21/02/2018, 09:12

Tóm tắt văn bản Lặng lẽ Sa Pa

– Bài số 1 Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có một hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu ...

– Bài số 1

Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có một hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa, đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, ông hoạ sĩ gìa, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, Sa Pa đã gặp gỡ nhau.Và anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh; cách sống, suy nghĩ và tình cảm của anh đối với mọi người đã làm cho người hoạ sĩ già cảm nhận được rằng: Trong cái lặng im của Sa Pa… có những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

– Bài số 2

Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai ông hoạ sĩ cô kĩ sư đã được bác lái xe vui tính giới thiệu một người bạn mới cho chuyến đi – anh thanh niên. Chỉ trong 30 phút giải lao ngắn ngủi ông hoạ sĩ già va cô kĩ sư đã tìm thấy một con người mới với bao cái đẹp. Anh là một chàng trai 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Sống một mình vượt qua những khó khăn của cuộc sống của cái lạnh lẽo cô đơn nơi Sa Pa này. Anh không sợ cái cô dơn nơi này bởi anh không cô dơn theo cách nghĩ của anh – khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là cô dơn được. Công việc của anh quan trọng với bao người khác. Nhưng anh lại nghĩ điều mình làm thật nhỏ bé so với bao người khác. Chính những đức tính tốt cảu anh khiên cho ông hoạ sĩ gài cũng như cô kĩ sư trẻ không muốn chia rời và ngòi bút nghệ thuật của ông hoạ sĩ không thể nằm im. Tạm biệt anh thanh niên ông hoạ sĩ già tiếp tục chặng đường khám phá ra những điều mới mẻ của nơi đây cũng như mong chờ ngày trở về được gặp lại chàng thanh niên trẻ kia.

– Bài số 3

Xe tới chân đỉnh Yên Sơn, bác lái xe dừng lại, giới thiệu với ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ một anh thanh niên làm công tác khí tượng và vật lý địa cầu sống một mình trên núi. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc của mình, công việc đơn giản nhưng gian khổ và cô đơn. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Khi ong hoạ sĩ định vẽ anh, anh đã giới thiệu những người khác mà anh cho là đáng vẽ hơn như ông  kỹ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. Những điều khám phá được ở anh thanh niên làm cho người khách vô cùng xúc động. Khi họ trở về, anh còn tặng cô gái một bó hoa và tặng bác già một làn trứng ăn đường.

– Bài số 4

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.

Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

Vũ Hường tổng hợp

0