Tìm hiểu và phân tích Hoàng Hạc Lâu.
Đề bài: Em hãy tìm hiểu và phân tích tác phẩm thơ Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu. Thôi Hiệu là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu ở thời nhà Đường, Trung Quốc. Đươn thời, Thôi Hiệu là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác thẩm hay và có giá trị cao, nhưng theo thời gian thì ngày nay, thơ của ông ...
Đề bài: Em hãy tìm hiểu và phân tích tác phẩm thơ Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu. Thôi Hiệu là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu ở thời nhà Đường, Trung Quốc. Đươn thời, Thôi Hiệu là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác thẩm hay và có giá trị cao, nhưng theo thời gian thì ngày nay, thơ của ông chỉ còn khoảng trên dưới bốn mươi bài. Tuy Thôi Hiệu không viết nhiều song những tác phẩm của ông đều là những tác phẩm có giá trị cao không chỉ về nội dung mà còn về nghệ thuật, tư ...
Đề bài: Em hãy tìm hiểu và phân tích tác phẩm thơ Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu.
Thôi Hiệu là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu ở thời nhà Đường, Trung Quốc. Đươn thời, Thôi Hiệu là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác thẩm hay và có giá trị cao, nhưng theo thời gian thì ngày nay, thơ của ông chỉ còn khoảng trên dưới bốn mươi bài. Tuy Thôi Hiệu không viết nhiều song những tác phẩm của ông đều là những tác phẩm có giá trị cao không chỉ về nội dung mà còn về nghệ thuật, tư tưởng Trong số đó, bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” là nổi bật hơn cả, bài thơ này còn được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất thời nhà Đường.
Hoàng Hạc Lâu không đơn thuần là một bức tranh tả cảnh mà là một bức tranh tràn đầy cảm xúc của chính nhà thơ Thôi Hiệu, tuy nhan đề là Lầu Hoàng Hạc nhưng bài thơ không phải hướng đến miêu tả cảnh vật lên thơ hay núi non hùng vĩ của Lầu Hoàng Hạc, Lầu Hoàng Hạc ở đây đơn thuần là một địa danh khiến nhà thơ Thôi Hiệu có những hồi cố về quá khứ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ da diết, khắc khoải của nhà thơ khi nghĩ về quê hương. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thôi Hiệu đã gợi ra không gian của Lầu Hoàng Hạc trong sự đối sánh giữa quá khứ và tương lai:
“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu”
Dịch:
(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ)
Trong cảm nhận của cá nhân nhà thơ thì Lầu Hoàng Hạc đang hiện ra trước mắt mình đây hoàn toàn không hải Lầu Hoàng Hạc ở trong những kí ức, trong quá khứ tươi đẹp, Lầu Hoàng Hạc giờ đây hiện lên như mất phần linh hồn mà chỉ còn trơ trọi lại phần xác. “Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ”, hình ảnh người xưa cưỡi hạc bay đi trong câu thơ này gợi nhắc đến một điển tích xưa của Trung Hoa, đó là truyền thuyết về Phí Văn Vi từ một mỏm núi bên sông Trường Giang cưỡi hạc vàng bay lên tiên. Người đời sau gọi mỏm núi này là Hoàng Hạc Cơ và dựng lên lầu Hoàng Hạc để kỉ niệm sự tích ấy. Nếu như khi xưa, Hoàng Hạc lâu đẹp bởi chính sự kì ảo, tươi đẹp của mảnh đất tiên ấy, thì nay, vẫn mảnh đất ấy, vẫn địa danh quen thuộc ấy nhưng do người xưa đã cùng hạc vàng bay đi nên lầu Hoàng Hạc chỉ còn lại trơ trọi một “thân xác” không có linh hồn.
