25/05/2017, 00:21

Tình yêu lứa đôi của người phụ nữ trong ca dao tình yêu đôi lứa.

Đề bài: Tình yêu lứa đôi qua tâm sự của người phụ nữ trong ca dao tình yêu đôi lứa được thể hiện trong ca dao tục ngữ của dân tộc.  Cùng với nền văn học viết thì nền văn học dân gian Việt Nam cũng vô cùng phát triển với rất nhiều những tác phẩm hay, đề tài phong phú, đa dạng không chỉ phản ánh xã ...

Đề bài: Tình yêu lứa đôi qua tâm sự của người phụ nữ trong ca dao tình yêu đôi lứa được thể hiện trong ca dao tục ngữ của dân tộc.  Cùng với nền văn học viết thì nền văn học dân gian Việt Nam cũng vô cùng phát triển với rất nhiều những tác phẩm hay, đề tài phong phú, đa dạng không chỉ phản ánh xã hội mà còn phản ánh được toàn bộ đời sống sinh hoạt của người dân như: lao động sản xuất, tình yêu lứa đôi, phong tục văn hóa…Trong văn học dân gian cũng có rất nhiều thể loại khác ...

Đề bài: Tình yêu lứa đôi qua tâm sự của người phụ nữ trong ca dao tình yêu đôi lứa được thể hiện trong ca dao tục ngữ của dân tộc.

 Cùng với nền văn học viết thì nền văn học dân gian Việt Nam cũng vô cùng phát triển với rất nhiều những tác phẩm hay, đề tài phong phú, đa dạng không chỉ phản ánh xã hội mà còn phản ánh được toàn bộ đời sống sinh hoạt của người dân như: lao động sản xuất, tình yêu lứa đôi, phong tục văn hóa…Trong văn học dân gian cũng có rất nhiều thể loại khác nhau như: truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao tục ngữ, trong đó thì mỗi thể loại lại hướng đến những đề tài phản ánh đặc trưng của thể loại mình. Trong ca dao thì có đến hơn sáu mươi phần trăm các tác phẩm viết về đề tài tình yêu, trao duyên của thanh niên đôi lứa, trong chương trình giáo dục của trung học phổ thông cũng đưa vào một số những bài ca dao tiêu biểu viết về đề tài này. Và phần lớn của những bài ca dao đó là lời của những người phụ nữ thể hiện tâm sự, nỗi niềm của mình về tình yêu.

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ vốn phải chịu rất nhiều những bất công, không chỉ bởi những định kiến ngặt nghèo của xã hội về người phụ nữ như đạo Tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” cũng như quan niệm về công – dung – ngôn – hạnh ở người phụ nữ. Nếu không theo những quy chuẩn đó thì sẽ bị xã hội lên án. Vì vậy mà thân phận của người phụ nữ thường phải chịu rất nhiều bất công bởi những định kiến khắt khe đó. Một trong những vấn đề mà người phụ nữ phong kiến gặp phải trong hôn nhân, tình yêu nữa là vấn đề muôn đăng hậu đối. Và thông thường, những người phụ nữ xưa không được lựa chọn người yêu, đối tượng hôn nhân cho mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Những cô gái đến tuổi lấy chồng đều không khỏi lo lắng, bồi hồi bởi không biết người mình lấy sẽ là ai, tính cách như thế nào và có yêu thương, chăm sóc mình không. Số phận và tương lai của những người phụ nữ này hoàn toàn phụ thuộc vào sự đối xử của những người đàn ông, người chồng tương lai của mình. Câu ca dao này thể hiện được vẻ đẹp của người con gái, đó chính là vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ như “tấm lụa đào”, không chỉ đẹp mắt mà còn vô cùng êm ái, dịu dàng. Câu ca dao như nói đến sự hoàn mĩ về dáng vẻ bề ngoài của người con gái. Tuy nhiên, đẹp là vậy, kiêu sa là vậy nhưng lại được mang bán như một món hàng ở chợ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”, phất phơ là trạng thái không cố định.

