06/02/2018, 15:14

Thuyết minh về nét đẹp tết trung thu trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Từ rất xa xưa đã có tục lệ, mùa xuân tế mặt trời, mùa thu tế mặt trăng. Tế xong, mọi người cùng thưởng thức bánh dưới trăng. Phong tục này cứ kéo dài. Ngày 15 là ngày giữa tháng 8, cũng là giữa mùa thu. Đó là ngày trăng tròn nhất trong cả năm. Trăng tròn là biểu tượng cho hạnh phúc tròn ...


Từ rất xa xưa đã có tục lệ, mùa xuân tế mặt trời, mùa thu tế mặt trăng. Tế xong, mọi người cùng thưởng thức bánh dưới trăng. Phong tục này cứ kéo dài. Ngày 15 là ngày giữa tháng 8, cũng là giữa mùa thu. Đó là ngày trăng tròn nhất trong cả năm. Trăng tròn là biểu tượng cho hạnh phúc tròn đầy, sự vun tròn của ước mong, là sự đoàn viên của các thành viên trong gia đình cũng như họ hàng và cộng đồng. Với trẻ em, được tung tăng chơi và ăn bánh, hoa quả dưới bầu trời của trăng sáng là một điều thú vị và say xưa lắm. Chúng thường nghêu ngao.

Ánh trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có cây đa to
Có thằng cuội già
Ôm một mối mơ…

Với người lớn, người ta nhìn lên mặt trăng sáng mát cảm thấy thanh thản như mình trẻ lại. Có khi họ nghĩ đến những kỉ niệm xưa, người xưa: Trăng thề nhớ buổi hoa viên? Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cuối đầu nhớ cố hương, trông trăng lại nhớ đến người đêm trăng; nhìn trăng đang hát điệu vong tình; thái bạch ôm trăng lạnh, thuyền trăng Phạm Lãi luyến Tây Thi….Trăng là đề tài muôn thuở và chứa đựng biết bao nhiêu huyền thoại.

Dần dà, người ta không thấy trăng nữa mà bày cỗ và chơi dưới trăng. Xung quanh mâm cỗ, chủ yếu là trẻ con rồi đến các thành viên khác trong gia đình và khách. Các trẻ em đi rước đèn vào phố qua xóm ngõ, cánh đồng ven đô. Chúng tụ tập chừng 10 đến 20 em, mỗi em mang một chiếc đèn thắp bằng nến. Đèn con thỏ, đèn ông sao, đèn xếp, đèn nổi, đèn lồng, đèn con cóc…Các em lớn hơn một chút đi đầu múa sư tử. Chúng vừa đi vừa hát, có khi đứng vòng lại nối nhau và múa. Sau khi rước đèn chúng về nhà phá cỗ.

Chúng cùng ăn bánh dẻo, bánh nướng với mọi người và còn được chia thêm các hoa quả như hồng, na, chuối, bưởi, cam, ổi và các loại bánh bằng bột nướng hoặc rán mang hình các con vật thân thuộc như tôm, cá, thỏ, lợn, hưu. Mâm cỗ được thắp sáng bằng nến, ở giữa có bày tượng một ông tiến sĩ giấy ngồi bảnh chọe, có cờ, có biển. Hình ảnh này tượng trưng cho sự hiếu học, lòng ham mê khoa cử. Bên cạnh còn được bày những con vật nhỏ xíu được nặn bằng bột và quét màu xanh, đỏ, vàng trông rất xinh và ngộ nghĩnh.

Trong mỗi nhà thường treo ở gian giữa một chiếc đèn kéo quân tạo nên những hình ảnh các nhân vật trong truyện như: ông già úp cá, thị mầu lên chùa, thạch sanh đốn củi, lã bố hí điêu thuyền…Những hình ảnh đó cứ riễu quanh nhiều vòng, in bóng vào mặt giấy của đèn nhanh hay chậm là do ngọn nến ở giữa cháy to hay cháy nhỏ tạo nên gió chuyển nhiều hay ít. Bọn trẻ còn bận bịu và hồi hộp với những đồ chơi trung thu như: quả đào úp mở theo bánh xe phía dưới chuyển động, tàu thủy chạy dưới nước, con thỏ đánh trống, con gà thổi kèn…bằng sắt tây. Mấy hôm trước ngày rằm, một số em thiếu nhi hiếu động rủ nhau đi trống kèn và kể vè. Chúng nắm tay nhau, xếp thành vòng tròn và có tầng trên và tầng dưới. Những đứa trẻ tầng trên đứng lên vai những đứa trẻ tầng dưới. Một đứa thốt giọng kể vè, những đứa khác xen vào câu "dô ta" để hưởng ứng. Ví dụ, chúng kể về việc làm ăn:

"Tháng tám bánh đúc ôm nha
Làng ta làm giấy thua tài làng đông.

Hoặc để chế nhạo:

"Con ngựa bạch đeo cái cương sừng
Một cô con gái ôm lưng ông già.

Mỗi năm, cứ đến tết trung thu, nơi nào cũng náo nhiệt. Nhưng đặc biệt náo nhiệt là mấy phố chính như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Thiếc, Hàng Mã, Chợ Đồng Xuân và xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Cũng có những đoàn múa sư tử, múa rồng của những người lớn thích chơi, những người mãi võ biểu diễn hoặc múa tranh dải do các nhà từ thiện hoặc các cửa hàng trao cho đoàn nào múa đẹp và sôi nổi. Có năm lại xuất hiện một vài đoàn múa sư tử gồm toàn con gái mặc võ phục ngọn gàng và dũng mãnh làm nức lòng mọi người.

Ở vùng Bưởi, các em còn chơi trồng hoa trồng nụ, bịt mắt bắt dê, nhảy cừu, rồng rắn lên mây…Trong những ngày trước và sau rằm tháng tám.

Tết trung thu là tết truyền thống của nước ta, là tết của các em thiếu nhi nhưng người lớn cũng góp phần. Nó làm sống lại quãng đời trẻ thơ không bao giờ trở lại của họ. 

Từ khóa tìm kiếm

0