( ông này có một cuộc sống quá khắc khổ thế là lăn đùng ra chết sớm ). Trên tất cả, ông đã được giảng dạy sự cần thiết phải chú ý đến từng chi tiết trong chiến tranh. Sự chuẩn bị của ông cho chiến dịch Agincourt là rất lớn lao và tỉ mỉ, để đảm bảo đủ số người, số vũ khí và đạn dược cần thiết.

Để có thể làm được điều này ông cần những người giúp việc có đủ năng lực và trung thực. Đức Giám mục Henry Beaufort-chú của ông, và cũng là người đã cung cấp hoặc sắp xếp các khoản vay lớn rất cần thiết để tài trợ cho cuộc viễn chinh, và cũng là người giám sát việc tuyển dụng của quân đội. Bá tước Arundel-kế toán của ông, nắm việc tổ chức thanh toán cho các thủy thủ và cung cấp các vật tư cho chuyến đi. Bá tước Dorset, đô đốc của ông nắm việc tập hợp các hạm đội xâm lược. Richard Courtenay, Đức Giám mục của Norwich, tham gia vào ngoại giao và các hoạt động thu thập tình báo (chúng tôi biết được điều này bởi vì sau đó gián điệp của ông ở Paris đã bị bắt và xử tử vì tội phản quốc). Nicholas Merbury-Master of the Ordnance ( không rõ chức danh mô ), cung cấp đạn dược và các thiết bị chiến tranh.Trong chiến dịch, Henry bao quanh ông những thuộc cấp nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy. Ông mang theo Edward-Bá tước của March-người đã tham gia vào việc lập kế hoạch vốn chỉ được tiết lộ ngay trước khi khởi hành đi Pháp. Phải thừa nhận rằng chính bản thân Edward là một con người nguy hiểm, mặc dù ông ta đã tỏ ra quy thuận nhà vua ( thực tế thì quyền đòi hỏi ngai vàng của ông ta còn cao hơn của Henry ) và nó là một dấu hiệu của sự tự tin của nhà vua rằng ông đã tha thứ và tiếp tục sử dụng vị Bá tước này. Phần còn lại là Công tước xứ Gloucester và Thomas, Công tước của Clarence-anh em trai của nhà vua, các Bá tước xứ Suffolk, Cambridge và Oxford, Công tước xứ York-chú của nhà vua và rất nhiều cấp dưới chẳng hạn như “ Con ngựa chiến già” Sir Thomas Erpingliani, Sir John Holland và Sir John Cornwall. Một khía cạnh quan trọng trong sự thành công của Henry với cương vị một nhà lãnh đạo là khả năng ông giành được sự tôn trọng từ mọi người, bất kể tuổi tác hay kinh nghiệm của họ – và ngay từ cả kẻ thù của ông ta.Tóm lại, Henry hoàn toàn mang tính chất một chiến binh thời Trung cổ và một vị quân vương điển hình. Ý không phải để nói rằng ông là người hoàn hảo trong mọi việc. Nó chỉ là ông ta đã tự nhận trách nhiệm về mình một cách nghiêm túc về quyền thừa kế ở Pháp, đặc biệt là trong vùng Normandy và ông cảm thấy có trách nhiệm phải thi hành chúng.

Tương tự, về vấn đề vương miện của nước Pháp, ông có trách nhiệm trước gia đình, trước ông nội-Edward III, để đạt được điều này nếu là có thể. Là một con người khôn ngoan tránh xa các tài sản của Nhà thờ và sẵn sàng làm các bổn phận của mình. Ông cũng kiểm soát một cách nghiêm túc hành vi của các binh sĩ của ông trong chiến dịch. Sự kỷ luật mà ông yêu cầu đã mang lại cho ông đầy đủ lợi thế tại Agincourt. Ngoài ra ông còn cả lòng dũng cảm về thể chất và đạo đức về tinh thần và sự tự tin của ông không bao giờ bị rung động thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn nhất ở trận Agincourt. Trên tất cả, ông ta biết rằng mình là một chiến binh, ông đánh giá cao tầm quan trọng của biển cả và sự cần thiết phải có một hạm đội mạnh (mặc dù Hạm đội này đã không được thành lập cho đến sau trận Agincourt). Ông sẵn sàng chấp nhận tiến hành những chiến dịch không giới hạn sau đó theo đuổi những gì được gọi là “ chiến tranh vây hãm “ ( từ 1417-1422), và cuộc chiến này đã thiết lập vững chắc sự cai trị của ông ở Normandy. Rouen, thủ phủ của tỉnh này đã bị chiếm sau một cuộc bao vây bảy tháng (tháng 7 năm 1418 đến tháng 1 năm 1419). Cuộc bao vây thành phố Meaux kéo dài và chủ yếu lại diễn ra vào những tháng mùa đông. Sau khi chiếm được thành phố này ông đã chết, có thể là vì kiệt sức vì bệnh lỵ-vốn là loại bệnh phổ biến nhất và đáng sợ nhất đối với những người lính. Ông đã chết hai tháng trước khi Charles VI của Pháp qua đời, điều này có nghĩa là ông không bao giờ được cầm lấy chiếc vương miện của nước Pháp, thứ mà ông ra sức để tìm kiếm. Ông là một nạn nhân của chính sự thành công của mình.

