25/05/2018, 17:41

Tiền bạc và nghệ thuật

Ông Ronald Lauder trước tác phẩm của Klimt Trái với ý nghĩa thông thường của nhiều người, thế giới của nghệ thuật và thế giới kim tiền luôn bện chặt vào nhau, cái này phơi ra trong ...



Ông Ronald Lauder trước tác phẩm
 của Klimt

Trái với ý nghĩa thông thường của nhiều người, thế giới của nghệ thuật và thế giới kim tiền luôn bện chặt vào nhau, cái này phơi ra trong ánh sáng rực rỡ của cái kia. Điều ấy lại càng rõ hơn bao giờ hết trong thời đại hiện nay, khi mà các nhà sưu tập nghệ thuật lớn nhất thường là những người giàu nứt đố đổ vách.


Các nhà tỷ phú đôla ngày nay rất giống với các giáo hoàng hay các đại công tước của thời Phục Hưng ở Ý hay các thương nhân Hà Lan ở Amsterdam thế kỷ XVII ở chỗ: họ mua tác phẩm nghệ thuật trước hết để thưởng thức vẻ đẹp của chúng, để học hỏi từ các tác phẩm nghệ thuật ấy và sau nữa là thu lợi từ sự đầu tư vào nghệ thuật.


Những mạnh thường quân của nghệ thuật


Nhưng đừng nghĩ đơn giản việc thu lợi chỉ là kiếm thêm tiền, mà quan trọng hơn, nó mang ý nghĩa xã hội và văn hoá. Thực tế là với các nhà sưu tầm nghệ thuật tầm cỡ nhất (hầu hết đều ở phương Tây), kết quả cuối cùng của việc bỏ hàng núi tiền vào các tác phẩm nghệ thuật thường là sự ra đời của một viện bảo tàng nghệ thuật hay ít nhất cũng một góc, một bộ phận của bảo tàng, và người được hưởng lợi trực tiếp là nhiều thế hệ công chúng đến với các bảo tàng ấy. Minh chứng rõ nhất là hai bảo tàng khổng lồ: Hermitage ở St. Petersburg (Nga) và Metropolitan ở New York City (Mỹ), cả hai đều khởi đầu từ các bộ sưu tập cá nhân.


Ai là những người mạnh thường quân hiện đại? Các nhà sưu tập hôm nay có đủ dạng, đủ tầm cỡ nhưng những người có tài sản nghệ thuật lớn nhất không hẳn là các nhà tỉ phú.

Có người thật kín đáo trong khi mua tác phẩm, khó mà biết được được bộ sưu tập nghệ thuật mà họ sở hữu gồm những gì, những Samuel Irving Newhouse Js., ông trùm ngành xuất bản, và tỉ phú lĩnh vực đầu tư tài chính Steven A. Conhen, trong khi lại có những người mua công khai, và với số lượng lớn, với hi vọng sẽ chi phối được thị trường khi họ muốn bán ra, chẳng hạn như ông trùm ngành quảng cáo người Anh Charles Saatchi.


Lại có người ưu thích tổ chức hay tham gia điều hành các bảo tàng mỹ thuật, các phòng trưng bày lớn như ông vua ngành mỹ thuật Ronald Lauder. Khởi đầu chỉ với một bức vẽ của hoạ sĩ Biểu hiện Áo Egon Schiele mà Ronald mua bằng tiền lời từ quán bar của mình, ông lập quỹ để mua tranh và khi cơ nghiệp phát triển đã thành lập Neue Galerie ở New York, chuyên trưng bày tác phẩm của các hoạ sĩ Đức và Áo.

Hoặc như Agnes Gund, từng là một trong những người giàu nhất nước Mỹ, đã làm chủ tịch hội đồng quản trị bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (MoMA) trong một thập niên, hay Leonard Riggio người sáng lập đồng thời là chủ tịch công ty phát hành sách và văn hoá phẩm Barnes & Noble, dù không là tỉ phú nhưng lại là quán quân trong lĩnh vực sưu tầm các tác phẩm thuộc khuynh hướng Tối thiểu (Minimalism) và còn là vị chủ tịch năng nổ của một trong những quỹ bảo trợ nghệ thuật hiện đại quan trọng nhất - quỹ DIA.


