Tư tưởng nhân nghĩa ở Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Đề bài: Em hãy trình bày tư tưởng nhân nghĩa của tác phẩm Bình ngô đại cáo của nhà thơ Nguyễn Trãi, để từ đó thấy được tấm lòng trung quân ái quốc của ông. Là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi đã cống hiến cho nền văn học ấy rất nhiều những áng thơ văn nổi tiếng, ...
Đề bài: Em hãy trình bày tư tưởng nhân nghĩa của tác phẩm Bình ngô đại cáo của nhà thơ Nguyễn Trãi, để từ đó thấy được tấm lòng trung quân ái quốc của ông. Là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi đã cống hiến cho nền văn học ấy rất nhiều những áng thơ văn nổi tiếng, có giá trị cao không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cả về mặt nội dung cũng như giá trị tư tưởng. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn ...
Đề bài: Em hãy trình bày tư tưởng nhân nghĩa của tác phẩm Bình ngô đại cáo của nhà thơ Nguyễn Trãi, để từ đó thấy được tấm lòng trung quân ái quốc của ông.
Là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi đã cống hiến cho nền văn học ấy rất nhiều những áng thơ văn nổi tiếng, có giá trị cao không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cả về mặt nội dung cũng như giá trị tư tưởng. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi, đó chính là tác phẩm “Bình ngô đại cáo”, đây là áng văn chính luận xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì trung đại, được các nhà nghiên cứu đánh giá là áng thiên cổ hùng văn, và trong tâm thức của độc giả thì Bình ngô đại cáo còn là một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai, sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt. Nội dung nổi bật lên trong tác phẩm “Bình ngô đại cáo”, cũng là một trong những tư tưởng chủ chốt làm nên giá trị của tác phẩm, đó chính là tư tưởng nhân nghĩa.
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc mà ông còn là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, ông cũng đã có rất nhiều những kế sách, mưu lược, đóng góp lớn vào chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn. Nói đến điều này để ta có thể thấy được Nguyễn Trãi viết tác phẩm “Bình ngô đại cáo” không chỉ bởi tư duy nhanh nhạy, sắc sảo của một nhà thơ xuất sắc mà còn bởi ông đã có những sự gắn bó nhất định với cuộc khởi nghĩa, đã từng trải nghiệm nên thấu hiểu hơn hết thế nào là tinh thần nhân nghĩa, cũng biết được làm sao để tinh thần ấy, tư tưởng ấy mãi được duy trì, phát triển. Vì được viết dựa trên những trải nghiệm của nhà thơ trong thực tiễn nên tác phẩm này càng có giá trị đặc biệt, không chỉ về mặt lí luận mà còn có cơ sở thực tiễn xác đáng.
“Bình ngô đại cáo” là tác phẩm mà Nguyễn Trãi viết theo sự ủy nhiệm của vua Lê Lợi, nhằm thông báo cho toàn thể dân chúng về thắng lợi hiển hách, lừng lẫy của quân ta đối với quân xâm lược nhà Minh. Trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi hết lòng đề cao tư tưởng nhân nghĩa, và tư tưởng này cũng là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm chính luận này. Ngay từ đầu tác phẩm, nhà thơ Nguyễn Trãi đã nêu rõ quan điểm của mình nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Theo Nguyễn Trãi, việc “nhân nghĩa” cốt yếu là ở “yên dân”. “Nhân nghĩa” ở đây thể hiện những hành động chính thống, nhằm những mục đích tốt đẹp. Theo đạo Nho của Khổng Tử và Mạnh Tử thì nhân nghĩa xuất phát từ một đường hướng chính trị, trong đó đề cao việc thân dân, tức uốn mình theo lợi ích của nhân dân, dành cho người dân những lợi ích không chỉ về kinh tế mà cả về mặt xã hội. Có như vậy lòng dân mới phục, triều đại quốc gia mới có thể trường tồn. Ở đây cũng vậy, Nguyễn Trãi đã đề cao việc nhân nghĩa, và cũng nhấn mạnh rằng nhân nghĩa cốt ở yên dân, muốn làm những việc trọng đại, chính nghĩa thì trước hết cần ổn định dân chúng, mang lại cho dân chúng một cuộc sống thanh bình, tốt đẹp.
Như vậy, ta có thể nói Nguyễn Trãi không chỉ am hiểu việc quân, việc nước mà ông luôn luôn đặt mình vào vị thế của người dân để thấy được những mong muốn tất yếu của những người dân sau khi đất nước hòa bình độc lập, đó là cuộc sống ấm no, đủ đầy. Câu thơ thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu tâm tư của người dân, có thể thấy ngay câu thơ đầu Nguyễn Trãi đã nói được những điều mà người dân mong muốn, người dân luôn tâm niệm nên dễ dàng gây được thiện cảm cũng như sự đồng lòng của toàn thể người dân đối với triều đại mới của vua Lê Lợi. Mặt khác, có thể thấy nữa đó chính là tầm nhìn xa trông rộng cũng như sự am hiểu về lịch sử.