Trong quan niệm của người Trung Quốc thì hạc không phải là một con vật thông thường, nó là một loài vật thiêng, gắn liền với cuộc sống của các vị thần tiên, vì vậy mà cả người, cả chim hạc đều bay đi cùng một lúc là một sự mất mát “ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu”. Ở đây, sự đổi khác của Lầu Hoàng Hạc có lẽ nằm trong chính nhận thức của nhà thơ, bởi qua những câu thơ thì hình ảnh của lầu Hoàng Hạc dường như cũng không hoàn toàn là được cảm nhận bằng thị giác mà được đón nhận bằng tâm hồn, bằng tình cảm. Nếu như sự thay đổi của lầu Hoàng Hạc khiến cho nhà thơ Thôi Hiệu bất ngờ, hoang mang, thì đến những câu thơ tiếp theo, tình cảm của nhà thơ với địa danh này được tái hiện rõ nét nhất, chân thực nhất:
“Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du”
Dịch :
( Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay)
Ở những câu thơ này, Thôi Hiệu đã sử dụng những động từ để diễn tả sự mất mát của cánh hạc « khứ », « phản », cánh hạc vàng một khi đã bay đi thì sẽ không bao giờ quay trở lại « Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản », nhà thơ thể hiện sự xót xa , nuối tiếc trước sự ra đi của chim hạc, đặc biệt, sự ra đi ấy lại là mãi mãi « một đi không trở lại », nếu sự xuất hiện của chim hạc làm cho lầu Hoàng Hạc mang thần thái của chốn thần tiên, làm cho nó nổi bật hơn so với các địa danh khác, và cũng chính những con chim hạc này là một trong những nguồn gốc sâu sa của cái tên lầu Hoàng Hạc. Loài chim được coi là linh khí của mảnh đất ấy, làm cho mảnh đất ấy có linh hồn, mang tính thiêng.
Nay chim hạc cũng cất cánh bay đi, không bao giờ trở lại thì lầu Hoàng Hạc chỉ còn lại phần thể xác, và những câu chuyện xung quanh lầu Hoàng Hạc cũng chỉ là truyền thuyết, là những phần kí ức tươi đẹp của người học giả. Vì người đi mất, chim cũng không còn nên lầu Hoàng Hạc giờ đây không chỉ cô quạnh, trơ trọi giữa đất trời mà nó còn mang dáng vẻ cô độc, tịch mịch tuyệt đối. Và ở trong câu thơ này, nhà thơ còn gợi ra hình ảnh đám mây cô đơn, vốn là vật thể gắn bó mật thiết với địa danh này nên khi Lầu Hoàng Hạc mất đi phần linh khí thì những đám mây cũng lững lờ như buồn tủi, như lẻ loi « Bạch vân thiên tải không du du ».
Cảnh vật vẫn vậy, nhưng ấn tượng trong lòng người đã đổi khác, đám mây ngàn năm kia vẫn trôi nhưng không còn sinh động nhu ngày nào mà nó chơi vơi, bay như không có mục đích, không có điểm dừng, phải chăng đám mây cũng buồn vì mất đi một người cố nhân ? Ở trong thơ Đường vốn tồn tại nhiều quy định khắt khe, buộc người thi sĩ phảm tuân thủ, trong đó đặc biệt kiêng kị sự trùng lặp về ý. Tuy nhiên, trong bài thơ này ta có thể dêc dàng nhận thấy nhà thơ Thôi Hiệu đã có sự phá luật để thể hiện cá tính triêng, độc đáo của mình, nhà thơ đã để cho hình ảnh của lùa Hoàng Hạc xuất hiện trở đi trở lại liên tiếp trong ba câu thơ đầu, nhưng at cũng nhận thấy mỗi lần xuất hiện thì lầu Hoàng Hạc lại co một tư cách khác, một sắc thái riêng biệt, tểh hiện được tâm trạng cũng nhu ý đồ nghệ thuật của nhà thơ.