Trong danh sách tỉ phú nhiệt thành nhất với lĩnh vực nghệ thuật và là những nhà sưu tập thật sự chuyên nghiệp, không chỉ vì đam mê nhất thời, không có tên Bill Gates, nguyên chủ tịch Microsoft, dù người giàu nhất thế giới này có thể mua khá nhiều những gì ông thích và có thể chi những khoản tiền khổng lồ để sở hữu chúng, ví dụ như đã mua bản thảo chép tay “Codex Leicester” của Leonardo da Vinci với giá không tưởng 30 triệu USD. Cũng không có tên trong danh sách với tiêu chí nêu trên là tiểu vương Saudal-Thani của xứ dầu mỏ Kuwait, dù ông ta có lẽ là người mua sắm tác phẩm nghệ thuật nhiều nhất trong vài năm gần đây: Khoảng 2 tỉ USD đã được ông chi để mua tác phẩm cho năm bảo tàng của riêng mình.


Những nhà sưu tập tỉ phú


Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 10 tỉ phú cũng là những nhà sưu tập nghệ thuật hàng đầu:


1/ Paul Allen: Là người đồng sáng lập Microsoft cùng với Bill Gates nhưng đến năm 1983 rời khỏi Microsoft, Paul Allen sưu tầm hiện vật nhiều lĩnh vực chứ không chỉ tác phẩm nghệ thuật, tuy nhiên ông có một bộ sưu tập quý giá với tranh của Cézanne, Manet và Gauguin. Ông hiện sống trong một bảo tàng mỹ thuật ở Seattle (Mỹ).


2/ Eli Broad: Bắt đầu công việc sưu tập năm 1984 khi thành lập quỹ nghệ thuật mang tên mình ở Santa Monica, California; Eli Broad tham gia hội đồng quản trị hai bảo tàng lớn là MoMA và bảo tàng nghệ thuật quận Los Angeles. Chỉ nội trong năm 2008 này, Broad đã cho 18 bảo tàng ở nhiều nước mượn tác phẩm trưng bày.


3/ Steven Cohen: Chỉ mới tham gia nhóm tỉ phú sưu tập nghệ thuật từ năm năm nay, Steve Cohen nhanh chóng chuyển sự ưa thích từ Monet và Manet sang các tác phẩm đương đại. Từng mua từ tỉ phú David Geffen một bức tranh của Jackson Pollockvới giá 25 triệu USD. Trong một lần tham gia đấu giá bức Cậu bé hút pipe của Picasso, Cohen đã bỏ cuộc khi cái giá lên đến 80 triệu USD. Và tỉ phú Steve Wynn đã mua được bức Picasso đó.


4/ David Geffen: Ông trùm ngành công nghiệp giải trí (sinh ở khu Brooklyn, New York) này chỉ là một nhân viên quèn trước khi thành lập hãng đĩa hát Asylum vào năm 1971. Nay ông sở hữu nhiều thương hiệu lớn trong lĩnh vực điện ảnh và ca nhạc như Dream Works, là chủ nhân một bộ sưu tập hàng đầu các tác phẩm hiện đại và đương đại Mỹ (Jackson Pollock, Jasper Johns), đồng thời là nhà tài trợ của bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Los Angeles (MoCA).


5/ Henry Kravis: khởi đầu với một doanh nghiệp nhỏ vào năm 1976, Henry Kravis đã gây chấn động thế giới kinh doanh khi mua lại công ty RJR Nabisco với giá 25 tỉ USD vào năm 1989. Ông sở hữu tranh của Monet, Renoir, Sargent và những tác giả lớn khác; đã tặng 10 triệu USD cho bảo tàng Metropolitan nên tên ông được đặt cho một chái của bảo tàng này. Có chân trong hội đồng quản trị của công ty đấu giá danh tiếng Sotheby’s.