Qua bao cuộc đấu tranh, qua bao sự thăng trầm, hưng thịnh, suy vong của các triều đại trước đó, Nguyễn Trãi nhận thấy được tầm quan trọng của nhân nhân. Họ là nguồn lực lao động sản xuất ra của cải, vật chất, song cũng là lực lượng đấu tranh chính khi đất nước xảy ra chiến tranh. Bởi suy cho cùng người lãnh đạo của các cuộc đấu tranh ấy có tài giỏi đến đâu, mưu lược có lợi hại như thế nào, nếu như không có sức mạnh đoàn kết của những người nhân dân thì các cuộc đấu tranh ấy không thể thành công. Nếu như một triều đại là con thuyền thì dân chúng lại là dòng nước. Nếu như dòng nước yên bình, phẳng lặng thì con thuyền sẽ luôn vững vàng, an toàn. Nhưng ngược lại, nếu như dòng nước có những con sóng lớn thì thuyền tất yếu sẽ bị lật đổ. Nói như thế ta có thể hiểu nếu một triều đại biết quan tâm đến đời sống của dân chúng, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì những người dân dưới sự quản lí của triều đình ấy sẽ luôn trung thành, phụng sự và bảo vệ triều đình.
Nhưng nếu triều đình ấy quản lí người dân bằng bạo lực, những chính sách hà khắc, làm cho cuộc sống của người dân đói khổ, lầm than thì tất yếu họ sẽ nổi dậy đấu tranh, lật đổ triều đình ấy. Bởi dòng nước ấy có thể đẩy thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền bất cứ lúc nào. Nhận thức sâu sắc về vai trò của quần chúng nhân dân nên Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nói đến điều này như một sự khẳng định đầy chắc chắn, bởi triều đại hay gần hơn là vị vua trị vì tuy có địa vị cao nhất, cũng là người đứng đầu của cả nước, nhưng suy cho cùng thì cũng là người được nhân dân suy tôn để bảo vệ cho cuộc sống, đảm bảo được lẽ công lí, công bằng trong cuộc sống sinh hoạt của họ.
Vì vậy mà một đất nước muốn trường tồn, muốn phát triển thì cần đề cao tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc. Bởi chỉ có như vậy thì triều đại mới vững bền, có thể trường tồn mà vững mạnh đi lên. Câu thơ cũng như lời khẳng định chắc chắn với người dân rằng triều đại mới của nghĩa quân Lam Sơn sẽ luôn lấy việc bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân là cái đích hướng đến, nói như vậy không chỉ thể hiện được tấm lòng của người đứng đầu đất nước là vua Lê Lợi với người dân mà còn mang đến sự an tâm, đảm bảo cho người dân. Đồng thời, lời thơ cũng như sự nhắc nhở, khuyên bảo một cách tế nhị, khéo léo đối với vua Lê Lợi về đường hướng quản lí triều đại, quản lí nhân dân.
Quần chúng nhân dân là những người vào sinh ra tử, chấp nhận bao nhiêu hi sinh, mất mát để cùng nghĩa quân Lam Sơn giành lại được độc lập từ tay quân Minh, vì vậy có thể nói chiến thắng này thuộc về quần chúng dân dân. Với công lao to lớn ấy họ xứng đáng nhận được một cuộc sống yên bình, tốt đẹp no ấm, đủ đầy. Họ có quyền được hạnh phúc, được đảm bảo quyền sống, quyền mưu sinh, và người đảm bảo, mang lại cuộc sống ấy cho họ không ai khác mà chính là những người ở tầng lớp trên, vua qua của triều đình.
Như vậy, bài thơ “Bình ngô đại cáo” là một “áng thiên cổ hùng văn”, là một tác phẩm văn chính luận xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Điều làm lên giá trị cho tác phẩm này không thể không kể đến tư tưởng nhân nghĩa mà nhà thơ Nguyễn Trãi đặc biệt nhấn mạnh. Tư tưởng này hoàn toàn đúng đắn bởi nó không chỉ có ý nghĩa dưới thời đại của vua Lê Lợi mà còn ý nghĩa đến tận ngày nay. Việc đề cao vai trò, vị trí của nhân dân cũng như nhắc nhở “quân điếu phạt” phải dốc sức bảo vệ cuộc sống yên bình, lo đủ, diệt trừ cái tàn bạo, cái xấu xa, độc ác trong xã hội để đảm bảo cho cuộc sống yên bình đó. Đây là một tư tưởng tiến bộ, thể hiện tầm vóc tư tưởng của chính nhà thơ Nguyễn Trãi.