Thượng thư Tôn Thất Hiệp và những ngộ nhận trong tư liệu lịch sử
Trận Đại đồn Chí Hòa Tôn Thất Thọ Ngày 10-2-18959 nhận được tin quân Pháp từ Đà Nẵng kéo vào Gia Định tập trung ở Cửa bể Cần Giờ, triều đình Huế liền cử thượng thư Hộ bộ là Tôn Thất Hiệp (1814-1862) vào ngay Gia Định để tổ chức chỉ huy chống giặc. Trước khi vào Gia Định, Tôn Thất ...
Tôn Thất Thọ
Ngày 10-2-18959 nhận được tin quân Pháp từ Đà Nẵng kéo vào Gia Định tập trung ở Cửa bể Cần Giờ, triều đình Huế liền cử thượng thư Hộ bộ là Tôn Thất Hiệp (1814-1862) vào ngay Gia Định để tổ chức chỉ huy chống giặc. Trước khi vào Gia Định, Tôn Thất Hiệp lần lượt trải các chức vụ: Năm 1841: Thự lang trung bộ Lại.Năm 1842: Thự án sát Khánh Hòa. Năm 1845: Hữu thị lang bộ Hộ. Năm 1848: Tuần phủ Ninh Bình. Năm 1853: Tổng đốc An Tịnh. Năm 1856: Hộ bộ thượng thư. Qua nhiều tài liệu ghi lại thì khi ông đang trên đường dẫn quân vào ứng cứu thì thành Gia Định đã bị quân Pháp chiếm. Ông được lệnh tiến vào Gia Định, việc đầu tiên vị tướng này đã cho xây đắp đại đồn Phú Thọ gồm đồn Tiền trên con đường đi Tây Ninh,và đồn Hữu – đồn Tả ở hai bên, (về sau, Nguyễn Tri Phương phát triển thành đồn Chí Hòa) cách nhau khoảng 400m. Sau đó, ngày 3 tháng 2 năm Kỷ vị ( tức 7-3-1859), thay mặt triều đình, ông soạn lời hịch kêu gọi sĩ phu Nam Kỳ nổi dậy đánh Pháp . Nội dung như sau:
PROCLAMATION
Du Général commandant en chef l’Armé e du midi
Les Européens sont venus causer des troubles dans la province de Saigon, contrairement aux lois qui leur defendent l’entrée de ce pays. Comme des tigres féroces, ils ont ravagé la ville et ont loué des hommes pour en emporter les richesses. Ces brigands, ayant d’abord été chassés de Canton et ensuite vaincus à Tourane, se sont réfugiés ici comme des souris qui, ayant rencontré un piège, cherchent un endroit pour se retirer et sauver leur vie ; ils sont venus ici au nombre de plus de 10 navires et de plus 2000 hommes.
Ils sont de deux especes d’hommes.
Des chrétiens de ce pavs se soumettent à eux et leur prêtent secours ; cependant, it n’est pas encore clair qu’ils se soumettent entierment.
Il faut que tous les mandarins se réunissent pour détruire ces hommes ; à quelque espèce qu’ils appartiennent, tout le monde doit s’efforcer d’en prendre et d’en tuer le plus que l’on pourra. Celui qui en prendra un ou en tuera aura une récompense de dix clous d’argent (100 frs environ) et les objets qui appartiennet au mort lui reviennent.
Tous les habitans des six provinces qui ont un peu de cœur doivent se lever pour résister aux brigands. Ceux qui le feront seront regardés comme des sujets fidèles et dignement rémunérés.
Quant aux chrétiens qui suivent ces barbares d’Europe, on les châtiera suivant les lois.
Le 3e jour de la lune
(Nguồn : Documents pour servir…,sđd, p.18).
Tạm dịch: Lời kêu gọi của Thống đốc Quân vụ đại thần sau khi thất thủ thành Sài Gòn:
“Lũ giặc Tây đã kéo đến gây rối ở thành Gia Định, làm nghịch lại những luật lệ về nhập nội ở xứ này. Như loài hổ dữ, chúng đã tàn phá thành phố và đã thuê người đến khuân kho tàng của chúng ta đi. Bọn cướp này trước đã bị đuổi khỏi Quảng Châu (Trung Hoa) và sau lại bị thất trận ở Đà Nẵng, đã kéo vào đây như đàn chuột bị mắc bẩy đi tìm chỗ nương thân.Chúng vào đây bằng hơn 10 chiếc tàu và trên 2000 quân.