Có một khía cạnh trong tính cách của ông. Một số nhà bình luận người Pháp đã lưu ý rằng ông là một con người khắc nghiệt và kiêu ngạo ngoài tính ngay thẳng và quyết đoán. Những suy nghĩ đơn giản của ông đã làm cho ông trở thành tàn nhẫn hơn. Và sự tàn nhẫn của ông đã làm cho ông ta ngày càng trở nên tàn bạo. Đó là việc ông ta đã cho treo cổ các tù binh sau một cuộc bao vây. Ông đã giám sát một cuộc thảm sát ở thành phố Caen trong năm 1417. Trong suốt cuộc bao vây dài nhằm vào Rouen ông từ chối cung cấp thực phẩm cho phụ nữ và trẻ em bị trục xuất khỏi thành phố và bị mắc kẹt giữa phòng tuyến của quân vây thành và các bức tường của thành phố. Về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn có quyền để làm theo “ luật thời chiến “ vào thời điểm đó, nhưng thực sự thì không cần phải nhẫn tâm với họ như vậy. Những vụ việc này cùng với việc thảm sát của tù binh tại Agincourt. Ông vẫn biện minh được cho những gì ông đã làm, nhưng đó là những hành động khủng khiếp. Tham gia chiến trận từ khi còn nhỏ đã làm ông ta trở nên sắt đá. Ông là một chiến binh máu lạnh và nhẫn tâm và cũng là một vị vua hùng mạnh.

Chỉ huy của người Pháp 

Ngược lại với người Anh, những người đã được lãnh đạo bởi một chỉ huy hàng đầu như chúng ta đã thấy, người Pháp lại đang như gà mắc tóc, Charles VI-vua của họ đã là nạn nhân của căn bệnh tâm thần trong vòng hơn hai mươi năm. Mặc dù không ai nghi ngờ về sự can đảm của ông vào những khoảnh khắc ông tỉnh táo, ông hoàn toàn không thích hợp để làm một vị Tổng chỉ huy. Con trai của ông, Louis Dauphin, lại là một chàng trai mới mười chín tuổi, yếu đuối về thể chất và không có kinh nghiệm chiến trường. Đây là điểm trọng yếu đã dẫn đến một tình trạng gần như nội chiến giữa phe Burgundian và phe Armagnac, đây là cuộc chiến của các phe phái để tranh quyền lực tối cao. Trong tình huống này thì quyền chỉ huy không thể không bị chia rẽ.

Nhà vua (hoặc cố vấn của ông) đã không muốn gọi một trong hai người, John-Công tước xứ Burgundy hoặc Charles-Công tước xứ Orleans để lãnh đạo quân đội. Họ không thể làm việc với nhau: John đã ám sát người cha của Charles trong năm 1413 (và được cho là bị giết để trả thù trong năm 1419) trong khi người Burgundy lại lập lờ về việc chống lại người Anh hoặc liên minh với chính họ. John đã cho phép các chư hầu của mình phục vụ trong quân đội Pháp nhưng bản thân ông ta lại từ chối tham gia và cấm luôn cả con trai của mình.

Vị đại quý tộc tiếp theo là Charles-Công tước xứ Orleans, chỉ ở độ tuổi 24 và có ít kinh nghiệm quân sự, John-Công tước xứ Bourbon, một người mới 33 tuôỉ và cũng đã giành được một chiến thắng trước một đội quân càn quét chevauchce của người Anglo-Gascon tại Soubise năm 1413 và John-Công tước Alençon, người cũng mới chỉ ba mươi tuổi, đã chứng tỏ mình là như là một nhà lãnh đạo quân sự thất bại trong chiến dịch Bourges ba năm trước đó. Họ được yêu cầu phải hợp tác với các sỹ quan quân sự của lực lượng riêng của Hoàng gia đình: các vị Nguyên soái, Thống chế và Chỉ huy của lực lượng xạ thủ bắn nỏ.

Về lý thuyết, đây là một giải pháp tốt. Charles d’Albret đã giữ chức vụ phụ tá Nguyên soái kể từ năm 1402 và là một chiến binh giàu kinh nghiệm và thận trọng. John le Maingre-còn được gọi là Boucicault-một vị Thống chế có một danh tiếng ở trường quốc tế. Trong một cuộc thập tự chinh, ông đã chỉ huy bộ phận hàng đầu trong quân thập tự chinh người Burgundian trong thất bại thảm khốc tại Nicopolis năm 1396. Bị bắt tù binh và được chuộc về từ Sultan Bavezid, ông đã quay trở lại để bảo vệ thành phố Constantinople chống lại cuộc tấn công của Đế quốc Ottoman vào năm 1399. Ông thực sự là một anh hùng trong văn học, “lời nói và hành động ” của ông đã được ghi lại trong một cuốn sách để tưởng nhớ ông như một mô hình của tinh thần Hiệp sỹ. Ông là một huyền thoại trong cuộc đời của chính mình.

