Thiếu tư duy triết học tối thiểu: Báo động đỏ
Cần có một văn hóa tư duy... PV : Lối suy nghĩ cảm tính đã ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển chung của người Việt cả về mặt kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội ? PGS Hồ Sĩ Qúy PGS Hồ Sĩ Quý (HSQ): Trong đời sống xã hội, người Việt thường nhìn nhận vấn đề ...
Cần có một văn hóa tư duy...
PV: Lối suy nghĩ cảm tính đã ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển chung của người Việt cả về mặt kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội ?
PGS Hồ Sĩ Quý (HSQ):
Trong đời sống xã hội, người Việt thường nhìn nhận vấn đề theo kiểu “có
lý, có tình”. Đây không phải chỉ là lời nói suông, mà là một kiểu văn
hóa tư duy đã làm khốn khó đồng thời cũng làm vinh hạnh cho không ít
người. Tôi muốn lưu ý, trong khi đề cao hơn nữa tiêu chuẩn duy lý theo
kiểu tư duy phương Tây, thì ta cũng không nên, và chắc là không thể vứt
bỏ tiêu chuẩn cảm tính theo truyền thống tư duy người Việt. “Tình” ở
người Việt thường bị tách ra khỏi “lý” để tồn tại như một tiêu chuẩn
giao tiếp riêng rẽ. Nếu như ở phương Tây, “tình” phải phục tùng “lý”
hoặc ít nhất cũng không thể trái ngược với “lý” thì ở người Việt, đặc
biệt trong quan hệ giữa các đối tác phải “làm ăn” với nhau, “lý” sẽ
không đủ tin, hay chẳng còn bao nhiêu ý nghĩa nếu tiêu chuẩn “tình”
không được đảm bảo. Vikrom Krommadit, một nhà đầu tư Thái Lan trên tờ
Matichon cách đây ít lâu đã lưu ý các cộng sự nước ngoài khi đầu tư vào
Việt Nam rằng, đừng có bao giờ làm hỏng các quan hệ tình cảm đã thiết
lập với người Việt Nam. Bởi nếu như thế là kết thúc sự nghiệp; cơ hội
khách quan ở đây sẽ chẳng còn giá trị gì khi các đối tác không tin cậy
lẫn nhau.
PGS Hồ Sĩ Qúy
Rõ ràng hiện tượng vừa nói không phải là một điều hay. Nhưng nếu không thể vứt bỏ được thì việc sử dụng mặt tích cực của nó cũng lại là cần thiết. Nhìn rộng hơn, con người, nhân tố con người luôn có ý nghĩa quy định hay quyết định cho mọi thành bại. Đây cũng chính là điều mà Liên hợp quốc vẫn thường nhắc nhở. Về phương diện tư duy, yếu tố cảm tính nếu biết sử dụng thì nó sẽ bổ sung cho nhận thức và hành động của chúng ta rất nhiều.
Điều này rất hay mà cũng là rất khó. Tôi muốn đặt vấn đề rằng, với tư duy thì yếu tố cảm tính là cái cần phải đặc biệt thận trọng. Khi tiếp xúc với đối tác, có thể ai đó không thấy có cảm tình, hoặc khi nhìn sự vật, có thể ai đó cũng linh cảm thấy điều không vừa ý - hiện tượng đó là một chỉ báo tốt để người ta cân nhắc, lựa chọn. Chỉ có điều nên và cần phải phân biệt những suy ngẫm, linh tính, dữ kiện kiểu ấy với những dữ liệu khách quan để đánh giá trong hoạt động khoa học, trong việc hoạch định các chính sách xã hội, hay trong các kết luận có tính chất định hướng cho sự phát triển của một ngành hay một lĩnh vực. Các suy ngẫm, linh tính, dữ kiện... cảm tính như thế sẽ trở thành chất xúc tác cho tư duy mỗi khi cần đưa ra các quyết định.