Tất cả các quan lại phải hội quân để diệt giặc. Bằng tất cả cái gì mình có, mọi người phải cố gắng cầm lây và giết bọn chúng càng nhiều càng tốt. Ai bắt được hay giết được một tên giặc sẽ được thưởng 10 đồng bạc và được lấy những đồ đạc mà tên ấy mang theo.
Chúng gồm hai giống người cả thảy.
Bọn Công giáo ở xứ này đứng về phía chúng và giúp đỡ chúng, tuy nhiên trong lúc này chưa có gì rõ ràng là đã theo chúng hoàn toàn.
Tất cả các quan phải hội quân để diệt giặc. Bằng bất cứ cái gì mình có.Mọi người phải cố gắng cầm lấy và giết bọn chúng càng nhiều càng tốt.
Ai bắt được hay giết được một tên giặc sẽ được thưởng 10 đồng bạc (độ 100 quan theo thời giá) và được lấy những đồ đạc mà tên đó mang theo.
Dân chúng trong sáu tính Nam Kỳ ! Những ai còn một chút lòng trung hãy đứng dậy để giết giặc.
Những người này sẽ được coi là những bề tôi trung thành xứng đáng phong thưởng.
Còn những bọn Công giáo theo lũ giặc Tây sẽ bị trừng trị theo luật định.
Ngày 3 tháng 2 năm Kỷ vị (1859)”
Quân Pháp, với sự dẫn dắt của một số giáo dân đã nhiều lần mang quân đến tấn công các đồn này, nhưng đều thất bại. Cuộc tấn công đầu tiên của quân Việt do Tôn Thất Hiệp chỉ huy xảy ra vào ngày 10 tháng 4 năm 1859.Quân ta xuất phát từ sáng sớm ở Đồn Tiền đi đến Chợ Lớn. Họ nghe tiếng quân kỵ mã nhưng không nhìn thấy được, vì sương mai và vì các bụi cỏ cao. Đến khi thấy một toán lính Pháp hiện ra, quân Việt liền nổ súng. Một số tên lính kỵ mã trúng đạn bị thương. Lính Pháp trong đồn đồng loạt nổ đại bác phản công, quân ta rút quân về.
Thời gian này, quân Pháp mở rộng phòng tuyến, chúng xây dựng nhiều công sự mới ở khoảng giữa thành Gia Định và bờ sông Sài Gòn. Phia Tây chúng chiếm đóng chùa Cây Mai và một số chùa nữa hình thành phòng tuyến các chùa. Trong khu vực đó, chúng thường xuyên bị quân ta dưới quyền chỉ huy của Tôn Thất Hiệp liên tục bao vây và tấn công. Đầu tháng 4 năm 1860, quân Việt ở đồn Chí Hòa được mật báo sẽ xảy ra một cuộc tấn công của Pháp. Mấy ngày sau, vào sáng ngày 16 tháng 4, đại pháo của quân Pháp bắn về phía đồn Hữu. Quân ta bắn trả kịch liệt, nhưng một lúc sau khẩu đại pháo duy nhất bảo vệ đồn bị bắn hạ và quân Pháp tấn công vào đồn. Quân Việt chống trả nhưng sau khi viên chỉ huy là Trần Tương Tư bị trúng một phát đạn vào đầu, thì quân Việt mới rút hết về đồn Tiền.
Đêm 3 tháng 7 năm 1860, quân Việt tiến công vị trí địch ở chùa Hiển Trung, quân ta đã vào chiếm được công sự địch, chẳng may viên chỉ huy là Dương Bình Tân bị trúng đạn chết, nên phải rút lui. Thừa thắng, quân Pháp muốn chiếm ngay đồn Tiền, nhưng đồn này được phòng thủ khá vững chắc chắn, hơn nữa do quân Việt chống trả kịch liệt nên chúng không thể làm gì được.