Nếu hai vị chiến binh giàu kinh nghiệm này được giao toàn quyền nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch thì có thể kết quả của cuộc hành binh chevauchce của vua Henry V đã hoàn toàn khác. Họ (hai vị chỉ huy giàu kinh nghiệm này ) hết sức ủng hộ sự thận trọng: để tránh một trận chiến mở và sử dụng một chiến thuật tiêu thổ “ scorched-earth policy” bỏ đói lực lượng Anh và buộc họ phải đầu hàng. Họ cũng nghĩ đến một chiến thuật kế hoạch mà có thể người Anh sẽ bị đã đánh bại nếu trận chiến này thực sự nổ ta. Như chúng ta sẽ thấy, đây là chắc chắn là những chiến lược đúng đắn và có lẽ cũng là những chiến thuật tốt nhất nên được sử dụng. Nhưng vào ngày của trận chiến các chiến lược và chiến thuật đúng đắn của họ đã bị bác bỏ bởi những vị công tước trẻ kiêu ngạo, những vị Prince of the Blood này luôn coi rằng những vị chiến binh già này chả có tí quyền hành nào cả.

Quân đội của các bên đối địch

Lực lượng Kỵ binh

Các Quân đội của đầu thế kỷ mười lăm thườngdựa vào những kị sỹ: đó là những người mặc những bộ áo giáp hoàn chỉnh và được đào tạo để chiến đấucả trên bộ lẫn trên lưng ngựa. Họ có thể là một hiệp sĩ, nếu họ sở hữu một chỗ đứng cần thiết trong xã hội và đã được trải qua một buổi lễ tấn phong Hiệp sỹ chính thức, nhưng thường thì không được như vậy.Trong khi tất cả những người đàn ông quan trọng đều là hiệp sĩ, thì rất nhiều kị sỹ chỉ đơn giản là hộ sỹ-esquire (thứ hạng thấp hơn và về mặt kỹ thuật là một người đàn ông phù hợp cho chiến đấu theo kiểu hiệp sỹ-nhưng chưa có địa vị xã hội như một hiệp sỹ ) hoặc các thường binh không có mảy may hy vọng về địa vị xã hội. Một kị sỹ về cơ bản là một kỵ binh đã trải qua đào tạo công phu, mặc dù như chúng ta sẽ thấy, hầu hết các trận chiến của thời kỳ này lại là kị sỹ xuống ngựa chiến đấu. Ông ta ( vị hiệp sỹ )thường dẫn đầu một “ lance”, một nhóm các tùy tùng cũng là kị binh, vì vậy ông ta cần phải có đủ tài sản để duy trì chi phí cho những con ngựa.

Có loại kỵ binh được trang bị nhẹ hơn, vốn được biết đến từ thời Eduard III được gọi là ” hobilars “mặc dù họ không đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch Agincourt. Từ một phần ba đến một nửa cung thủ Anh có cưỡi ngựa, mặc dù họ chỉ được nhìn nhận như là bộ binh đi ngựa, để tăng tính cơ động cho chiến lược chevauchce. ( có nhiều loại cung kỵ, loại có thể vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung như người Turks, người Magyar-Hungary…, loại phải dừng ngựa rồi mới bắn như cung kị thời Charlesmagne, còn cung thủ Anh phải leo xuống ngựa mới bắn được cung tên, một trong những lý do là-cây cung của họ quá dài, ngựa chỉ là ngựa thồ rẻ tiền, các cung thủ cũng chẳng cần đến những kỹ năng điều khiển ngựa điêu luyện của kị sỹ)

Lực lượng bộ binh

Hình thức phổ biến nhất của người lính bộ binh thường là những tay giáo binh. Vũ khí của anh ta có thể là một cây kích ( halberd), với cái đầu giống như một chiếc rìu chứ không phải là một đầu giáovà anh ta được thiết giáp tùy theo những gì anh ta có, thông thường với một chiếc mũ sắt và một chiếc áo giáp hạng nhẹ kiểu brigandine. Cũng như việc phải đứng vào hàng ngũ ở phía sau trên chiến trường ( thời này Pháp và châu Âu ưu tiên kị binh hơn ), Anh ta cũng còn phải tham gia vào những công việc nặng nhọc trong chiến tranh bao vây vốn thường rất hay xẩy ra trong các chiến dịch thời trung cổ.

