Tóm Tắt Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân | Văn Mẫu
(Văn mẫu lớp 11) – Anh chị hãy tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Đề bài: Tóm Tắt Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân | Văn Mẫu Bài Làm Nguyễn Tuân – một người yêu cái đẹp, một nhà văn nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm ...
(Văn mẫu lớp 11) – Anh chị hãy tóm tắt tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Đề bài: Tóm Tắt Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân | Văn Mẫu
Bài Làm
Nguyễn Tuân – một người yêu cái đẹp, một nhà văn nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông chứa đựng những suy tư sâu sắc về con người, về cuộc sống. Ông luôn hướng đến những gì “thiện mỹ”, muốn biến cái đẹp đẽ trong cuộc sống thành cái đẹp trong nghệ thuật. Khi đến đọc các câu chuyện của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy rõ nét riêng, phong cách ngang tang của một người nghệ sĩ dám lựa chọn con đường đi riêng. Lấy nó làm vũ khí để chống lại một xã hội nhố nhắng không ra Tây, không ra Tàu thời bấy giờ.
Nổi bật trong số các tác phẩm của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là tác phẩm “Chữ người tử tù”. Truyện ngắn được rút ra trong tập “Vang bóng một thời” viết năm 1940. Truyện xây dựng hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện nhưng nhờ vào tình yêu cái đẹp mà có mối quan hệ thật đặc biệt.
Câu chuỵện kể về Huấn Cao – một nhà nho tài hoa, rất nổi tiếng với tài viết chữ đẹp, ông là một tử tù vì cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triệu đình nên bị bắt. Trước khi Huấn Cao bị xử bắn, ông được giải đến một nhà lao Tỉnh Sơn, tại đây có viên quản ngục và thấy thơ vô cùng yêu quý cái đẹp, đặc biệt họ rất ngưỡng mộ tài hoa viết chữ đẹp của Huấn Cao. Nên khi trát gửi cho nhà ngục, thấy trong danh sách sáu tử tù có tên Huấn Cao, Viên quản ngục đã cử thầy thơ đi dọn sạch sẽ nơi Huấn Cao và các ngục tù ở. Và trong suốt khoảng thời gian Huấn Cao ở trong ngục, Viên quản ngục và thầy thơ đối xử cung kính, hầu hạ như kẻ ưới nhưng ông không hề động lòng hay đoái hoài đến.
Lúc Viên quản ngục biết được ngày xử tử Huấn Cao, trong lòng ông lo lắng và đã bàn với thầy thơ phải xin bằng được chữ của Huấn Cao để thoả long ước nguyện. Hai người sợ sệt đến nói chuyện với Huấn Cao, ban đầu ông còn tỏ ý khinh miệt họ nhưng trước thái độ chân thành và tình yêu cái đẹp sâu sắc của họ, Huấn Cao vô cùng cảm mến, khâm phục tấm lòng đó nên đã quyết định cho chữ vào chính cái đêm cuối trước khi bị xử chém.
Tóm Tắt Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân | Văn MẫuĐây là chuyện “lạ” hi hữu chưa từng xảy ra trước đây tại nhà lao tỉnh Sơn, ba con người, ba cái đầu chụm lại giữa không gian mờ mịt chỉ được thắp sáng bởi ngọn đèn dầu. Một người là tử tù, đang mang trên mình đầy xiềng xích nhưng vẫn không ngăn cản những nét chữ tuyệt vời đang múa lượn trên tấm lụa trắng, bên cạnh là hai cái đầu đang tỉ mẫn dõi theo, run rẩy chờ đợi chữ của Viên quản ngục và thầy thơ,
Sau khi viết xong, Huấn Cao còn khuyên nhủ hai người nên chọn một vùng quê để sinh sống, để giữ trọn tấm lòng thanh cao, chân thiện và tình yêu cái đẹp của mình. Nơi ngục tù này quá hỗn loạn và đầy rối ren, không thể là nơi để nuôi dưỡng cái đẹp. Viên quản ngục cảm thấy vô cùng biết ơn và trân trọng nên đã cúi lạy tạ Huấn Cao một cách chân thành nhất.
>> XEM THÊM: Phân Tích Nhân Vật Viên Quản Ngục