Suy nghĩ của anh chị về đôi bàn tay của Tnú
Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh đôi bàn tay của Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”. Nguyễn Trung Thành là một nhà văn trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Với tư cách là một nhà văn, Nguyễn Trung Thành là một cây bút xuất sắc, các tác phẩm của ông không ...
Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh đôi bàn tay của Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”. Nguyễn Trung Thành là một nhà văn trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Với tư cách là một nhà văn, Nguyễn Trung Thành là một cây bút xuất sắc, các tác phẩm của ông không chỉ phản ánh sinh động hiện thực của cuộc đấu tranh ác liệt, mà còn là một ngòi bút đầy sức truyền cảm, tạo ra sức hút, sự hấp dẫn với đông đảo độc giả. Với tư cách là một người ...
Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh đôi bàn tay của Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”.
Nguyễn Trung Thành là một nhà văn trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Với tư cách là một nhà văn, Nguyễn Trung Thành là một cây bút xuất sắc, các tác phẩm của ông không chỉ phản ánh sinh động hiện thực của cuộc đấu tranh ác liệt, mà còn là một ngòi bút đầy sức truyền cảm, tạo ra sức hút, sự hấp dẫn với đông đảo độc giả. Với tư cách là một người chiến sĩ cách mạng, ông là một con người kiên trung, quả cảm khi một lòng đấu tranh, quyết bảo vệ và giành lại độc lập cho tổ quốc, quê hương. Có lẽ cũng vì vậy mà trong những trang văn của Nguyễn Trung Thành, ta không chỉ cảm nhận được cái không khí dữ dội nhưng đầy hào hùng của dân tộc trong một thời kì đặc biệt của lịch sử, mà còn cảm nhận được cái chân thực của cảm xúc, của những trải nghiệm. Và truyện ngắn “Rừng xà nu” là một tác phẩm như vậy.
“Rừng xà nu” đã tái hiện lại một cách sống động thời kì dữ dội nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ở Miền Nam, khi cả nước đồng khởi đứng lên đấu tranh. Chọn một đề tài mang tính chính trị nhưng Nguyễn Trung Thành không thể hiện tác phẩm của mình một cách khô khan, không hô hào hay lên gân một cách thái quá sức mạnh cũng như ý chí của những người chiến sĩ cách mạng. Mà ngược lại, nhà văn lại đi khai thác ở những con người đó khía cạnh rất con người. Đặc biệt, thông qua nhân vật Tnú, nhà văn không chỉ xây dựng được chân dung của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, mạnh mẽ mà còn là nhân vật trung tâm để nhà văn kí thác những ý niệm, quan điểm của mình.
Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ và lớn lên được là do sự cưu mang, chăm sóc của cụ Mết và người dân làng Xô Man, chi tiết nhỏ về xuất thân, sự ra đời của Tnú ngỡ như hoàn toàn vô tình, nhưng không phải vậy, xây dựng Tnú là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong một tập thể chính là cách mà nhà văn lí giải về những phẩm chất tuyệt vời của Tnú sau này, là một con người tha thiết yêu quê hương, đất nước. Tnú là con người của dân, của nước, đại diện cho cả một cộng đồng anh hùng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh, cống hiến hết mình vì cộng đồng, tập thể ấy. Nếu theo dõi từ đầu tác phẩm này, ta có thể thấy T nú là một con người anh dùng, dũng cảm, ngay từ khi còn là một cậu bé thì T nú đã bộc lộ rõ phẩm chất này. Khi dân làng Xô Man chịu sự khủng bố gay gắt của Mĩ, chúng truy lùng những người chiến sĩ Cách mạng một cách diết dao, và những người che dấu Việt cộng thì đều nhận lấy cái chết đầy thương tâm.
Anh Xút, bà Nhan vì che giấu cho Cách mạng mà bị chúng giết chết, chặt đầu mà treo đầu làng, dữ dội là vậy, khốc liệt là vậy nhưng Tnú không hề sợ hãi mà vẫn ngày ngày mang cơm vào rừng cho anh Quyết – một cán bộ Cách Mạng. Ở lứa tuổi của Tnú lúc ấy suy nghĩ còn khá đơn giản nhưng đã xác định rõ được vai trò của cách mạng, cũng như ý thức được về trách nhiệm của bản thân. Tnú quan niệm “ Đảng còn, núi nước này còn”, sống trong một cộng đồng anh hùng, những suy nghĩ, hành động của Tnú cũng thể hiện được sự kế thừa, tiếp nối của truyền thống của cộng đồng ấy. Tnú vốn là một đứa trẻ hiếu thắng, ngang bướng, vì vậy mà khi học chữ thua Mai đã tự dùng đá đập vào đầu mình, nhưng nghe lời khuyên của anh Quyết, cùng với mong ước trở thành người chiến sĩ Cách mạng giống anh Quyết thì Tnú đã vượt qua lòng tự ái, kiên trì học tập để sau này có thể làm cách mạng.
Tuy còn nhỏ nhưng Tnú cũng nhận làm một công việc đầy gian khổ, nguy hiểm, đó là một liên lạc viên. Những lần đi đưa tin, Tnú đều lựa chọn những đường khó mà đi, vì như vậy sẽ an toàn hơn, tin tức được bảo mật. Và khi bị giặc bắt, thì dù có bị tra tấn dã man, tàn bạo đến đâu thì Tnú cũng không hé răng một lời, nên những tin tức vẫn được tuyệt mật, quân giặc không thể lần ra được tin tức của quân ta. Như vậy, ta có thể thấy chỉ là một đứa trẻ nhưng Tnú đã bộc lộ những phẩm chất của một người chiến sĩ cách mạng thực thụ, can đảm, kiên trung và quan trọng nhất là một lòng tin vào Cách mạng, tin vào Bác Hồ. Khi đã trưởng thành thì những phẩm chất này càng được thể hiện một cách rõ nét hơn. Và nhà văn Nguyễn Trung Thành đã đặt nhân vật Tnú vào một tình huống éo le, buộc Tnú phải hành động và qua đó trưởng thành hơn và quyết tâm hơn trong sự nghiệp cách mạng.
