Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" "Đi tới trời khuya sao đêm lấp lánh Tiếng hát ai vang động cây rừng Phải chăng em cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát" (Trích bài hát: Cô gái mở đường – Xuân Dao) Vào giai ...
Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi"
"Đi tới trời khuya sao đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang động cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường?
Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát"
(Trích bài hát: Cô gái mở đường – Xuân Dao)
Vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nước ta đã có rất nhiều vị anh hùng đứng lên bảo vệ bờ cõi quê hương. Bên cạnh những chú bồ đội cụ Hồ ngày đêm kháng chiến chống giặc thì ta không thể nào không nhắc nên những cô gái thanh niên xung phong quả cảm, gan dạ cũng là một phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Hình ảnh của những nữ thanh niên ấy đã được mang vào nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau. Nhưng có lẽ không ai biết về họ một cách am hiểu và sâu sắc như Lê Minh Khuê qua tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi". Trong đó, chuyện đã cho ta hiểu rõ hơn phần nào về nét đẹp trong sáng, hồn nhiên của Phương Đinh.
Phương Định là một cô gái trẻ, độ khoảng 20. Từ thuở còn thơ, cô đã được sống trong vòng tay ấm áp của cha mẹ mình. Rồi khi cô lớn lên tham gia vào tổ chinh sát ở nơi chiến khu. Nhiệm vụ của cô quan sát địch ném bom và đánh dấu các quả bom chưa nổ. Nguy hiểm hơn là việc phải kích nổ những trái bom chưa nổ để cho quân ta có thể vận chuyển lương thực. Từ những công việc khó khăn và muôn trùng trắc trở đó đã cho ta thấy ít nhiều về phẩm chất cao quý của Phương Định.
Đa phần con gái thường chú trọng về vẻ bề ngoài của mình và cô cũng thế. Cô đã tự đánh giá về bản thân rằng: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một khiêm tốn thì tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hành như hoa loa kèn". Còn về đôi mắt thì cô được các anh lính nhận xét rằng "cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Vì thế cô rất thích ngắm đôi mắt mình trong gương "nó dài dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng". Và cô cũng biết rằng mình được các anh lính để ý và có tình cảm. Cô rất vui mừng vì điều đó, nhưng cô lại không thể biểu lộ tình cảm của mình. Cô luôn kín đáo trước những đám đông. Trong khi các cô gái khác vây quanh bên các anh bộ đội thì cô lại đi ra nơi khác, khoanh tay trước ngực nhìn thật là xa, tưởng như kiêu kì. Nhưng trong suy nghĩ của cô, những người đội nón có ngôi sao luôn là những người đáng cảm phục nhất vì cô rất hâm mộ họ. Rõ ràng những chi tiết trên đã cho ta thấy được sự hồn nhiên trong sáng của Phương Định. Tuy rằng cô hay mơ mộng nhưng cô cũng là một thiếu nữ đầy lòng gan dạ. Mặc dù mỗi ngày công việc nguy hiểm của cô phải làm diễn ra đến 4 5 lần. Nhưng cô vẫn luôn cố gắng thực hiện tốt. Vì trong thâm tâm cô luôn nghĩ rằng đây chỉ là công việc nhỏ của mình để giúp cho đồng bào và các anh bộ đội có thể đẩy lùi giặc Mỹ và giải phóng đất nước.
Bên cạnh đó, cô cũng là một người rất yêu ca hát và thường hay suy nghĩ về tương lai. Thường thì khi một giai điệu nào đó đã vang lên, cô thuộc nhanh giai điệu đó rồi bịa lời bài hát. Lời hát lộn xộn và đầy ngớ ngẩn. Đôi lúc còn khiến cho cô và cả đại đội đều cả bật cười. Vào những đêm mưa cô thường hay ôm gối và đầy mơ mộng. Nên khi có một trận mưa đó ở chiến khu đó ở chiến khu đã làm cô vui mừng khôn siết – cô đã vội reo lên khi mưa xuống: "Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá". và tiếc thẫn thờ khi cơn mưa đã đi qua. Một chút bồi hồi nhớ thương về người mẹ tần tảo hôm nào lại thoáng qua trong cô. Những giây phút mộng mị ấy đã đủ để cho ta biết tâm hồn của cô đáng yêu đến nhường nào.
Đội trinh sát của Phương Định có ba người – cô luôn hơn cô là chị Thao, nhỏ hơn thì có em Nho. Cô luôn giành tình yêu thương cho đồng đội của mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết cô đã hoảng hốt và lo lắng khi đang túc trực điện thoại khi chị Thao và Nho đi phá bom vẫn chưa về. Lòng cô bồn chồn khi đợi mãi mà chưa thấy họ về. Qua đó ta thấy được tấm lòng cao quý mà cô đã dành cho đồng đội mình. Phương Định là một hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Truyện đã được tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất để làm tăng tính hấp dẫn cho bài. Tác giả đã thành công trong việc thành công trong việc khắc họa tâm lý nhân vật Phương Định. Qua văn bản ta đã cảm nhận được sự hồn nhiên và ngây thơ trong tâm hồn của người con gái thanh niên xung phong tên là Phương Định.
Khi gấp trang sách lại, hình ảnh về nữ anh hùng xung phong – Phương Định vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi. Qua những đặc điểm của cô đã tiếp thêm cho tôi nguồn động lực để rèn luyện bản thân. Tôi xin hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để góp phần cống hiến cho sự phát triển đất nước như Phương Định đã làm.