Nếu như trong bốn câu thơ đầu, bức tranh cả lầu Hoàng Hạc khiến cho người đọc liên tưởng đến một bức tranh của tâm trạng, khắc họa các đường nét bằng chính cảm xúc của nhà thơ, thì đến những câu thơ sau, những hình ảnh xuất hiện trong bức tranh thơ lại gợi cho chúng ta những hình ảnh có sức hấp dẫn về thị giác, tức là nhà thơ đã đưa vào bức tranh tâm trạng của mình những hình ảnh đầy sức sống :
« Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu »
Dịch :
( Hán Dương sông tạnh cay bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non )
Đây là những hình ảnh thực được cảm nhận bằng cái nhìn thị giác của nhà thơ. Đó chính là sắc xanh trên những hàng cây bên bờ Hán Dương « Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ », đó chính là những hàng cây xanh mướt đất Hán Dương, và vẻ đẹp của hàng cây không phải thông qua vẻ đẹp trực tiếp của ó, mà được thể hiện qua sự trong suốt của của dòng sông, đó là sự phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh. Như vậy ta cũng có thể dự đoán được vị trí điểm nhìn của nhà thơ chỉ có thể là ở trên cao nhìn xuống, vì chỉ có điểm nhìn này thì nhà thơ mới có thể cảm nhận tinh tế đến thế vẻ đẹp của hàng cây.
Một vẻ đẹp hết sức bình dị, không có gì xuất chúng, hoàn toàn bình thường nhưng qua dòng cảm nhận của nhà thơ thì vẻ đẹp bình dị ấy lại mang một vẻ đẹp mới lạ, thu hút thị giác của nhiều độc giả. Những hình ảnh tràn đầy sức sống của hàng cây phần nào làm cho bài thơ sáng lên, những nỗi uồn, sự xót xa tiếc nuối dường như cũng vợi ớt đi phần nào. Không chỉ có hàng cây xanh mướt dòng Hán Dương mà điểm nhìn của nhà thơ còn hướng ra bãi cỏ mướt mắt ở bãi Anh Vũ « Phương thảo thê thê Anh Vũ châu ». Từ những hồi tưởng về lầu Hoàng Hạc cũng như những điểm nhìn tươi mới của bức tranh thơ thì Thôi Hiệu đã thể hiện nỗi niềm của một người con xa quê :
« Nhật mộ hương quan hà sứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu »
Dịch:
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Thời khắc chiều tối, khi bóng hoàng hôn buông xuống mọi cảnh vật, đây là thời khắc con người nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi, song đây cũng là thời khắc gia đình đoàn tụ, quây quần. Và trong khoảnh khắc của sự xum vầy ấy, những con người xa quê càng them khắc khoải, da diết vì đối với họ thì đây chính là thời khắc gợi nhớ cồn cào nhất về gia đình, quê hương của mình. Nhà thơ Thôi Hiệu ở đây cũng vậy, nhìn cảnh vật khuất sau bóng hoàng hôn thì tự hỏi quê hương ở nơi nào, hình ảnh mênh mông của dòng sông, khói song mơ hồ càng làm cho tâm trạng của người con xa quê thêm khắc khoải.
Qua những sự phân tích trên, chúng ta cũng phần nào hiểu được, vì sao bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” của nhà thơ Thôi Hiệu lại nổi tiếng đến vậy, không chỉ giới hạn trong dòng văn học thời nhà Đường, trong phạm vi giới hạn của lãnh thổ TRung Quốc mà Hoàng Hạc lâu còn làm say mê biết bao nhiêu thế hệ độc giả của Việt Nam, và đến ngày nay thì tác phẩm thơ này cũng không hề mất đi những giá trị vốn có của nó. Đây là một bài thơ của dòng hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp, ở sự đắm say cảnh đẹp nên thơ của đất nước, vì vậy nên khi nó ất đi thì không tránh được sự xót xa, nuối tiếc; là bài thơ về tình yêu tha thiết đối với gia đình, quê hương.