Các tay xạ thủ thường được phân ra thành ba loại: cung thủ, xạ thủ bắn nỏ và pháo thủ. Sự thành công của những cây cung của Anh có nghĩa là lực lượng cung thủ trường cung Anh thường xuyên tạo thành hai phần ba quân đội Anh (và ở trận Agincourt hơn bốn phần năm). Tốc độ bắn cao và khả năng phá hủy của họ sẽ được đề cập đến sau đó. “vào lúc này người Pháp cũng sở hữu các cung thủ, nhưng họ thường không sử dụng lực lượng này một cách có hiệu quả. Họ thường dựa nhiều vào các cây nỏ vốn có sức bắn mạnh hơn ( mặc dù đang còn tranh cãi ) nhưng chắc chắn là mất nhiều thời gian hơn để nạp tên. Một tay xạ thủ bắn nỏ thường đi kèm với một tay khiên mang một lá chắn lớn-một tấm khiên pavise, để bảo vệ họ trong thời gian nạp tên. Điều này làm cho lính bắn nỏ hữu ích hơn trong những cuộc vây hãm hơn là trên chiến trường. Lực lượng pháo thủ có mặt ở cả hai phe-nhưng họ cũng chỉ thường xuyên có ích trong công việc bao vây. Đã có hàng loạt các loại và kích cỡ pháo được phát triển trong ba phần tư thế kỷ kể từ ngày chúng xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Âu. Chúng có cỡ từ những khẩu súng cầm tay nhỏ tới những khẩu súng lớn có thể dội ồ ạt những trận pháo kích xuống công sự của đối phương. Nhưng tại thời điểm này chưa có lực lượng pháo binh cơ động thích hợp tại thời điểm trận Agincourt.

Áo giáp của kị sỹ

Cho đến giữa thế kỷ thứ mười ba, áo giáp được làm bằng bằng những hàng nhẫn sắt được lồ.ng vào nhau một cách chặt chẽ – nhưng dần dần những miếng thép phiến cũng được thêm vào để tạo cho chúng đủ khả năng bảo vệ chống lại những nhát chém và mũi tên. Vào năm 1415 the suite of plates hoặc áo giáp phiến hoàn chỉnh đã gần như đạt đến trạng thái đỉnh cao của nó. Một kị sỹ thường được bao phủ bởi “cap-a-pied “ từ đầu đến ngón chân trong những lá thép được đánh bóng.

Bên trong chiếc áo giáp thường là một áo chẽn đệm làm bằng da (akheton) đã mòn, để ngăn chặn sự cọ xát của kim loại vào cơ thể vàđể hấp thụ một phần lực bắn của mũi tên. Cho đến năm 1400 nhiều tay kị sỹ mặc một áo giáp bằng chỉ sắt kiểu hauberk ( loại áo dài đến đầu gối ) ra bên ngoài chiếc áo da và sau đó một chiếc áo giáp phiến. Như vậy chắc chắn là sẽ rất nặng, nhưng một vấn đề mới nẩy sinh làmối đe dọa bị kiệt sức do phải mang rất tất cả các lớp áo giáp. Sự phát triển của “áo giáp màu trắng“ hoàn chỉnh(được gọi như vậy bởi vì nó được làm từ nhiều mỗi phiến kim loại rắn được đánh bóng) đã giúp giảm bớt vấn đề này. Không một kị sỹ nào có thể tự mặc áo giáp mà không sự cần trợ giúp, họ cần thiết ít nhất một là một người giúp việc.Một bộ áo giáp phiến hoàn chỉnh thường không thể quá nặng: nó có trọng lượng vào khoảng60-80lb (28-35kg), trọng lượng của một bộ giáp phiến hoàn chỉnh không vượt quá tải trọng mà một lính bộ binh thời hiện đại phải mang vác.Hơn nữa trọng lượng của áo giáo được phân chia đều xung quanh cơ thể con người, mỗi phiến giáp được gắn vào các khớp nối cho phù hợp với chuyển động của người mặc. Vì vậy, vị hiệp sĩ không cần phải có cần cẩu để nâng ông ta lên trên lưng con ngựa của mình, bộ phim Henn của Oliviercho thấy sai lầm này . Một kị sỹ có thể trèo lên yên ngựa của mình một cách dễ dàng.Độ nặng của những bộ áo giáp này không làm cho họ mệt lử, trừ khi họ hoàn toàn bị kiệt sức, bị choáng váng hoặc bị thương. Phần nặng nhất và có lẽ cũng khó chịu nhất của một bộ áo giáp phiến có lẽ là mũ sắt và do đó, nó thường xuyên bị cởi ra khi trận chiến đã dường đã như ở xa. Phần thân thường được bảo vệ bởi một tấm giáp phiến ở lưng và ngực với một chiếc bản lề ở bên trái, các cái chốt ở bên phải và chéo qua vai. Phần tay và chân được bảo vệ bằng những phiến giáp hình ống được làm theo kiểu tương tự nhau, khuỷu tay và đầu gối được bảo bởi các miếng giáp “couter “ và “ Poleyn” tương ứng để cho phép chuyển động được dễ dàng. Giữa vùng thắt lưng và phần đùi có treo một chiếc váy được làm bằng đai thép (Lames). Găng tay sắt có các khớp nối để bảo vệ tay và những chiếc sabaton ( giày bằng sắt ) để bảo vệ chân. Một phát triển gần đó là những tấm giáp phiến tròn nhỏ ở mỗi nách-một chỗ dễ bị tổn thương khi vung cánh tay để làm một cú chém. Một đổi mới, đó là việc thay thế phần giáp gáy bằng chỉ sắt bằng một phiến giáp che cổ rắn và nó được gắn vào chiếc mũ sắt. Chiếc mũ sắt này được gọi là Bascinet, đây cũng là một thuật ngữ rất phổ biến ở thời đó để chỉ chính những kị sỹ (Ví dụ, 8.000 bascinet trong đội tiên phong Pháp ở trận Agincourt). Nó là một chiếc mũ rất khít với chiếc đầu và thuôn đến một điểm ở phía sau đỉnh đầu. Phần mặt được bảo vệ bởi một tấm giáp che mặt, hoặc phần giáp mặt trông giống như mặt của một con chó nên được gọi là “ dog-faced bascinet “có thể nó có bản lề hoặc đóng mở theo kiểu trượt để có tầm nhìn tốt hơn và tạo thoáng gió. Loại mũ sắt kiểu chiếc thùng kiểu “great helm “ không tạo ra nhiều thoải mái hơn. Nó có xu hướng để sử dụng trong đấu giải chứ không phải dùng trong chiến tranh, nhưng Henry V đã đội nó trong trận Agincourt và hai lớp giáp của nó có đủ khả năng để bảo vệ cuộc sống của ông.

Những người giàu có thì có những chiếc nẹp bằng đồng hoặc bằng đồng mạ vàng để trang trí phù hợp với họ. Những chiếc huy hiệu gia tộc được hiển thị ở trên áo khoác một cách phù hợp được gọi là “Cote d’Armes”. Chúng có thể có ý nghĩa xác định địch ta trong cuộc chiến và có ý nghĩa tượng trưng lớn. Một vài ngày trước khi nổ ra trận Agincourt, Henry V tuyên bố sẽ liên tục mặc “Cote d’Armes”của mình, điều này có ý nghĩa là ông luôn sẵn sàng cho trận chiến. Gia huy trên áo khoác cũng có ý nghĩa để tuyên bố rằng người mặc nó có giá trị một khoản tiền chuộc lớn, đây là một cách để bảo toàn tính mạng bằng giá trị ( tiền ) nếu bị đe dọa bởi cái chết. Người ta tin rằng “cote d’Armes “ đã bị bỏ vào đầu những năm đầu của thế kỷ 15, và làm cho kiểu “ áo giáptrắng “ vốn được làm toàn bằng thép, nhưng có hai ví dụ dường như đã tạo ra những tranh cãi khác. Ở thời đó những chiếc lá chắn đã lỗi mốt, do đó không có cách nào khác để tự nhận dạng, và có khả năng là tất cả các hiệp sĩ và quý tộc mặc ” Cote d’Armes “ của họ ở Agincourt.Một đặc điểm quan trọng khác là những chiếc đinh thúc ngựa-spurs, vốn được đeo bởi tất cả những Hiệp sỹ, nhưng trong trường hợp các hiệp sĩ thường được mạ vàng để tượng trưng cho đẳng cấp cao hơn của họ, nhưng chúng sẽ được gỡ bỏ khi chiến đấu trên bộ như Henry V đã làm.Vũ khí của Kị sỹLà một kỵ sĩ giỏi, vị Hiệp sỹ thường sử dụng thành thạo cả cây thương và thanh kiếm. Ngọn thương dài khoảng 12 feet (4m), có một phần gồ lên ở phía cuối-chỗ tay cầm với một cái mũi thương thanh mảnh dài. Trên lưng ngựa nó được giấu vững chắc dưới cánh tay trong khi chân của người kị sỹ đạp vào chiếc bàn đạp nối với yên ngựa, làm cho người và ngựa cùng lao lên để đánh ngã ngựa hoặc đâm xuyên qua giáp của đối phương. Khi chiến đấu trên bộ, nó ( ngọn thương ) được rút ngắn lại còn một nửa để làm cho nó thêm tăng độ linh hoạt. Vũ khí được ưa chuộng là một chiếc rìu-một loại vũ khí độc ác với một chiếc đầu rìu được lắp một chiếc cán dài 4 -> 6 foot bằng kim loại để nó không thể bị chặt đứt. Nó có thể sử dụng để làm dùi cui, đâm hoặc bổ vào đối thủ.Nữ hoàng của vũ khí là thanh kiếm-biểu tượng của tầng lớp hiệp sĩ và quý tộc. Nó phải được làm từ loại thép tốt ( thép từ Bordeaux được đánh giá rất cao), phổ biến nhất là loại dài 3 feet với thanh chắn bảo vệ tay và chuôi kiếm rất nặng. Một số loại vũ khí chuyên dụng rất mỏng, có mặt cắt kim cương để đâm xuyên giáp, nhưng hầu hết giống như một chiếc dao hai lưỡi có bản được mở rộng gấp đôi, lưỡi kiếm rất sắc có thể cắt được cây thông. Loại kiếm dài hơn, có thể nắm được trong cả hai bàn tay, cũng là loại vũ khí phổ biến (mặc dù chúng vẫn chưa nhiều đến mức khủng khiếp như ở thế kỷ XVI). Cuối cùng, vũ khí thường mang theo trên hông phải của người kị sỹ là một con dao găm “ ballock” dùng để kết liễu kẻ bị thương. Không thực sự là một loại vũ khí chiến đấu, nó có thể được sử dụng để kết thúc một đối thủ bị thương, hoặc như là một cứu cánh cuối cùng. Nó có thể lách qua một tấm giáp che mặt hoặc những khoảng trống giữa những phiêns giáp để gây thương tích hoặc giết chết một đối thủ đã bị thương.

