Soạn Bài Chiếc Lược Ngà Của Nhà Văn Nguyễn Quang Sáng
(Soạn văn lớp 9) – Anh chị soạn bài Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng– Bài làm văn của học sinh lớp 9 trường THCS Hai Bà Trưng Đề bài: Soạn Bài Chiếc Lược Ngà Của Nhà Văn Nguyễn Quang Sáng Bài Làm I – Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng – Sinh năm 1932 mất ...
(Soạn văn lớp 9) – Anh chị soạn bài Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng– Bài làm văn của học sinh lớp 9 trường THCS Hai Bà Trưng
Đề bài: Soạn Bài Chiếc Lược Ngà Của Nhà Văn Nguyễn Quang Sáng
Bài Làm
I – Tìm hiểu về tác giả
Nguyễn Quang Sáng – Sinh năm 1932 mất năm 2014, quê ông ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Nguyễn Quang Sáng tham gia tích cực hoạt động cách mạng, ở thời kỳ chống Pháp ông hoạt động chiến trường Nam Bộ. Từ năm 1954, ông tập kết ra bắc và bắt đầu sự nghiệp viết văn. Đến khi kháng chiến chống Mỹ nổ ra, ông lại trở về Nam Bộ và tiếp tục sáng tác văn học.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã sáng tác rất nhiều truyện ngắn, kịch bản phim, tiểu thuyết dài và nội dung xuyên suốt các tác phẩm của ông hầu như viết về cuộc sống và con người ở Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như sau khi đất nước Hòa Bình. Lối viết của nhà văn vừa giản dị, mộc mạc, vừa sâu sắc mang đậm phong cách độc đáo đậm chất Nam Bộ từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên đến cách khắc họa tính cách con người.
Về truyện ngắn Chiếc Lược Ngà đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết vào năm 1966 tại cuộc kháng chiến chống Mỹ quyết liệt của nhân dân ta ở chiến trường Nam Bộ. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông, qua cách miêu tả đặc sắc tâm lý nhân vật và việc xây dựng tình huống bất ngờ, Nguyễn Quang Sáng đã đưa đến cho người đọc những xúc cảm vô cùng về tình cảm cha con bất tử của ông Sáu và bé Thu.
II – Tìm hiểu về tác phẩm
- Diễn biến tâm lý của bé Thu khi gặp và nhận cha
Trước khi nhận ra ông Sáu là cha mình: Trong khi ông Sáu hồi hộp chờ đợi được gặp con, vui mừng, vồ vập muốn trao cho con tình cảm yêu thương của mình thì bé Thu luôn lảng tránh, lạnh nhạt, ngờ vực vì thấy ông Sáu có một vết sẹo trên mặt không giống với cha của mình trong tấm ảnh.
Soạn Bài Chiếc Lược Ngà Của Nhà Văn Nguyễn Quang Sáng
–> Đây là một phản ứng tâm lý hết sức tự nhiên của một đứa bé, vì em nhỏ tuổi, chưa từng gặp cha, chỉ thấy cha trong bức hình với má. Nên khi thấy hình ảnh “khác” của cha mình, bé rất khó chấp nhận.
Khi bé Thu nhận ra cha mình: Bé Thu khi nghe bà kể, dường như khát khao thiêng liêng muốn có cha của bé vội trổi dậy, bé cất tiếng kêu thét lên “Ba….!” Rồi nhanh chóng chạy đến hôn khắp mặt cha, hôn cả vết sẹo dài trên má nữa, hai tay cứ xiết chặt lấy cổ, hai chân thì cấu chặt lấy ba…run sợ sẽ không giữ được cha.
–> Đây là giây phút của cuộc chia tay cha vô cùng thiêng liêng khiến ai cũng xúc động, bao tình cảm yêu thương, nổi nhớ, chờ đợi cha dồn nén bấy lâu nay được thể hiện một cách mạnh mẽ nhất.
Nguyễn Quang Sáng qua cách biểu hiện tâm lý, những miêu tả về hành động đã giúp ông thể hiện rõ tính cách của bé Thu vừa rạch ròi, sâu sắc, mạnh mẽ.
- Tâm trạng của ông Sáu với con được thể hiện như thế nào?
Khi biết bé Thu không nhận ra mình, ông Sáu cảm thấy rất khổ tâm đến mức ông không thể nào khóc được và ông cứ chờ đợi, ở bên. Và khi con nhận ra mình ông vui sướng tốt cùng nhưng xen vào đó là nỗi day dứt, ân hận khi lại một lần nữa phải xa con để trở về khu căn cứ để tiếp tục chiến đấu.
Lúc ở chiến trường, ông Sáu không phút giây nào không nhở đến con, và cảm thấy vui mừng khi kiếm được một khúc ngà có thể làm chiếc lược tặng con mình. Hàng ngày, ông dồn hết tâm trí để làm thật đẹp cây lược, tỉ mẫn khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”! Trước khi hi sinh, ông Sáu cũng không quên nhờ đồng đội trao “chiếc lược ngà” đến tay đứa con gái của mình.
Những chi tiết khắc họa tâm trạng ông Sáu không chỉ cho ta thấy tình cảm cha con thắm thiết mà còn là một nổi xót thương tha thiết trước sự mất mát, tình cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho dân tộc ta.
III – Kết Luận
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được kể theo lời trần thuật của nhân vật ông Ba – bạn thân ông Sáu vừa có tác dụng rõ rệt trong việc bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật, vừa thể hiện nội dung tư tưởng của truyện.
Chiếc lược ngà chính là kỷ vật của người cha trao cho con của mình trước lúc hi sinh, đây là một báu vật thiêng liêng chứa đựng một tình cảm cha con sâu nặng. Hơn thế nữa, chiếc lược ngà còn là biểu tượng cho sự hi vọng, niềm tin, và tình phụ tử yêu thương.
>> XEM THÊM: Tóm tắt tác phẩm Chiếc Lược Ngà