25/06/2018, 11:17

Soạn Bài Trong Lòng Mẹ Của Tác Giả Nguyên Hồng | Văn Mâu

(Soạn văn lớp 8) – Anh chị hãy soạn bài “Trong lòng mẹ” được trích trong tập kí “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng Đề bài: Soạn Bài Trong Lòng Mẹ Của Tác Giả Nguyên Hồng | Văn Mâu Bài Làm I – Tìm hiểu chung Tác giả Nhà văn Nguyên ...

(Soạn văn lớp 8) – Anh chị hãy soạn bài “Trong lòng mẹ” được trích trong tập kí “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng

Đề bài: Soạn Bài Trong Lòng Mẹ Của Tác Giả Nguyên Hồng | Văn Mâu

Bài Làm

I – Tìm hiểu chung

  • Tác giả

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982, quê ông ở thành phố Nam Định nhưng sinh sống chủ yếu tại Hải Phòng. Ông viết nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kí, thơ.

Năm 1996, nhà văn Nguyên Hồng được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Những tác phầm tiêu biểu: Những ngày thơ ấu, Cửa biển, Núi rừng Yên Thế, Bỉ vỏ, Bước đường viết văn….

  • Giới thiệu đoạn trích “Trong lòng mẹ”

“Trong lòng mẹ” là đoạn trích từ tập kí “Những ngày thơ ấu” kể về tuổi thơ cay đắng của bé Hồng và cảnh hai mẹ con bé Hồng gặp nhau sau những ngày xa cách. “Trong lòng mẹ” thấm đượm tình yêu thương, tình mẫu tử.

Đoạn trích viết theo thể hồi ký nên lời văn luôn phải chân thực, chính xác, mang giàu suy nghĩ và cảm tưởng của cá nhân tác giả.

soan bai trong long meSoạn Bài Trong Lòng Mẹ Của Tác Giả Nguyên Hồng | Văn Mâu

II – Trả lời câu hỏi

Phân tích nhân vật người cô trong cuộc hội thoại với chú bé Hồng.

Tuy nhân vật người cô không xuất hiện quá nhiều trong đoạn trích những vẫn khiến người đọc ấn tượng. Người cô nổi bật với sự tàn nhẫn, độc ác, luôn tỏ vẻ quan tâm nhưng lại chứa đựng những ý đồ xấu.

Dù hiểu cháu mình vô cùng đáng thương, mất cha, xa mẹ, lại rất dễ xúc động nhưng luôn muốn gieo rắc vào đầu đứa cháu những hoài nghi về việc mẹ nó bỏ nó, chưa đoạn tang chồng đã có con…để bé Hồng giận mẹ, khinh ghét, ruồng rẫy mẹ mình.

Hơn thế nữa, người cô cũng hiểu rõ chị dâu mình đang rơi vào tình cảnh khốn khổ, không phải dễ dàng gì đem dứt bỏ hai đứa con thơ để đi thêm bước nữa. Nhưng bà ta lại lấy điều đó làm niềm vui, thích thú khi thấy chị dâu lâm vào cảnh đó. Thái độ của bà cô như khoét cái hố sâu hơn ngăn cách tình mẹ con, dù bé Hồng có khóc, có xót xa cho mẹ thì bà cô vẫn cười, để làm bé thêm đau.

Tình yêu thương của bé Hồng với mẹ được thể hiện như thế nào?

Bé Hồng tuy còn rất nhỏ nhưng vô cùng yêu thương, hiếu thảo với mẹ mình. Dù người ta có nói gì đi chăng nữa, bé vẫn tin và kính trọng mẹ. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với mẹ được thể hiện qua các chi tiết như:

  • Dù xa mẹ đã một năm, bị bà cô cố tình chia rẽ tình cảm mẹ con nhưng bé Hồng vẫn giữ tình thương và lòng kính trọng mẹ nguyên vẹn
  • Không hề trách mẹ đã có con dù chưa đoạn tang cha, bé hiểu vì mẹ goá chồng, mẹ túng bần, mẹ quá khổ mới đành bỏ hai con đi tha phương cầu thực
  • Khi nghe những lời của bà cô xúc phạm người mẹ bất hạnh của mình, bé hồng càng thương mẹ hơn, nước mắt cứ chảy ròng ròng đầm đìa ở cằm, ở cổ.
  • Bé Hồng cảm thấy căm ghét những hủ tục đã đày đoạ mẹ mình được thể hiện qua câu văn: “ Giá như cổ tục đầy đoạ mẹ là những vật như hòn đá, đầu gỗ mục, cục thuỷ tinh, tôi sẽ vồ lấy mà cắn, mà nhai, ghiền nát thành vụn mới thôi”
  • Và chỉ cần nhìn thoáng qua, bé đã biết chính xác mẹ mình. Hồng cảm thấy vui sướng cực độ như thấm vào da thịt.

Hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất thơ, chất trữ tình

Chất thơ, chất trữ tình trong văn Nguyên Hồng được thể hiện qua ba phương diện:

  1. Tình huống truyện: Bé Hồng nghe những lời mia mai, cay nghiệt của bà cô với ý đồ thâm độc muốn gây rạn nứt tình cảm mẹ con nhưng bé Hồng không những không ghét mà còn thấy kính trọng, yêu thương mẹ hơn. Bé muốn phá tan những hủ tục đang làm đau khổ mẹ mình
  2. Cảm xúc của bé Hồng được miêu tả chân thực, xúc động vừa có sự sót xa, căm giận vừa tràn đầy tính yêu thương
  3. Nguyên Hồng lựa chọn kết hợp giữa cách kể và biểu lộ tình cảm để có thể biểu đạt tâm trạng nhân vật nhiều cảm xúc dạt dào, nhân văn nhấ

Kết luận

 Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” chúng ta thấy được nỗi vật vả, khổ cực của những người phụ nữ, nhi đồng xưa luôn bị các tư tưởng xã hội phong kiến áp đặt. Đoạn trích cũng thể hiện sự trân trọng của tác giả với vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ em cũng như đức tính giàu sự hi sinh, cao quý của người phụ nữ.

>> XEM THÊM: Văn Mẫu Hay

0