Không phải tất cả có thể đủ khả năng để trang bị mọi thiết bị đã được mô tả, nhưng một con số đáng kể các kị sỹ được trang bị theo tiêu chuẩn này.

Cung thủ 

Được thiết giáp không phải là mối quan tâm chính của những cung thủ, họ cần sự linh hoạt và tính di động. Do đó, họ thường mặc áo đệm Jerkins hoặc áo giáp nhẹ kiểu brigandines ( có cài những tấm kim loại), nhưng các phần khác của cơ thể thì ít được bọc giáp. Phần đầu của họ thường được bảo vệ bởi một chiếc mũ bascinet không có tấm giáp che mặt, hoặc một chiếc mũ sắt rộng vành kiểu “ pot-helm” thường thấy ở cung thủ hoặc có thể là một camail ( chiếc mũ chùm bằng chỉ sắt ). Một số cung thủ có chân hay tay được thiết giáp nhưng những cung thủ ở trận Agincourt thường để trần đến đầu gối.

Cây cung của các cung thủ là một cái cành cây đu, cây tấn bì hoặc tốt nhất là cây thủy tùng dài sáu foot. Phần lưng của cây cung thường phẳng và phần bụng thì tròn, tạo nên một hình chữ “ D “ thon tới hai đầu, nơi được buộc dây cung. Cây cung thường được để ở dạng chưa được buộc dây và sợi dây thường được để ở trong những túi da nhỏ để cho chúng được khô ráo. Buộc dây và tháo dây cung thường mất một vài giây, cho phép các cung thủ có thể giữ chúng trong mũ để tránh mưa.

Cây cung của người Anh thời đó thường được gọi là trường cung mặc dù không có nhiều mô tả chi tiết về chúng bởi người đương thời. Dường như chiều dài của cây cung thì không là vấn đề nhưng “ lực kéo” của nó và chuyên môn của người sử dụng lại rất là quan trọng. Nó có thể dao động từ 80lb đến 1501b, nhưng để kéo được cây cung có lực kéo 150lb như đã nói yêu cầu một sức mạnh lớn và cả kỹ thuật. Những đào tạo từ khi còn nhỏ rất quan trọng và người Anh đã có thể thúc đẩy sự phát triển của các kỹ năng này trong vùng đất đai của họ, cho họ vô vàn những cung thủ có kỹ năng vô giá. Mặc dù Edward III đã lo sợ rằng người Pháp có thể sẽ học tập người Anh, nhưng trong thực tế họ ( người Pháp ) không bao giờ cố gắng để làm như vậy. ( Có thể là do chế độ quân chủ Pháp sợ để rằng tầng lớp thấp hơn có một loại vũ khí hiệu quả trong trường hợp họ nổi loạn) Phạm vi bắn của một cây cung thường là 400 yard (365m), nhưng phạm vi giết chết người thì chỉ chưa đến một nửa số đó và thực tế thì không thể giết chết một người ở phạm vi hơn 50 mét. Nhưng một điều quan trọng cần nhớ là cây cung đã không bị qua mặt về khía cạnh cạnh này cho đến giữa thế kỷ XIX ( đến đầu thế kỷ 19 súng hỏa mai cũng chỉ triệt hạ đối thủ ở khoảng cách dưới 50 m ). Ngoài ra, cũng không cần thiết là phải giết chết đối phương: làm cho ngựa của họ bị thương và hoảng sợ sau đó buộc họ phải rút lui trong nỗi sợ hãi về cái chết là đủ cho chiến thắng. Mỗi cung thủ đeo độ bốn tá mũi tên trên dây lưng hoặc hông của anh ta. Tốc độ bắn có thể đạt đến mười-mười hai mũi tên một phút. Ở cự ly gần, mũi tên có thể xuyên qua những áo giáp tốt nhất và một trận mưa tên có thể đẩy lùi những đối thủ kiên quyết nhất.