Tấm lụa đẹp và có giá trị như vậy nhưng lại được mang ra chợ bán như bao thứ đồ vật thông thường khác, phải đối mặt với sự bát nháo, ồn ào của chốn bán buôn, bị nhấc lên đặt xuống mặc cả giá cao thấp. Tình cảnh này đặt vào trong mối quan hệ  với thân phận của người phụ nữ chỉ số phận bất định, tình yêu hôn nhân được rao bán như một thứ đồ hàng, và thứ đồ hàng đó rơi vào tay ai thì còn là một dấu hỏi lớn, có thể bình an hạnh phúc nếu như người chồng ấy biết quan tâm, chăm sóc. Nhưng nếu ngược lại, anh ta là một kẻ gia trưởng, tệ bạc thì cuộc đời của những cô gái này sẽ vô cùng đau khổ, bất hạnh. Sống nhưng không thể định đoạt được số phận, hạnh phúc cho mình thì người con gái ấy cũng đâu khác gì một thứ đồ hàng, tình cảnh ấy thật khiến cho con người cảm thấy xót xa.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”

Nếu như câu ca dao trước đó nói về vẻ đẹp bề ngoài của người con gái để nhấn mạnh đến cuộc sống hôn nhân đầy bất định trong tương lai thì trong câu ca dao này, nhân vật trữ tình, cũng tức người con gái không có vẻ đẹp hình thức bắt mắt, có thể không duyên dáng, xinh đẹp hay điệu đà “Thân em như củ ấu gai”. Trong xã hội xưa cũng vậy mà ngày nay cũng có nhiều nét tương đồng, đó chính là quan niệm “nhìn mặt mà bắt hình dong”, tức là quá chú trọng vào vẻ bề ngoài của người con gái, thậm chí dùng cái vẻ bề ngoài đó để đánh giá một cách phiếm diện về con người này. Như vậy là rất bất công, câu ca dao này cũng thể hiện vẻ đẹp nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn bên trong của những cô gái có vẻ bề ngoài ngỡ gai góc, xù xì đó “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”.

Và có thể nhận biết được hết những vẻ đẹp tiềm ẩn này thì những người con trai chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim, bằng tấm lòng “Anh ơi nếm thử mà xem/ Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”. Xã hội xưa đối xử với những con người không có vẻ đẹp hình thức rất bất công, họ sẽ bị rẻ rúng, coi thường, thậm chí cả đời bị hắt hủi và cũng không thể có được hạnh phúc như những người đàn bà bình thường, và nếu có may mắn được làm một người vợ, một người mẹ đi nữa thì những ông chồng của họ cũng có rất nhiều vấn đề, hoặc có vấn đề không được như những người đàn ông bình thường khác.

Câu ca dao trên thể hiện khát vọng tình yêu, hôn nhân của người phụ nữ, mà cụ thể ở đây là những người phụ nữ có vẻ đẹp khuất lấp bên trong một hình thức xù xì, gai góc. Khát vọng này hoàn toàn chính đáng và đáng được trân trọng bởi dù có thế nào thì họ cũng là những người phụ nữ bình thường, họ muốn yêu và được yêu,  mong muốn tìm cho mình một người chồng tốt. Bên cạnh sự bất định trong tương lai số phận của những cô gái đến tuổi lập gia đình, khát vọng tình yêu của những cô gái có hình thức bề ngoài xấu xí thì các bài ca dao còn nói về tình yêu thương vô bờ bến, sự chung thủy của người vợ đối với người chồng xa nhà:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt trên vai”

Bài ca dao mượn hình ảnh của chiếc khăn để nói về nỗi lòng bồn chồn, không yên của người phụ nữ khi có chồng xa nhà. Đó chính là nỗi nhớ nhung xuất phát từ chính tấm lòng yêu thương của người phụ nữ ấy. Mọi cảm xúc của người phụ nữ đều bị chi phối bởi người yêu, người chồng của mình:

“Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Như vậy, khi người chồng xa nhà, người vợ ở nhà luôn luôn mong mỏi, trông ngóng tin tức từ người chồng. Và khi chưa biết được tình hình của chồng mình ra sao thì người vợ ấy luôn trong tâm trạng bất an, lo phiền “Đên qua em những lo phiền” và những nỗi lo phiền này cũng rất bộn bề, lan giải “Lo vì một nỗi không yên một bề” đó chính là nỗi lo vợ chồng xa cách, không có sự đoàn viên. Nỗi lo lắng này thể hiện được tấm lòng của vợ với người chồng của mình, cũng là nỗi bất an trước hạnh phúc lứa đôi.

Như vậy, những bài ca dao về chủ đề tình yêu đôi lứa bao gồm rất nhiều những câu ca dao thể hiện được nỗi lòng, tâm trạng của người phụ nữ trước tình yêu, hôn nhân, cùng với đó là những khát khao hạnh phúc cao đẹp, chính đáng. Vì xã hội phong kiến xưa tạo rất nhiều rào cản, khiến cho hạnh phúc của người phụ nữ trở nên bất định, mong manh hơn. Hiểu như vậy ta mới càng thêm trân trọng, đồng cảm với những lo lắng, khát vọng đầy chính đáng này.

 

0