PV: Những quy định gây phản ứng dư luận gần đây như cấm xe ba gác, cấm hàng rong của các cơ quan quản lý, phải chăng cũng là hệ quả của một cách tư duy đầy cảm tính, thưa ông?
HSQ: Tôi đồng ý một phần với nhận định trên. Về nguyên tắc, các chính sách xã hội, nếu muốn tối ưu đều phải trải qua những cuộc thẩm tra xã hội một cách đầy đủ, sau đó người ra quyết định mới ký lệnh thực thi. Nhưng ở Việt Nam điều đó chưa và khó thực hiện. Một số quyết định của cơ quan công quyền, do vậy đã gây ra những bức xúc nhất định trong đời sống. Tuy nhiên nếu bảo những quyết định đó là hoàn toàn vô lý, tôi nghĩ nên xem xét lại. Tôi cho rằng quyết định của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội xuất phát từ tâm huyết là rất day dứt với sự phát triển của Hà Nội. Thủ đô của một nước ngàn năm văn hiến mà chỗ nào cũng nhếch nhác thì quả thực là đáng ngại. Không nên lập luận rằng, còn có những cái đáng ngại hơn.
PV: Như vậy, động cơ là hoàn toàn trong sáng nhưng cách làm thì có vấn đề?
HSQ: Nếu tất cả mọi việc trên đời đều phải điều tra xã hội học, đều phải lập trình logic sau đó mới đi đến quyết
PV: Trong phần trả lời trên, ông đã nhận xét, thói quen đánh giá sự vật, hiện tượng mang đậm tính chất cảm tính rất dễ đến những kết luận chủ quan, phiến diện. Điều này khiến tôi liên tưởng đến hiện tượng những người tài xin ra khỏi cơ quan Nhà nước đang rộ lên gần đây. Nhiều nguyên nhân đang được dư luận mổ xẻ, nhưng lý do quyết định nhất vẫn là cách sử dụng người tài trong các cơ quan Nhà nước đang có vấn đề. Hiện tượng đánh giá năng lực dựa trên khả năng luồn lách, xu thời, mối quan hệ tình cảm... liệu có thể hiện một phần nào tư duy cảm tính của người Việt, thưa ông?
HSQ: Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng các cơ quan Nhà nước hiện chưa có cơ chế sử dụng người hợp lý, chưa khuyến khích được người có năng lực lao động và cống hiến theo năng lực của họ. Nhưng đó không phải do đánh giá. Càng không phải là do các cơ quan Nhà nước đánh giá năng lực cá nhân dựa trên khả năng luồn lách, xu thời, dựa trên mối quan hệ tình cảm... Người ta ra đi vì rất nhiều nguyên nhân. Cũng chưa có con số thống kê để xem người bỏ cơ quan Nhà nước là nhiều hay ít. Vin vào lý do Nhà nước đánh giá không đúng nên người tài ra đi là không phải.
PV: Nhưng những người ra đi họ cảm thấy giá trị của họ không được tôn trọng tương xứng với khả năng và cống hiến của họ.
HSQ: Người ra đi cảm thấy giá trị của họ không được tôn trọng tương xứng với khả năng và cống hiến của họ. Điều đó có căn cứ, nhưng tôi vẫn nhắc lại không nên dùng từ “đánh giá”. Đánh giá khả năng, trình độ, con người, nhân cách... của một người nào đó thì thường người ta đánh giá không sai đâu. Nhưng một phần là do sử dụng chưa được. Tôi đồng ý với ý kiến của VietNamNet là hiện nay cơ quan Nhà nước chưa có những cơ chế hữu hiệu để sử dụng người có năng lực, chưa nói đến người tài. Điều này rất bức xúc.
Tôi cũng phụ trách một cơ quan Nhà nước nên cảm thấy hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với những chuyện đó. Biết nhân viên A có năng lực, nhưng làm sao sử dụng được người ta, đem được cái tư duy của họ vào phục vụ cho công việc tốt hơn? Biết nhân viên B có năng lực kém, không đáp ứng được yếu cầu tối thiểu của công việc, nhưng làm sao sa thải được họ. Có quá nhiều nguyên nhân khách quan làm cho cơ quan Nhà nước chưa cải thiện được tình trạng đó. Tuy nhiên, hiện tượng “chảy máu chất xám” này nên được coi là một việc bình thường của xã hội. Phục vụ cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... nào tồn tại hợp pháp ở Việt Nam và ở nước ngoài cũng đều là phục vụ, cống hiến cho đất nước.
PV: Những người làm trong các cơ quan công quyền - nơi mà một quyết sách đưa ra có ảnh hưởng đến số phận của người dân thì yêu cầu về đạo đức, năng lực phải được đặt ở tiêu chuẩn cao hơn, thưa ông?
HSQ: Ở đâu cũng thế, không phải chỉ ở cơ quan Nhà nước mới cần người vừa có năng lực, vừa là người được tin cậy. Mà ngay cả ở ngoài đường phố, trong các nơi có sự giao tiếp, buôn bán..., những hành vi lừa đảo phải bị lên án, những hành vi vô nhân thất đức phải bị trừng trị. Điều đó trong cơ quan Nhà nước là đương nhiên. Nhưng việc chúng ta chưa làm được lại là chuyện khác.
Triết học đang chán đi bởi một số người dạy...
PV: Theo ông, chúng ta cần có những giải pháp như thế nào để lý tính đi vào cuộc sống được nhiều hơn, trong cả nhận thức và trong hành động?
HSQ: Thời đại hiện nay là thời đại đòi hỏi mỗi người phải đa năng, nhưng lại phải chuyên sâu. Anh ra quyết định về việc nào thì anh phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Nhà quản lý có thể giỏi rất nhiều thứ, nhưng nếu lĩnh vực của anh là quản lý kinh tế thì trước hết anh phải là chuyên gia kinh tế. Đó là cách tối ưu để khắc phục cái chúng ta gọi là cảm tính. Ví dụ người được đào tạo bài bản về thư viện, có kinh nghiệm về thư viện thì các quyết định của họ về hoạt động thư viện chắc chắn là tốt hơn những người khác. Những người làm việc về văn học, có thâm niên nghiên cứu văn học thì khi đưa ra những nhận định đánh giá đời sống văn học của đất nước chắc chắn là đáng tin cậy hơn, giảm bớt được những cái gọi là duy cảm vô lối, suy diễn chuyện của văn chương thành chuyện của chính trường.
PV: Giáo dục của Việt Nam từ Mẫu giáo đến Phổ thông trung học đã tạo được cho người học một nền tảng vững chắc để họ độc lập, tự tin quyết định những vấn đề của mình, như ông vừa nói?
HSQ: Chuyện giáo dục là một mớ bòng bong. Tôi
Nhưng đối với những người làm việc trong đời sống tri thức thì tư duy logic đòi hỏi phải có trình độ cao hơn. Theo tôi phải đưa bộ môn logic học vào trường học một cách sâu sắc hơn nữa. Những người viết báo, làm truyền hình, phát ngôn trước công chúng nên học chuyên sâu về logic. Hàng ngày xem truyền hình hay đọc báo, ta bắt gặp khá nhiều lỗi logic trong sử dụng lời nói và chữ viết và cả trong sử dụng ngôn ngữ khác nữa. Điều đáng buồn là nhiều lỗi sai lâu dần được mặc định như một điều bình thường, tự nhiên. Truyền thông có sức ảnh hưởng rất lớn nên điều này thực sự là đáng ngại.
PV: Vậy còn những người làm khoa học?