Các tay nỏ thường mặc áo giáp dày hơn các tay cung thủ. Như là một loại vũ khí được sử dụng tại các cuộc vây hãm, các tay nỏ thường được dùng cùng với những chiếc lá chắn lớn, có thể đây là một trang bị bảo vệ cần thiết. Minh họa cho thấy có một lính bắn nỏ có giáp hộ thân và giáp chân ngoài chiếc mũ sắt.Hầu như không còn hình minh họa đương đại của năm 1415, tuy nhiên, hầu hết trích dẫn này đều ở thời gian sau đó độ nửa thế kỷ hoặc nhiều hơn. Nhiều hơn nữa đến từ những bản thảo đắt tiền vốn đại diện cho những trận chiến và những thiết bị một cách rất cách điệu, để làm cho tay nỏ được thiết giáp hạng nặng như như là một hiệp sĩ! Chiếc mũ đội đầu thường là chiếc mũ rộng vành, mặc dù thời này tồn tại một loại mũ bascinet với bản lề nắp ở phía bên phải của khuôn mặt mà nó có thể được bẻ lên khi đã đến tầm bắn để bắt đầu nhắm bắn.Cây nỏ chính là một vũ khí phổ biến trong mọi tầng lớp của xã hội. Nó có hàng loạt kích cỡ từ cây nỏ đi săn hạng nhẹ, thường được bắn từ trên lưng ngựa, tới những cây nỏ dã chiến nặng nề. Những cây nỏ lớn có cánh dài đến khoảng ba feet (1 m) và có một cái báng nỏ có chiều dài tương tự. Cây nỏ thường được tạo thành từ tổng hợp các lớp sắt dát mỏng, xương, gỗ và gân. Nỏ thép được sử dụng trong đầu thế kỷ 15. Các loại tên nỏ “ quarrel và bolt” thường ngắn và nặng hơn mũi tên của cung thường. Một tên nỏ bolt dài từ một foot đến mười tám inch (30-45cm) và được làm bởi da thuộc hoặc gỗ nhẹ. . Khoảng một tá tên nỏ kiểu này thường được cất ở túi tên được đeo ở dây lưng của xạ thủ bắn nỏ.Một cây nỏ hạng nặng có thể bắn xa hơn một cây cung, nhưng hầu hết chúng có một phạm vi bắn tương tự lên đến 400 yard. Mặc dù nó có thể được bắn theo một quỹ đạo thẳng, nỏ cũng được sử dụng để bắn cầu vồng để xuyên thấu qua mũ sắt và giáp vai. Ở tầm ngắn không có loại giáp nào cản được nó. Điểm yếu của nó là tốc độ bắn rất chậm. Mặc dù mỗi chiếc nỏ có một chiếc bàn đạp để người sử dụng đặt bàn chân của mình để kéo dây nỏ, đây là hành động để đưa dâu nỏ vào vị trí bắn, phầ lớn những cây nỏ cần có thiết bị hỗ trợ căng dây. Thiết bị này có thể đơn giản như là một cái móc được gắn vào một chiếc dây lưng lớn, sợi dây nỏ sẽ được kéo trở lại vị trí bắn khi người xạ thủ bắn nỏ đứng lên. Hoặc có những thiết bị như cái tời hoặc cái lẫy với một cái cán để có thể quay cho đến khi sợi dây cung được đưa về vị trí bắn bởi một đai ốc “xoay” được chế tạo ở báng của cây nỏ. Nó tạo lợi thế cho việc giữ vũ khí lâu cho đến khi người xạ thủ quyết định bắn vào mục tiêu của mình bằng cách bóp một chiếc cò súng ở dạng đơn giản. Nạp tên là một công việc mất khá nhiều thời gian và sức lực, mặc dù tốc độ bắn chỉ giới hạn trong hai hoặc ba phát một phút.

Pháo thủ

Vai trò của các pháo thủ trong chiến dịch Agincourt phần nhiều là ở cuộc bao vây Harfleur hơn là với trận chiến. Những người này ( pháo thủ )là những người có chuyên môn vànghề nghiệp của họ đã có danh tiếng ở Châu Âu. Công việc chính của họ là việc vận chuyểnvà làm việcđể tạo ra những trận oanh kích hạng nặng và bao vây.bằng súng. Vì vậy họ phải mặc nhữngbộ áo giáp hạng nặng để bảo vệ đầu vàngực. Lúc này cũng có một loại súng tay mới xuất hiện trên chiến trường. Trong vòng một vài năm cùng thời với trận Agincourt, người Hussite Bohem đã cho thấy sự tàn phá khủng khiếp củasự kết hợp giữa pháo binh và súng tay là như thế nào ( người Hussite sẽ được giới thiệu trong phần 3 – phần Cuối thời Trung cổ, thực ra chiến tranh trăm năm từ giai đoạn năm 1400 cũng nên được để ở giai đoạn này nhưng người sưu tầm xin để ở đây cho nó liền mạch ). Các pháo thủ thường mặc những áo giáp hạng nhẹ giống như những xạ thủ bắn nỏ và vác khẩu súng của anh ta-một ống kim loại được gắn vào một cái sào bằng gỗ. Để bắn anh ta mang một mẩu dây thừng có giữ một đốm lửa nhỏ ( mồi lửa), hoặc đá lửa và dí chúng vào lỗ điểm hỏa hoặc như bằng tay hoặc bằng một cái cò súng đơn giản như của những tay nỏ.