Lúc 8 giờ (tài liệu không ghi ngày tháng), quân Pháp tổ chức tấn công đồn dưới làn đạn pháo và các chướng ngại vật của đồn Tiền và đồn Tả. Sau hai giờ chiến đấu quyết liệt, quân Pháp phải rút về đồn Hữu. Đến 3 giờ chiều, họ trở lại đồn Cây Mai. Dưới thành đồn Tiền có 6 xác thủy quân Pháp bị giết ở những lỗ châu mai khi họ tìm cách đột nhập vào đồn. Quân Việt cho mang xác bỏ vào một đảo nhỏ tên Mật Cật ở bên cạnh. Cùng ngày tướng Tôn Thất Hiệp cho quân thông báo về Huế tin chiến thắng. Triều đình gởi tiền bạc vào để khen thưởng quân sĩ…(BAVH, sđd, tr 195).
Sách Lịch sử quân sự Đông Dương do người Pháp ghi chép viết: “Phòng tuyến của ta (Pháp) không được liên tục mà bị cắt khúc. Địch (quân Việt Nam) hoạt động từng toán nhỏ, luồn qua bụi rậm mà đi vào. Hễ gặp quân ta thì họ tiến công, thành ra lúc nào cũng có báo động. Ban đêm quân Việt Nam vào tận trung tâm Sài Gòn để đánh phá. Họ có treo giải thưởng cho bất kỳ ai lấy được đầu người Pháp. Đại úy lính thủy đánh bộ là Barbé đi ngựa tuần tra bị đâm chết và cắt đầu ở gần chùa Hiển Trung.” (Địa chí…sđd, tr 251).
Ngày 3 rạng sáng 4-7 năm 1860, tướng Tôn Thất Hiệp chỉ huy 2000 quân tấn công vào đồn giặc ở chùa Kiểng Phước, Quân Việt đồng loạt xông vào tấn công và giết được tên giặc. Giao chiến suốt đêm, quân Pháp nao núng cầm cự cho đến sáng để chờ quân tiếp viện do viên trung tá Palanca dẫn quân tới. Quan ta chống cự không nổi phải rút lui. Sau trận này, Tôn Thất Hiệp bị bãi chức nhường quyền chỉ huy cho tướng Nguyễn Tri Phương
Ngày 24-25-2- 1861 quân Pháp tổng tấn công vào Đại đồn Chí Hòa, Tôn Thất Hiệp cùng Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân dân bảo vệ đồn trong suốt 2 ngày chiến đấu anh dũng, nhưng đến ngày thứ ba đồn bị hạ, thành Gia Định hoàn toàn rơi vào tay giặc. Sau trận này ông bị kết tội “trảm giam hậu.”
Ít lâu sau, tháng 11- 1861, được tin Pháp chuẩn bị tấn công Biên Hòa, ông lại được cử làm Đổng nhung quân thứ Biên Hòa, được khai phục Binh Bộ thị lang lĩnh Tham tán, lĩnh 2 vệ quân ở Kinh thành, hợp với 2000 quân đã phái đi trước vào Biên Hòa cấp cứu, nhưng trên đường đi, ông lâm trọng bệnh và mất tại Phan Thiết, thi hài ông được chuyển về Huế an táng.
Sử triều Nguyễn ghi chép như thế nào ?
Từ trước đến nay, khi tìm hiểu về giai đoạn lịch sử này trên các tài liệu lịch sử, các bài nghiên cứu của nhiều tác giả thì tên của vị quan này được ghi bằng nhiều tên khác nhau, vì thế đã có sự nhầm lẫn và ngộ nhận đáng tiếc. Qua thời gian tra cứu nhiều tài cũng như tiếp cận gia phả gia đình, chúng tôi xin được đính chính về những sự nhầm lẫn đó như sau:
– Theo các bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong giai đoạn Pháp xâm chiếm Gia Định, không thấy các dịch giả ghi có tên Tôn Thất Hiệp, thay vào đó nhân vật được ghi có tên là Tôn Thất Cáp:
-Sách Đại Nam thực lục chép: “Kỷ Mùi, tháng Giêng (1859) Vua đực tin quân của Tây Dương tiến sát đến thành Gia Định. Lập tức muốn dự phòng trước. Đã sai Tuần phủ Nguyễn Công Nhàn đem quân Vĩnh Long, Định Tường đến ngay để phòng giữ và đánh giặc…Lại cho thượng thư bộ Hộ là Tôn Thất Cáp làm Thống đốc tiễu bộ quân vụ đại thần đi đến ngay để đánh giặc…Mới đi được vài ngày, thì tin báo thành Gia Định thất thủ đã đến nơi ( ĐNTL, t7, tr 595).
