Ý nghĩa bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.
Đề bài: Em hãy phân tích Ý nghĩa bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu để qua đó thấy được một thời kì lịch sử đang sống động trong tác phẩm này. Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã rất nhiều lần phải đối mặt với rất nhiều âm mưu xâm chiếm của các thế lực ...
Đề bài: Em hãy phân tích Ý nghĩa bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu để qua đó thấy được một thời kì lịch sử đang sống động trong tác phẩm này. Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã rất nhiều lần phải đối mặt với rất nhiều âm mưu xâm chiếm của các thế lực ngoại xâm. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh đó, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của các vị tướng tài giỏi, của các bậc minh quân thì đã đánh bại được hết tất cả những cuộc chiến ...
Đề bài: Em hãy phân tích Ý nghĩa bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu để qua đó thấy được một thời kì lịch sử đang sống động trong tác phẩm này.
Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã rất nhiều lần phải đối mặt với rất nhiều âm mưu xâm chiếm của các thế lực ngoại xâm. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh đó, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của các vị tướng tài giỏi, của các bậc minh quân thì đã đánh bại được hết tất cả những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy của các thế lực ngoại xâm. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm ấy, quân dân ta đã rất nhiều lần giành những chiến thắng vang dội, không chỉ đánh bại quân thù và còn khiến cho chúng kinh hồn bạt vía. Một trong số những chiến thắng hiển hách, oai hùng ấy không thể không kể đến chiến thắng của nhà Trần trong ba lần đại phá quân Nguyên – Mông, và trận chiến đã đi vào lịch sử dân tộc đó là trận chiến trên sông Bạch Đằng. Viết về con sông Bạch Đằng huyền thoại ấy bằng tất cả tình yêu dành cho đất nước, dành cho dân tộc cũng như niềm tự hào đối với truyền thống anh hùng, truyền thống đấu tranh của dân tộc, nhà thơ Trương Hán Siêu đã viết bài phú “Phú sông Bạch Đằng”.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được viết trong hoàn cảnh nhà thơ Trương Hán Siêu đi ngao du, ngắm cảnh nơi con sông Bạch Đằng lịch sử, con sông nằm giữa hai vùng đó là Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay. Sau khi nhà Trần giành những chiến công hiển hách, mang độc lập, hòa bình về cho dân tộc thì thời hậu Trần, các vua quan không chịu chăm lo việc nước mà suốt ngày chỉ biết ăn chơi, sa đọa vào cuộc sống hưởng lạc. Là một con người yêu nước nhưng cũng rất ý thức trước trách nhiệm với đất nước nên Trương Hán Siêu đã rất đau lòng trước thực trạng sa đọa đó. Ông đã đi ngao du sông Bạch Đằng, sống lại với những kí ức hào hùng xưa, đó là một thời kì dữ dội nhưng cũng rất oai hùng, lẫm lẫm liệt của một dân tộc yêu hòa bình,có tinh thần đấu tranh bảo vệ hòa bình đó.
“Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”
Hành trình đến được con sông Bạch Đằng lịch sử còn phải trải qua các cửa, các bến như cửa Đại Than, bến Đông Triều, đây đều là những địa danh tiếp giáp, nối liền với con sông Bạch Đằng “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều”, những địa danh này ít nhiều ta thấy quen thuộc bởi đã từng thấp thoáng trong dấu tích của cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc xưa. Khi đến sông Bạch Đằng dòng nước chảy xuôi chiều và dường như yên ắng, bình lặng hơn rất nhiều “Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều”, “bát ngát” gợi ra được không gian rộng, thoáng choáng ngợp tầm mắt, câu thơ “Bát ngát sóng kình muôn dặm” gợi liên tưởng đến lớp lớp sóng trải dài trên mặt nước như vô tận “muôn dặm”. Và trong cái nhìn của nhà thơ thì những con sóng nước đó không trong nhịp vận động thông thường mà thiết tha, đầy gợi cảm “Thướt tha đuôi trĩ một màu”.
Không chỉ đẹp bởi dòng nước êm du, dịu nhẹ, đẹp bởi những con sóng thướt tha mà vẻ đẹp của con sông còn được nhà thơ Trương Hán Siêu gợi ra qua sắc nước, đó là màu sắc có sự hòa hợp đến lạ kì với màu của bầu trời “nước trời một sắc”, và phong cảnh dòng sông cũng trở nên đẹp hơn “phong cảnh ba thu”.Trong sự nhạy cảm của nhà thơ thì dòng sông bình dị ấy cũng trở nên vô cùng tươi đẹp, đó chính là tình yêu, sự gắn bó của nhà thơ đối với cảnh sắc thiên nhiên, non sông gấm vóc của đất trời. Nhưng dù có cảm thấy đẹp đẽ, sắc màu thì trong cảm nhận của nhà thơ Trương Hán Siêu, con sông Bạch Đằng đã trở nên trầm, buồn và còn có phần hoang vắng, đìu hiu hơn trước đó rất nhiều:
“Bờ lau san sát, bến lác đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Bên hai bên bờ sông, những đám cỏ lau mọc um tùm, san sát “bờ lau san sát”, bến nước vắng vẻ, hiu quạnh “bến lác đìu hiu”. Cảnh vật ấy làm cho cảnh vật của con sông trở nên hoang sơ, quạnh quẽ, gợi cho con người cảm giác trống vắng, mơ hồ buồn. Và dòng sông tưởng chừng như rất êm đềm, lặng lẽ đó nhưng trước đó nó là một dòng sông anh hùng, nó đã nhấn chìm những giấc mộng cướp nước của thế lực xâm lăng, và vết tích thì vẫn còn lưu giữ mãi bên dưới lòng sông “Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, cảnh vật mà nhà thơ gợi ra có phần hơi ghê rợn, nhưng nó lại nhắc nhở về một thời đấu tranh ác liệt, oai hùng của dân tộc ta, để đổi lấy chiến thắng, độc lập như ngày nay thì không chỉ những lũ giặc cướp nước bị dòng sông nhấn chìm mà ngay cả những người anh hùng của ta cũng từng bỏ mạng nơi đây vì nghiệp lớn. Sự oai hùng đó gợi nhắc mạnh mẽ đến tâm thức của nhà thơ, nhưng trước hiện thực hoang vắng, nhà thơ lại tiếc nuối cho một thời kì hào hùng nhưng cũng đã phần nào bị thời gian làm cho mờ nhạt, phôi pha “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.
“ Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói
Trận đánh được thua chửa phân
Chiến lũy Bắc Nam chống đối”
Trong sự hồi tưởng của nhà thơ, thì cũng chính trên dòng sông anh hùng này, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng oai hùng, đó là những đội thuyền bè hùng hậu, những phương tiện đấu tranh, trên những chiếc thuyền đó thì lại có những lá tinh kì phấp phới, biểu thị sức mạnh của dân tộc Đại Việt ta. “Hùng hổ” thể hiện được chí khí ngút trời của quân dân ta, đó là cái chí căm thù sâu sắc đối với giặc, đó chính là quyết tâm đấu tranh đánh bại quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ, đất nước. Không chỉ hùng hậu, đoàn kết về quân đội mà quân dân nhà Trần còn được trang bị đầy đủ vũ khí để đấu tranh, đó cũng chính là vũ khí để trừng phạt kẻ ác, thực thi chính nghĩa của quân ta “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Để thể hiện sự ác liệt của trận chiến, nhà thơ đã tái hiện chân thực màn chiến đấu cân sức, cân tài của cả hai bên địch ta “Trận đánh được thua chửa phân”, đó chính là sự đối đầu của hai đội quân Bắc của quân Cổ, Nam là chỉ quân ta “Chiến lũy Bắc Nam chống đối”.
“Kìa
Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối
Những tưởng gieo roi một lần
Quét sạch Nam bang bốn cõi”
“Kìa” thể hiện sự bất ngờ cũng như sự cảm khái. Nhưng sắc thái của câu nói này lại mang ý nghĩa khinh thường, chế giễu. “Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối”, Hốt Tất Liệt và Lưu Cung đều là hai vị tướng giỏi của đội quân Mông Cổ, chúng là những người đứng đầu đội quân xâm lược, ôm mộng hão huyền rằng “Những tưởng gieo roi một lần”, chúng tin rằng với sự tinh nhuệ, hiếu chiến của quân đội mình thì Đại Việt cũng như bao nước khác, rơi vào tay chúng, khát vọng của chúng cũng thật là ngông cuồng, phi nghĩa, chúng muốn giết cùng diệt tận, chiếm lĩnh toàn bộ nước ta “Quét sạch Nam bang bốn cõi”. Như vậy thì tiếng “kìa” của Trương Hán Siêu là để thể hiện sự coi thường, căm phẫn đối với hành động bạo ngược, coi thường đạo lí, chủ quyền của bọn Mông Cổ.
“Thế nhưng
Trời cũng chiều người
Hung đồ hết lối”
Và trời cũng không thuận theo ý đồ phản nghịch, bất chấp luôn lí của chúng. Dù tinh nhuệ, ngạo mạn, hiếu chiến nhưng trước ức mạnh của dân tộc nhở nhưng yêu hòa bình thì chúng cũng phải dành lấy những thất bại cay đắng. Bởi quân ta không chỉ có tính chính nghĩa trong hành động mà còn nhận được sự ủng hộ của trời cao, điều này ý chỉ về nguyên nhân thắng lợi trên trận chiến sông Bạch Đằng, đó là khi thủy triều xuống, cọc nhọn mà chúng ta đóng xuống lòng sông nhô lên, làm đắm tàu của quân địch, tạo điều kiện cho quân ta phục khích. Lúc bấy giờ thì địch lâm vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan” rút không được mà đánh chẳng xong. Vì vậy mà chúng phải nhận kết cục đầy bi thảm “Hung đồ hết lối”. Và thật nhục nhã, xấu hổ thay cho một đội quân hiếu chiến,vì ôm giấc mộng hung tàn mà phải bỏ xác nơi con sông xứ người. Và vẻ nhơ ấy, sự nhục nhã ấy thì thời gian có qua bao lâu cũng không thể gột rửa được:
“Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù không rửa nổi”
Và càng thấy thương hại cho lũ giặc bao nhiêu thì Trương Hán Siêu càng thể hiện sự tự hào trước truyền thống đấu tranh của quân ta, trước những tấm gương giữ nước, lãnh đạo nhân dân dành thắng lợi bấy nhiêu “Quả là trời đất cho nơi hiểm trở/ Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc điện an”. Và chiến công ấy, chiến thắng lẫy lừng ấy là do một phần ở mảnh đất hiểm Bạch Đằng. Như vậy bài thơ thể hiện được tự hào về mảnh đất, con người “địa linh nhân kiệt”.
Như vậy, bài phú “Bạch Đằng giang phú” là bài thơ thể hiện được tình yêu đất nước sâu sắc cũng như sự tự hào về truyền thống đấu tranh oai hùng của một thời lịch sử. Không khí của cuộc đấu tranh, sức mạnh của dân nhân ta trong cuộc chiến ấy được nhà thơ Trương Hán Siêu tái hiện lại một cách sống động, chân thực. Qua sự tái hiện đó cũng thể hiện được sự tự hào của nhà thơ về những con người tài giỏi, có công lao với dân với nước.