Tổ chức quân đội của người Anh

Để huy động lực lượng cho chiến dịch Agincourt, Henry V đã dựa vào hệ thống “ khế ước “, đây là một tài liệu liệt kê tên của các hiệp sĩ và binh sĩ . Khế ước đã thay thế phương pháp huy động quân đội qua nghĩa vụ phong kiến trước đó trong thời trị vì của Edward III. Nghĩa vụ Phong kiến chỉ giới hạn trong 40 ngày trong một năm, nó không tương xứng với một chiến dịch chiến đấu ở Pháp. Vì vậy, để huy động quân đội một cách có hiệu quả, nhà vua thường phải làm việc với các nhà thầu của mình ( mà ngày nay người ta gọi là nhà thầu quân sự ). Thường thì các chư hầu phong kiến​​của nhà vua là các lãnh chúa, hiệp sĩ và hộ sỹ, nhưng họ phục vụ để nhận được chi trả bằng tiền. Vì vậy, người anh em trai của nhà vua-Humphrey, Công tước xứ Gloucester, đã ký hợp đồng để huy động 200 tay thương (gồm các kị sỹ và các tùy tùng của họ) để tạo thành một đội quân của chính ông ta – đội quân này gồm sáu hiệp sĩ, 193 hộ sỹ và 600 cung thủ đi ngựa. Đến ngày ‘Agincourt, sự khắc nghiệt của chiến dịch đã họ xuy giảm xuống còn 162 tay thương, 406 cung thủ cưỡi ngựa. Một hộ sỹ ở cấp trung bình, chẳng hạn như Thomas Chaucer (con trai của nhà thơ Chaucer) cung cấp 14 tay thương, 62 cung kị và 60 cung bộ ( trong số này ông chỉ đưa được đến chiến trường 9 tay thương và 37 cung thủ ). Ở cấp thấp nhất, Lewis Robbesard-một hộ sỹ, mang theo đoàn tùy tùng nhỏ của mình chỉ gồm ba cung thủ đi bộ.Đoàn tùy tùng, nghĩa là những người luôn đi theo chủ nhân của họ, đây là nền tảng cơ bản để xây dựng một đội quân theo tiếng Anh là “ host” (mộtquân đội thời trung cổ được gọi đúng là như vậy ). Liên kết giữa các lãnh chúa có nghĩa là có ít người hơn được chỉ huy một cách hiệu quả từ vị chỉ huy phong kiến ​​cấp trên.Quân đội Anh được tổ chức thành đội hình 3 đạo rõ ràng trongcả hành quân và chiến đấu: đó là đạo tiên phong, trung tâm và hậu đội,. Trong trận chiến, binh sỹ chiến đấu dưới ngọn cờ của chúa tể của họ, đến lượt những người này lại chiến đấu theo hiệu lệnh của vị chỉ huy của trận chiến. Trongkiểu tổ chức như thế này thì việc chỉ huy và và kiểm soátlà rất yếu kém. “Không cóhệ thống thống nhất để đưa ra các mệnh lệnh bằng miệng (mặc dù các cung thủ đã được ra lệnh bằng miệng để bắt đầu bắn tên tại Agincourt). Các mệnh lệnh để di chuyển được chuyển tới bởi những tiếng la hét củacác sỹ quan và thúc đẩy các hàng quân tiến theo hướng mà họ mong muốn. Điều này có nghĩa rằngsự cơ động của bộ quân trên chiến trườngrất chậmchạp và mang đầy tính thận trọng, trong trường hợp các hàng ngũ bộ binh bị trở nên nhầm lẫn thì Henry V đã làm một vài điều để chứng tỏ khả năng nhận thức tình hình nhạy bén của ông tại Agincourt.

Tổ chức quân đội của người Pháp

Mặc dù họ sử dụng một hệ thống tương tự như lettres de retenue để nâng cao và duy trì quân đội, chế độ quân chủ Pháp đã không tiến xa theo kiểu tổ chức bằng hợp đồng quân sự như người Anh. Người Pháp có xu hướng chiến đấu trong lãnh thổ của mình, và thường thiên về phòng thủ, do đó, không phải là cần phải phát triển loại cơ chế này. Phục vụ phong kiến và arrière ban (nghĩa đen lệnh gọi quân dự bị), một bổn phận chung đối với tất cả các thần dân. Vào đầu thế kỷ 15 nhìn chung thì việc làm nghĩa vụ thường được thay thế bằng một khoản thanh toán tiền mặt, hoặc bằng việc cung cấp cho các đội quân đồn trú tại các thị trấn. Rõ ràng là Paris đã đưa ra đề nghị cung cấp 6.000 lính bắn nỏ và lính mang khiên cho chiến dịch 1415, mặc dù nó đã bị từ chối bởi các chỉ huy người Pháp – những con số rất lớn những chủ đất phong kiến và chư hầu của họ vốn đã kéo đến Rouen được coi là quá đủ cho trận chiến. Trong thực tế, việc tập hợp một đội quân quá lớn là một vấn đề gây nhức đầu một cách đáng kể về hậu cần cho người Pháp. Những đại úy có kinh nghiệm như Thống chế Boucicault muốn có một đội quân nhỏ thôi nhưng được trang bị tốt và có kỷ luật tốt. Mặc dù vậy vẫn có nhiều nghìn lính bộ binh được tập hợp từ các địa phương đã kéo đến tập trung tại Ruisseauville – ngay phía bắc của Agincourt, mặc dù họ đã không tham gia tí nào vào trận chiến.Cấu trúc chỉ huy quân đội của người Pháp được cho là tương tự như của người Anh. Trong thực tế, như chúng ta sẽ thấy-nó bị phá vỡ hoàn toàn, mặc dù không phải là do thiếu các kế hoạch chiến đấu mà là do chọn những phương án cực kỳ bất hợp lý.

0