“Tháng 2: Quân Tây Dương đến các đồn Phú Thọ (Tôn Thất Cáp ) mới đắp, quân Tây dương đánh phá Hữu đồn, Hoàng Ngọc Chung cố sức đánh bị chết trận…” ( ĐNTLt3,tr 603)
– Sách Sử quốc triều chính biên toát yếu chép:“ Tháng 2 năm Kỷ vị (1859), ngài truyền dụ Nam Bắc các địa phương phải dạy tập biền binh. Khi ấy quan Thống đốc quân vụ đại thần Tôn Thất Cáp đóng binh tại Biên Hòa. Ngài truyền dục quân qua tỉnh Gia Định phòng liệu…: (Quốc triều…sđd,tr 419).
– Sách Đại Nam liệt truyện tập 25 mục thứ XV chép:“Năm tứ 12 quân Pháp đánh hãm Gia Định, Tổng thống quân vụ là Tôn Thất Cáp tâu rằng:Nguyễn Công Nhà vốn có thao lược, xin chuẩn cho viên ấy cùng đi hiệp lực đánh dẹp” ( ĐNLT t3, tr 495).
QuaQuốc sử quán triều Nguyễn, các dịch giả cho ta biếtTôn Thất Cápchính là người:
– Được triều đình cử chức Thống đốc quân vụ đại thần vào Gia Định cùng quan quân địa phương tổ chức bố phòng đánh pháp
– Ông là người đã cho xây dựng đại đồn Phú Thọ về sau Nguyễn Tri Phương phát triển thành đồn Chí Hòa.
Vậy Tôn Thất Hiệp là ai ?
Tôn Thất Hiệp là tên được ghi trong các tài liệu do người Pháp viết:
– Trong sách Abrégé de l’histoire d’Annam của Alfred Schreiner,(Saigon, 1906)tác giả ghi :
« L’ ennemi qui avait été forcé de quitter les deux centres, n’alla pourtant pas trèsloin. Il se retira en partie dans les foets de Thuan Kieu, d’où un millier d’hommes conduits pả le Tông thất Hiệp partirent en avant s’ é tablir au village de Chi Hoa, à cinp kilomèttres de Saigon et quatre de Cho Lon. Ce chef militaire y fit élever un fort non loin de la rout (Đồn Tiền), celui que nous désiginerons plus loin par « ancien fort de Chi Hoa » ; deuw autres forts (Đôn Hữu et Đôn tả) le flanqauient des deuw côtés à quatre cent mè tré de distance. Hiệp u’y fut pas inquiété pendaut plus d’un an. (A brege de l’histoire d’Annam, sđd, tr 148)
(Tạm dịch: Quân nghịch (chỉ quân VN) trước bị ép ra khỏi hai chổ đô hội ấy, nhưng họ không đi xa bao nhiêu. Một phần rút vô các đồn Thuận Kiều, ở đó có tướng Tôn Thất Hiệp dẫn chừng 1000 quân xông tới trước để đóng quân tại làng Chí Hòa, cách Sài Gòn chừng 5km và cách Chợ Lớn chừng 4km. Quan chỉ huy này lệnh xây tại đó một cái đồn ở xa đường một ít (Đồn Tiền), cái mà về sau ta gọi là “ cựu đồn Chí Hòa”; hai đồn khác (đồn Hữu với đồn Tả) ở hai bên cách chừng bốn trăm thước. Hiệp ở đó yên được hơn một năm.)
– Cũng ghi là Tôn (Tông) Thất Hiệp, trong cuốn Monographie de la Pronince de Gia Dinh xuất bản năm 1902, Hội Nghiên cứu Đông dương biên soạn đã chép ở trang 110 :
« Après la prise Sài gòn par l’amiral Rigault de Genouilly (11 F é vrier 1859), les troupes annamites se repliérent dans les forts de l’interieur : Thuận Kiều, An Lộc, Biên Hòa, etc. Un millier d’hommes, commandés par le quan Tông thất Hiệp, vinrent camper dans l’ancien village de Chi hoa, à 5 kilométres à l’ouest de Sai-gon. Ce général fit élever trois forts : Đồn tiên, sur la route de Tay ninh flanqué à droite et à gauche, à 400 mè tres de distance, de Đồn Hữu et de Đồn Tả, ce dernier sủ le rach Bà Tiêm »
(Dịch : Trận Chí Hòa- Chiến trận 1859-1860-1861 – Sau khi Đô đốc Rigault de Genouilly chiếm Saigon (11-2-1859), quân Nam rút về các đồn lũy ở bên trong : Thuận Kiều, An Lộc, Biên Hòa…Một ngàn quân do vị quan Tôn thất Hiệp chỉ huy đóng tại ngôi làng cũ Chí Hòa (1) ở 5km phía Tây Saigon. Vị tướng này cho xây 3 đồn : đồn Tiên trên con đường đi Tây Ninh, với hai đồn ở bên hữu và bên tả cách nhau 400m là đồn Hữu và đồn Tả, đồn sau này ở trên rạch Bà Tiêm )
Từ đó, các tác giả VN đã lúng túng trong sự phân biệt tên gọi của nhân vật này. Thậm chí có tác giả cho rằng đây là hai cá nhân khác nhau !:
– Tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH -1928, t3, tr 195) trong bài Notes pour servir a l’histoire de l’etablissement dy protectorat Francais en Annam, tác giả Lê Thanh Cảnh viết tên ông này vừa Cáp lạị vừa là…Hạp.!:
« Mais, entre temps, Sa mạjeté, avant l’offensive des troupes francaises, avait nommé Tôn Thất Cáp, Ministre dé Finances, ãu fonctions de gouverneur général de la Cochinchine, et Lê Tịnh, Bố chánh de Quảng Ngãi, à celles de Tham Tam (haut commissair) à Gia Định. Ces deux hauts dignitaires quitt è rent précipitamment la capitale avec d’importants renfort renforts. En cours de route, ils apprirent la reddition de la citadelle de Gia Định. Ils durent lever des troupes supplémentaires dans les provinses de Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, à raison de 500 hommes par province ».
(Tạm dịch : Nhưng vào thời gian đó, Hoàng thượng, trước khi biết rõ sự táo bạo của các toán quân Pháp thì đã xuống chiếu chỉ bổ nhiệm ông Tôn Thất Cáp, Thượng thư bộ Hộ vào chức Tổng thống toàn quyền đại thần coi xứ Nam Kỳ và bổ nhiệm ông Lê Tịnh, Bố chính tỉnh Quảng Ngãi làm Tham tán thành Gia Định. Hai vị quan trọng trấn vội vàng rời kinh đô với sự tăng viện quan trọng. Đang trên đường đi, thì họ được tin thành Gia Định đã đầu hàng. Họ bèn lấy quân bổ sung ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, mỗi tỉnh 500 người.)
Nhưng sau đó một đoạn, tác giả lại viết là Tôn Thất Hạp :
« Mais après leur dé faite à Tourane, les troupes francaises gagnèrent, par la voie de mer, la Cochinchine, et attaquèrent le fort de Phú Thọ (Gia Định) que Tôn-Thất Hạp venait de construire. Pham Tinh, commandant du fort, Tôn Thất Hạp marcha au devant desFrancais et leur livra un combat sanglant, au cours duquel on put compter de très nombreux morts dans les deux camps. Les troupes francaises durent reprendre la mer, après avoir néanmoins incendié les forts annamites.
(Tạm dịch: Nhưng sau khi thất trận ở Tourane, thì những toán quân Pháp, bằng đường biển, đã chạy trở lại Nam Kỳ, và tấn công đồn Phú Thọ (Gia Định) mà Tôn Thất Hạp vừa mới xây dựng- Phạm Tịnh, chỉ huy đồn, bị thương nặng, phải rút vào bên trong với các toán quân của ông. Tôn Thất Hạp tiến tới trước quân Pháp và phóng cho họ một trận đánh đẫm máu, trong lúc chiến trận đang xảy ra thì người ta đã đếm được vô số người tử trận trong cả hai chiến dịch. Các toán quân Pháp vẫn giữ đường biển để lui quân, ít ra là sau khi đã phóng hỏa đốt hét các đồn của lính An Nam.)