Tnú kết hôn và có con với Mai, vì theo cách mạng và hoạt động tích cực cho các hoạt động của Cách mạng nên Tnú trở thành đối tượng truy bắt của đế quốc Mĩ. Thằng Dục đã phản bội cách mạng và làm tay sai của chúng, giúp chúng truy sát những người theo cách mạng. Vì không thể bắt được Tnú nên Dục đã nghĩ ra cách hèn hạ, ti tiện là bắt mẹ con Mai làm con tin, buộc Tnú phải ra mặt. Thằng Dục đã thể hiện sự nhẫn tâm, vô nhân tính của mình khi tra tấn Mai và đứa con chưa đầy một năm tuổi của Tnú và Mai. Nhìn vợ con bị tra tấn, Tnú dù đã được cụ Mết ngăn cản nhưng T nú đã vùng ra chạy đến chỗ vợ con. Vì vậy mà dù biết trước nhưng Tnú vẫn sa vào cái bẫy đặt sẵn ấy. Để đạt được mục đích của mình mà thằng Dục đã tầm nhựa xà nu vào hai bàn tay của Tnú, sau đó châm lửa khiến cho đôi bàn tay ấy cháy bùng lên như hai ngọn đuốc.
Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú mang nhiều lớp ý nghĩa, đó chính là sự đau thương, mất mát của Tnú khi không bảo vệ được vợ con, để vợ con mình chết thảm dưới tay thằng Dục, còn bản thân mình cũng bị tra tấn làm đôi bàn tay trở nên tật nguyền, không còn lành lặn. Đây là chứng tích của nỗi đau, của lòng căm thù. Nhưng ý nghĩa đâu chỉ dừng lại ở đấy, vết thương trên đôi bàn tay của Tnú cũng chính là nỗi đau của dân tộc, của cả một cộng đồng. Đứng trước một kẻ thù hùng mạnh bậc nhất của thế giới, vũ khí, trang thiết bị tối tân hiện đại lại mang dã tâm thâm độc nên đã có rất nhiều quân dân ta đã ngã xuống, để bảo vệ toàn vẹn cho nền độc lập, cho sự toàn vẹn của lãnh thổ. Đó cũng là khi quân ta vẫn còn bị động trước những cuộc tấn công của đế quốc Mĩ.
Cuộc đời của Tnú cũng chính là từng chặng phát triển của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, bảo vệ Tổ quốc. Ở giai đoạn đầu, dân ta phát huy được tinh thần yêu nước mạnh mẽ nhưng bị động trước những chiến lược, những cuộc tấn công của giặc. Sau đó, khi Đảng và Bác Hồ đã nhận biết, phân tích rõ được tình hình thì đã đưa ra được những đường lối, những chiến lược giúp cho cách mạng Việt Nam lật ngược được tình thế, giành lại thế chủ động trên chiến trường và đẩy địch vào thế bị động. Khi Tnú bị đốt hai bàn tay bằng nhựa của cây xà nu dù rất đau đớn nhưng Tnú quyết không kêu rên, càng không chịu đầu hàng, khuất phục trước kẻ thù. Và tiếng kêu duy nhất mà Tnú phát ra, đó chính là tiếng “Giết”, tiếng kêu ấy phát ra bởi bao nỗi đau, lòng căm hờn đối với quân giặc.
Và cũng sau tiếng thét ấy, dân làng Xô Man đã đồng khởi nổi dậy theo sự chỉ đạo của cụ Mết, và sự nổi dậy ấy không chỉ cứu mạng T nú, đánh đuổi bọn bán nước và lũ cướp nước mà còn bắt đầu cho một cuộc chiến không khoan nhượng của quân ta với đế quốc Mĩ. Và cũng sau bao nhiêu nỗi đau,mất mát, tổn thương đó thì Tnú đã quyết định đi theo tiếng gọi của Cách mạng, trực tiếp cầm súng chiến đấu với kẻ thù. Và trong một trận tấn công quân giặc, T nú đã xông được vào phòng chỉ huy, dùng đôi bàn tay tật nguyền ấy mà xiết chết tướng giặc. Như vậy là bao nhiêu đau thương, lòng căm hờn được dồn hết vào đôi bàn tay chẳng còn nguyên vẹn đó, để cuối cùng một con người có vóc dáng nhỏ bé hơn, tay không xông vào phòng chỉ huy của quân giặc mà vẫn đủ sức mà xiết chết hắn trong niềm căm phẫn.
Như vậy, cuộc đời của nhân vật Tnú cũng là cuộc đời của người dân Tây Nguyên, là quá trình người dân nơi đây đến với Cách mạng, từ những trận đánh lẻ tẻ, tự phát thì sau khi hòa mình vào phong trào cách mạng, đi theo cách mạng thì họ đã có tổ chức, hoạt động theo sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, từ đó đưa đến bao nhiêu chiến thắng sau này. Tác phẩm thể hiện được tình yêu của những con người Tây Nguyên anh hùng, thâm trầm như đá núi nhưng một khi chiến đấu thì khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Và truyện ngắn này cũng thể hiện được một chân lí cách mạng: đó là chỉ có bạo lực mới có thể tiêu diệt được lực lượng phản cách mạng, đội quân cướp nước và đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng.