25/06/2018, 11:17

Soạn Bài Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 Đến Hết Thế Kỉ 20

[Soạn văn lớp 12] – Anh chị hãy soạn bài “KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX” Đề bài: Soạn bài Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 Đến Hết Thế Kỉ 20 Bài Làm I – Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng ...

[Soạn văn lớp 12] – Anh chị hãy soạn bài “KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX”

Đề bài: Soạn bài Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 Đến Hết Thế Kỉ 20

Bài Làm

I – Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

1) Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội

  • Nền văn học mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , thống nhất về tư tưởng , tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
  • Chiến tranh kéo dài suốt 30 năm đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc.
  • Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài còn hạn chế

2) Những chặng đường phát triển tiêu biểu

A – Từ 1945 đến 1954

  • Nội dung: Phản ánh niềm vui khi nước nhà độc lập, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
  • Thể loại:
  • Truyện ngắn và kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp (Đôi mắt – Nam Cao, Truyện Tây Bắc – Tô Hoài…)
  • Thơ: đạt được những thành tựu xuất sắc (Tây Tiến – Quang Dũng, Việt Bắc – Tố Hữu…)
  • Một số vở kịch phản ánh sinh động hiện thực cách mạng và kháng chiến (Bắc Dơn, Những người ở lại – Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa – Học Phi…)
  • Lí luận, nghiên cứu, phê bình bước đầu được chú ý (Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam – Trường Chinh, Mấy vấn đề nghệ thuật – Nguyễn Đình Thi…)

B – Từ 1955 đến 1964

  • Nội dung: Ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước , nỗi đau hai miền Nam Bắc bị chia cắt…
  • Thể loại
  • Văn xuôi: mở rộng đề tài , bao quát nhiều vấn đề và phạm vi hiện thực cuộc sống (Vợ nhặt – Kim Lân, Sông Đà – Nguyễn Tuân,…)
  • Thơ: phát triển mạnh với nguồn cảm hứng chính là sự hòa hợp giữa cái riêng với cái chung, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc (gió lộng – Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa – Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu…)
  • Kịch được dư luận chú ý (Một đảng viên – Học Phi, Chị Nhàn – Đào Hồng Cẩm…)

C – Từ 1965 đến 1975

  • Nội dung: Viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
  • Thể loại:
  • Văn xuôi: phát triển mạnh mẽ,phản ánh nhanh nhạy, kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng, tạo được sự hấp dẫn người đọc (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Hòn Đất – Anh Đức…)
  • Thơ: đạt được hiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến mới của thơ ca hiện đại (Ra trận, máu và hoa – Tố Hữu, Hoa dọc chiến hào – Xuân Quỳnh…)
  • Kịch: có những thành tựu đáng ghi nhận (Đại hội trưởng của tôi – Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt- Vũ Dũng Minh,…)
  • Lí luận, phê bình: xuất hiện nhiều công trình có giá trọ của Lê Đình Kị, Đặng Thai Mai…
van hoc viet namSoạn bài Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 Đến Hết Thế Kỉ 20

II – Tổng kết giá trị văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

Văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có những thành tựu và hạn chế sau:

  • Thành tựu:
  • Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Xây dựng được đội ngũ nhà văn đông đảo thuộc nhiều thế hệ , yêu nước, có tài, có trải nghiệm từ thực tế đời sống, chiến đấu.
  • Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc.
  • Phát triển cân đối và toàn diện về mặt thể loại và đạt nhiều thành tưu về nghệ thuật.
  • Hạn chế:
  • Một số tác phẩm miêu tả cuocj sống , con người còn đơn giản, phiến diện
  • Phong cách nhà văn chưa được phát huy mạnh
  • Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm đôi khi còn thấp
  • Phê bình văn học ít coi trọng khám phá nghệ thuật, chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn chính trị.

Văn học vùng địch tạm chiếm (văn học dưới chế độ thực dân đế quốc): bị phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau (tiêu cực – phản động; yêu nước  và cách mạng; lành mạnh, tiến bộ). Văn học yêu nước và cách mạng tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại và tùy hoàn cảnh khi lắng xuống lúc bùng lên với nhiều tác phẩm chiến đấu trực tiếp với kẻ thù.

>> XEM THÊM: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 Đến 1975

0