21/02/2018, 09:11

Tóm tắt truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

– Bài số 1 Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, quản ngục quay lại hỏi thầy thơ lại về Huấn Cao, người đứng đầu bọn phản nghịch có phải là người viết chữ đẹp và nhanh nổi tiếng vùng tỉnh Sơn ta chăng? Thầy thơ lại xin ...

– Bài số 1

Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, quản ngục quay lại hỏi thầy thơ lại về Huấn Cao, người đứng đầu bọn phản nghịch có phải là người viết chữ đẹp và nhanh nổi tiếng vùng tỉnh Sơn ta chăng? Thầy thơ lại xin phép đọc công văn, rồi trả lời: "Dạ, hẩm chính y đó..". Ngục quan nhắc thầy thơ lại cho ngục tốt quét dọn lại cái buồng giam trong cùng, rồi hỏi: "Thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá và vượt ngục nữa không?". Thầy thơ lại "chà chà" nói: "Thế ra ý văn võ đều cố tài cả. Nếu làm đao phủ để chém những người như vậy, thấy tiêng tiếc".

Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa đi xuống phía trại giam. Đêm đó, tiếng trống của thành phủ bắt đầu thu không thì tiếng mõ, tiếng kiểng của bốn chòi canh nhà ngục cũng điểm đều đặn thưa thớt. Ngục quan ngồi nơi góc án thư, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, bộ mặt tư lự. Đĩa dầu sở đã vơi, nổ lép bép, bộ mạt ngục quan như mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

Ngục quan luôn nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại, cho rằng lão bát này cũng là một người khá, hắn đã chọn nhầm nghề như mình. Nhưng phải dò ý hắn đã.

Sáng hôm sau, lính tỉnh giải sáu tên tử từ đến ngục thất. Một cái gông gỗ lim đã xỉn lại, dài tám thước, nặng đến bảy, tám tạ đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn. Huấn Cao kêu lên rệp cắn cổ tôi, tức thì sáu tử tù quỳ xuống dỗ gông đánh thuỳnh một tiếng làm rơi xuống nền đá xanh một trận mưa rệp nâu đen. Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới với cặp mắt hiển lành, lòng kiêng nể, lại còn có biệt nhỡn riêng với Huấn Cao. Bọn lính nhìn nhau và không hiểu; sáu tên tử tù cứ ngạc nhiên về thái độ quản ngục.

Suốt nửa tháng trong buồng tối, Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò dâng rượu và đồ nhắm, lúc nào cũng lễ phép nói: "Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng". Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình.

Một hôm, ngục quan mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi Huấn Cao là ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết, để chu tất. Tức thì bị Huấn Cao khinh bạc nói: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây". Ngục quan lễ phép lui ra với một câu: "Xin lĩnh ý". Và từ hôm ấy, cơm rượu vẫn đưa đến, lại có phần hậu hơn. Có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục. Ngục quan chỉ mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết thì y sẽ nhờ ồng viết cho mấy chữ trên vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia. Nếu được thế là y mãn nguyện. Quản ngục chỉ ao ước một ngày kia được treo ở nhà riêng của mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Nhưng y cảm thấy khổ tâm không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá.

Một buổi chiều lạnh, ngục quan tái nhợt người đi sau khi đọc công văn của quan Hình bộ Thượng thư trong kinh. Vì đã tin viên thơ lại, nên quản ngục kể rõ tâm sự mình. Viên thư lại vội chạy xuống buồng giam, đấm cửa thình thình, kể cho tử tù nghê rõ nổi lòng viên quản ngục và ngập ngừng báo tin luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

Nghe xong, Huấn Cao nói: "Ta không ngờ thầy quản ở đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, cảnh tử tù cho chữ đã xảy ra. Phòng giam chật hẹp, ẩm ướt. Bó đuốc sáng rực, chậu mực thơm. Tử tù cổ mang gông, chân vướng xiềng đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Thầy thơ lại run run bưng chậu mực. Quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ. Tử tù thay bút con, đề lạc khoản, rồi đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy. Huấn Cao khen mùi mực rất thơm, khuyên thầy quản nên thay đổi chốn ở để giữ lấy thiên lương cho lành vững rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ngục quan cảm động vái tử tù một vái, nước mắt ứa ra, nghẹn ngào nói: "Kẻ mê muội này xỉn bái lĩnh".

– Bài số 2

Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho tài hoa nhất là tài "bẻ khóa và vượt ngục". Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại_những người rất yo mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao.

Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao đc viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận đc tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ "biệt nhỡn nhân tài" và tấm lòng yo cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện "trước nay chưa từng có", đó là cảnh Huấn Cao_một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại "run rẩy", "khúm núm". Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên hai người nên tìm về nơi thôn dã bởi tấm lòng yo cái đẹp của họ ko thích hợp cho cuộc sống ở nơi hỗn loạn, rối ren như nhà ngục. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ.

– Bài số 3

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” được rút trong tập “Vang bóng một thời” 1940 của nhà văn Nguyễn Tuân. Truyện được xây dựng theo hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện nhưng lại có mối quan hệ rất đặc biệt từ đó để làm bật nội dung. Truyện ngắn này được tóm lược như sau:

Phần 1: Từ đầu cho đến “Xem sao rồi sẽ liệu”: Tác giả nói về tâm trạng của viên quản ngục khi nghe tin có một đoàn tử tù sáu người sắp được dẫn đến nhà tù do viên quản ngục quản lí. Trong đám tử tù này có một người rất nổi tiếng đó là Huấn Cao không những có tài viết chữ đẹp mà còn là một người văn võ đều tài cả, viên quản ngục đã trằn trọc suốt đêm không ngủ vì hai lẽ, một mặt muốn biệt đãi Huấn Cao vì nễ trọng, một mặt sợ thầy thơ lại tố giác với cấp trên.

Phần 2: Tiếp theo cho đến “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng tốt trong thiên hạ”: Diễn tả tâm trạng và thái độ của Huấn Cao và viên quản ngục. Khi đoàn tử tù vừa đến nhà tù thì Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi, không chỉ biệt đãi cơm rượu đàng hoàng mà còn đích thân viên quản ngục đến phong giam của Huấn Cao để bày tỏ tấm lòng của mình. Sau đó khi nghe tin Huấn Cao sắp bị đưa đi hành hình, viên quản ngục đã nhờ thầy thơ lại đến gặp Huấn Cao để bày tỏ sợ nguyện củam ình và rất may Huấn Cao đã không bỏ phí một tấm lòng tốt trong thiên hạ và quyết định cho chữ viên quản ngục.

Phần 3: Phần còn lại: Là cảnh Huấn Cao cho chữ và khuyên bảo viên quản ngục. Dưới một bó đuốc sáng rực Huấn Cao ngồi ung dung trước tấm lụa bạch để cho chữ, còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khumns núm run run và cuối dầu bái lĩnh trước lời khuyên bảo của Huấn Cao. Nội dung của tác phẩm thực sự bùng nổ ở phần cuối của tác phẩm này.

Vũ Hường tổng hợp

0