6/ Hai anh em Leonard và Ronald Lauder: Điều hành vương quốc mỹ phẩm Estee Lauder, người anh Leonard Lauder có một bộ sưu tập ngoại hạng tranh Lập thể và từng mua một bức của Cézanne với giá 60 triệu USD; ông còn là vị chủ tịch năng động của hội đồng quản trị Whitney lừng danh. Người em Ronald Lauder là chủ tịch hội đồng quản trị MoMA, người sáng lập Neue Galerie và đã bỏ ra 450 triệu USD cho bộ sưu tập nghệ thuật của mình.


7/ S.I. Newhouse Jr: Vị chủ tịch tập đoàn xuất bản Condé Nast Publications là một nhà sưu tập sắc sảo các tác phẩm hiện đại và đương đại. Năm 1988, khi mua bức False start của Jasper với giá 17 triệu USD, ông đã đẩy sự bùng nổ của thị trường nghệ thuật thập niên 1980 lên một nấc mới và nâng giá tranh của Jasper Johns mà ông sở hữu khá nhiều lên một mức đáng kể. Sau đó ông bán bức False startcho David Geffen. Ông cũng bán lại một bức Marilyn Monroe của Andy Warhol cho Steve Wynn vào năm 1998 sau khi đã thắng Wynn trong vụ đấu giá một bức Marilyn khác mà ông đã trả với cái giá kỷ lục lúc đó: 17 triệu USD.


8/ Francois Pinault: Được thừa kế một doanh nghiệp bết bát, sau đó xây dựng nó trở thành một đế chế trị giá nhiều tỉ USD chuyên sản xuất xa xỉ phẩm, Pinault bắt đầu thu thập tranh Ấn tượng và Hiện đại cách đây 35 năm, đến thập niên 1980 lại theo đuổi tranh đương đại. Năm 1999, ông mua công ty đấu giá Christe’s với giá 721 triệu bảng Anh (gần 1,4 tỉ USD) và đang xây dựng một bảo tàng trị giá 163 triệu USD gần Paris.


9/ Kenneth Thomson: Tỉ phú giàu nhất Canada (thứ 15 thế giới) đã qua đời cuối năm 2006. Sở hữu tổ hợp xuất bản The Thomson Corporation, vị huân tước này có bộ sưu tập các bậc thầy cổ điển; đã mua bức Vụ thảm sát những người vô tội của Rubens năm 2002 với giá 77 triệu USD. Trước khi qua đời, ông hiến tặng cho thành phố quê hương ông nhà trưng bày nghệ thuật Ontario trị giá 300 triệu USD.


10/ Steve Wynn: Nhà tài phiệt chuyên kinh doanh sòng bài này đã mở một gallery lớn ở Las Vegas vào năm 1998, bộ sưu tập của ông đa dạng: các bậc thầy cổ điển, các nhà Ấn tượng xuất sắc và các tác giả đương đại nổi tiếng. Tháng 5/2003, trong vòng 24h, Steve Wynn mua hai tác phẩm của Cézanne và Renoir với giá 40 triệu USD, sau đó bán hai bức của Modigliani và Léger với giá 50 triệu USD. Tháng 4/2008, Wynn mua bức Cậu bé hút pipe của Picasso tại nhà Sotheby’s với giá 105 triệu USD.


Đó là chuyện xứ người, còn ở xứ ta chưa thấy xuất hiện những nhà kinh doanh có máu mặt cũng là nhà sưu tập tầm cỡ; mới thấy có các “ông trùm” mua máy bay và xe Rolls-Royce.

(theo Doanh nhân Sài Gòn)

khoá học thiết kế web tphcm giá rẻ thiet bi bếp nhà hàng tai tphcm cong ty thiet ke web tphcm cong ty may đồng phục tai tphcm mua mua container cũ gia re mua bán đàn guitar gia re ban mat ong rung nguyen chat gia re dai ly ống nước tien phong cuoc vũ đạo vu dao ban bình nóng lạnh tai tphcm Chóng mặt chong mat quan Cafe Phố Sữa Đá MacCoffee ống nhôm tien dat
0