HSQ: Bắt buộc phải có tư duy logic ở tầm không mắc lỗi logic và phân tích được về mặt logic học. Nếu mắc lỗi logic thì không làm được khoa học. Vấn đề và giả vấn đề mà lẫn lộn thì thật nguy hiểm. Không biết lúc đó người ta sẽ phán đoán và suy lý ra những gì.
Tất nhiên nói như thế không phải tất cả những người làm khoa học và quản lý hoạt động khoa học đều giỏi cả. Không thiếu những cái gọi là sản phẩm khoa học không thể chấp nhận được. Thậm chí có cả những văn bản quản lý hoạt động khoa học, ở ta gọi là “quản lý khoa học”, phi logic, thiếu khoa học.
PV: Xin hỏi, ông có đưa nhiều yếu tố “duy lý” vào cuộc sống riêng tư của mình?
HSQ: Tất cả những câu nào sai về mặt logic, nếu có thì giờ tôi đều bắt con tôi nói lại câu ấy. Thậm chí đang ăn, nếu nói sai tôi cũng hỏi ngay câu đó chủ ngữ đâu, vị ngữ đâu. Thế là bọn trẻ phải lập luận cho rõ chuyện ấy.
PV: Có vẻ như ông là một người rất khắt khe?
HSQ: Tôi nghĩ tôi là người rất cởi mở nhưng cũng rất khắt khe. Nói thế dường như mâu thuẫn. Nhưng nên nhớ tất cả mọi thứ cởi mở đều có nguyên tắc của nó cả. Nguyên tắc không có nghĩa là cứng nhắc. Không nên hiểu nguyên tắc theo kiểu, nếu nhỡ bước lệch một cái thì chặt chân đi. Nguyên tắc hiểu thế quá cứng nhắc; cản trở sự phát triển. Thực ra, nguyên tắc giống như một cái hành lang đủ hẹp để người ta không đi chệch khỏi mục tiêu, nhưng cũng đủ rộng để tự do xử lý những tình huống hay hoặc dở.
|
Những câu chuyện như thế có rất nhiều và trong góc nhìn như vậy, mọi thứ đều liên quan tới triết học. Triết học,
trang
bị cho người ta phương thức tư duy, nhưng một số người dạy triết hiện
nay đang làm cho nó chán đi, cứ làm như triết học là một thứ mà lúc no
thì phải vác cho nặng, còn lúc đói thì không ăn được. Tôi thấy bây giờ
có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong
khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái.
Thật tiếc. Thiếu tư duy triết học tức là thiếu con mắt nhìn xa trông
rộng, thiếu cái nhìn mỗi việc trong tổng thể logic của nó.
PV: Vậy theo ông, làm sao để tư duy logic trở thành một nét văn hóa thường xuyên trong đời sống tinh thần người Việt?
HSQ: Để xã hội và mỗi người ngày càng tiến bộ thì về phương diện nhận thức, cần thiết phải tôn trọng, đề cao và áp dụng triệt để những yếu tố duy lý, logic, khách quan và thực chứng khi nhìn nhận, đánh giá và hoạt động thực tiễn ở bất kỳ một đối tượng nào. Sao cho đến một lúc nào đó, thái độ tôn trọng cái hợp lý, tôn trọng yếu tố duy lý như thực tế đòi hỏi trở thành giá trị phổ biến trong văn hoá tư duy của người Việt. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải loại bỏ hoàn toàn những yếu tố duy
|
Sẽ là rất lý tưởng,
nếu văn hóa tư duy người Việt có nhân tố duy lý theo kiểu châu Âu đồng
thời lại có yếu tố duy cảm, tâm linh, trực giác... tạm cho là của người
Á đông. Bởi trong một chừng mực nhất định thì yếu tố duy cảm, tâm linh,
trực giác... không phải là ít giá trị. Thậm chí ngày nay người ta còn
khai thác điều đó như là sản phẩm của một dạng hoạt động khoa học.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Nguyễn Thu Phương (Vietimes) thực hiện