Chứng minh lòng yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân
– Gợi ý 1. Ông Hai tự hào, hãnh diễn về làng mình:Nhờ giác ngộ cách mạng, niềm tự hào của ông Hai về làng có khác với nhiều chuyển biến so với Cách mạng: + Tình yêu làng của ông là niềm tự hào về không khí, cách mạng sôi nổi, hào hùng của làng ông trong những ngày khởi ...
– Gợi ý
1. Ông Hai tự hào, hãnh diễn về làng mình:Nhờ giác ngộ cách mạng, niềm tự hào của ông Hai về làng có khác với nhiều chuyển biến so với Cách mạng:
+ Tình yêu làng của ông là niềm tự hào về không khí, cách mạng sôi nổi, hào hùng của làng ông trong những ngày khởi nghĩa, chuẩn bị kháng chiến: Trẻ, già, trai, gái tham gia cướp chính quyền, những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào, đắp ụ chuẩn bị chiến đấu chống Pháp…
+ Ông hãnh diện về cái phòng thông tin tuyên truyền “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng” và “cái chòi phát thanh cao” trong thời kì khởi nghĩa và trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Ông tự hào vì trong đó có phần đóng góp của ông.
2. Tâm trạng của ông Hai trong những ngày tản cư xa làng:
– Nhớ làng, nhớ những người anh em ở lại kháng chiến: “Ông nằm trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em…Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá…”
– Ông luôn theo dõi từng bước đi, từng chiến công của làng: Mọi khổ đau hay niềm vui sướng của ông Hai đều gắn bó với làng quê yêu dấu:
+ Niềm đau xót, tủi nhục khi nghe làng mình theo Tây:
Khi nghe tin “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” từ một người đàn bà mới tản cư từ dưới xuôi lên, cổ ông Hai “nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” rồi ông “lặng đi tưởng như đến không thở được”… Không chịu đựng nỗi nhục nhã ấy ông “vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng”. Về đến nhà “ông nằm vật ra giường, nước mắt ông cứ giàn ra”…
Ông sống trong mặc cảm như chính ông là người có lỗi. Không thể ở lại nơi tản cư vì nhục quá và vì “Đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi, cũng không thể trở về làng vì “về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”…
+ Ông Hai vui sướng hả hê khi biết đích xác làng mình vẫn theo kháng chiến: Từ đau đớn, nhục nhã ông vui mừng “cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy cho mọi người”; ông vui mừng vì làng Dầu thân yêu của mình không theo giặc; ông vui mừng vì nhà mình bị đốt. Một niềm vui kì lạ thể hiện một cách cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng cao đẹp của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Tình yêu làng của ông chính là lòng yêu nước
3. Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai, nhà văn Kim Lân đã thể hiện sâu sắc và cao đẹp tình yêu làng và cũng chính là lòng yêu nước của cả người nông dân Việt Nam. Tình yêu làng của người nông dân có cội nguồn và gắn liền với lòng yêu nước, yêu chế độ.