25/06/2018, 11:17

Tóm Tắt Tiểu Sử Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Khuyến

(Soạn văn lớp 12) – Anh chị hãy tóm tắt tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Khuyến Đề bài: Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Khuyến về cuộc đời và sự nghiệp của Ông Bài Làm Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909, tên thật là Nguyễn Thắng, tên hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu ...

(Soạn văn lớp 12) – Anh chị hãy tóm tắt tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Khuyến

Đề bài: Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Khuyến về cuộc đời và sự nghiệp của Ông

Bài Làm

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909, tên thật là Nguyễn Thắng, tên hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi. Ông sinh sống tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Cha ông là Nguyễn Tông Khởi, thi đỗ ba khóa tú tài, mẹ là bà Trần Thị Thoan nguyên là con của ông Trần Công Trạc từng đỗ tú tài.

Về cuộc đời của Nguyễn Khuyến

Thửa nhỏ, Nguyễn Khuyến đã là một người nổi tiếng thông minh, hiếu học. Vào năm 1864, ông đã thi đỗ đầu Giải nguyên ở trường Hà Nội. Năm sau đó, ông thi Hội nhưng không đỗ nên đã tu chí ở lại kinh đô theo học trường Quốc tử giám và từ đó ông cũng đổi tên Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến để thể hiện ý chí cố gắng, nổ lực hơn nữa.

Và đến năm 1871, ông đỗ liên tiếp Hội Nguyên và Đình Nguyên nên được mọi người gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ. Năm 1873, Nguyễn Khuyến được bổ nhiệm làm quan chức Đốc Học rồi thăng lên chức Án Sát tỉnh Thanh Hóa. 4 năm sau (năm 1877) ông được làm Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng năm sau, ông lại bị giáng chức, điều lại về Huế và chỉ giữ một chức quan nhỏ ở Quốc Tử Giám. Trước tình hình triều đình rối ren, nước mất nhà tan, các cuộc phong trào đấu tranh yêu nước như phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thiết nổ ra mạnh mẽ, được nhân dân hưởng ứng được nhưng rồi cũng bị dập tắt, tan rã, Nguyễn Khuyến cảm thấy bất lực. Ông không thể thực hiện ước mơ trị quốc bình thiên hạ nên đã xin cáo quan về ở ẩn tại Yên Đỗ.

Nguyễn Khuyến mất năm 1884 tại quê nhà.

Nguyễn Khuyến, một vị quan thanh liêm, chính trực, có tài năng, yêu quê hương, dân tộc. Nhưng vì thời cuộc mà ông đã phải sống cả đời trong tâm trạng bất mãn, bế tắc với xã hội cũ, những tư tưởng, ý niệm của Nguyễn Khuyến đều được thể hiện rõ qua các tác phẩm thơ ca của ông

tieu su nguyen khuyenTóm Tắt Tiểu Sử Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Khuyến.

Sự nghiệp nghệ thuật của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông có tâm hồn rộng mở, yêu cuộc sống, yêu làng quê thiên nhiên. Dường như thơ của ông chân thật, mộc mạc, gần gũi giống như con người của ông vậy.

Các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ có thể kể đến như: Quế sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Yên Đỗ thi tập, Cẩm Ngữ và còn rất nhiều sáng tác về bài ca, văn tế, câu đối bài hát ả đào được rất nhiều người yêu thích. Trong đó có tập thơ “Quế sơn thi tập” với hơn 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm được viết theo nhiều thể loại khác nhau.

Đối với các bài thơ viết bằng chữ Hán, Nguyễn Khuyến thường viết theo lối thơ trữ tình để thể hiện nổi lòng, cảm xúc của chính mình. Còn bộ phận thơ Nôm, ông mang lối trào phúng trữ tình, chủ yếu ông muốn mang những tư tưởng của Lão Trang, của triết lý Đông Phương vào thơ của mình để nói đến sự bất mãn đối với triều đình, với xã hội phong kiến bấy giờ

Nguyễn Khuyến – nhà thơ trữ tình, tráo phúng xuất sắc nhất, ông chính là nhà thơ của làng quê, nông thôn Việt Nam. Đọc những tác phẩm thơ ca của Nguyễn Khuyến, dường như chúng ta thấy được niềm băn khoăn, tâm sự của chính tác giả. Dù trải qua biết bao thời đại nhưng dường như các sáng tác của ông vẫn luôn làm người đọc cảm thấy “xót xa” dù trong câu chữ luôn là những vần thơ vui tươi, yêu đời.

>> XEM THÊM: Tiểu sử Tố Hữu

>> XEM THÊM: Tiểu Sử Nguyễn Trãi

0