Từ đó trở về sau, các tài liệu ghi tên nhân vật này từ các nguồn khác nhau nên rất khó khăn trong việc phân biệt, có tác giả lại cho rằng đây là hai người khác nhau. Nhìn chung, có 3 cách ghi chép về tên nhân vật này :
– Ghi là Tôn Thất Cáp : Các bản dịch sách của Quốc sử quán do viện Sử học Hà Nội phiên dịch ; tác giả bộ Lịch sử Việt Nam (Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính,)và các tài liệu biên soạn ở phía Bắc.
-Ghi là Tôn Thất Hiệp : Các tài liệu của người Pháp viết ; các tác giả phia Nam như Nguyễn Văn Mai ( Nam Việt sử lược -1919 ) ; Phạm Văn Sơn (Việt sử tân biên 1951 )…
– Riêng sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược (1949) ghi tên ông này là Tôn Thất Hợp.
– Cũng có một vài sách ghi tên ông là Tôn Thất Hạp như tác giả Phan Trần Chúc trong cuốn Nguyễn Tri Phương, (Chinh Ký 1951) :«Đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân ta thua trận. Trận này quân sĩ bị thương và chết rất nhiều. Tán lý Nguyễn Duy, em ruột Nguyễn Tri Phương, và Tán tương Tôn Thất Trĩ tử trận. Phạm Thế Hiển bị thương. Nguyễn Tri Phương tuy bị thương nặng ở tay cũng liều chết dẫn quân lui về cố thủ ở thành Biên Hòa với hai viên Tham tán là Tôn Thất Hạp và Phạm Thế Hiển» (sđd, tr 71)
Tại sao có sự ghi tên khác nhau đó ?
Thực ra các cách ghi tên Tôn Thất Cáp hay Hiệp, Hạp, Hợp đều chỉ là 1 người mà thôi. Tra cứu trong châu bàn triều Nguyễn cử ông vào Gia Định vào tháng 2 -1859 và tham khảo bản Gia phả do hậu duệ của ông cung cấp, chúng tôi thấy tên của ông được ghi là 尊室鉿 [Tôn Thất + (tên : bộ Kim+ âm Hợp)]. Theo Hán Việt từ điển thì âm Hợp (合) có nhiều cách đọc khác nhau như Hiệp, Hợp, Cáp, Hạp :
– Theo Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của thì chữ 合 được phiên các âm Việt là : Hiệp (trang 420), Họp (trang 446), Hợp (trang 446), Hạp (trang 409).
– Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh : Hiệp : như chữ Hợp 合 .
– Hán Việt tự điển của Thiều Chửu : 合 : Hợp, như hợp đồng hợp lực. Một âm khác là CÁP : lẻ, mười lẻ là một thưng.
Hậu duệ của ông cho biết, sở dĩ tên ông đi kèm bộ Kim (金) nguyên do là từ năm 1832, vua Minh Mạng đã cho con cháu các hàng phiên hệ đặt tên ghép với một bộ trong ngũ hành tương sinh, lấy bộ Thổ 土 làm đầu.
Chính vì sự phiên âm khác nhau tùy người biên dịch dẫn đến sự không đồng nhất trong việc ghi tên của vị tướng này. Điều này đã dẫn đến những sự nhầm lẫn đáng tiếc.
Những ngộ nhận của các nhà nghiên cứu
-Khi biên soạn bộ Địa chí Thành phố Hồ Chí Minh năm 1982, nhóm biên soạn đã nhầm lẫn khi tách hẳn thành 2 nhân vật khác nhau !:
“Số quân Pháp ở Saigon không quá 3000 tên, trong lúc số quân mà Tôn Thất Hiệp cầm trong tay nhiều hơn chưa kể dân dũng trong cả tỉnh Gia Định… Triều đình cử Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp vào thống lĩnh cuộc kháng chiến trong Nam. Không hơn gì Tôn Thất Hiệp, thống tướng Nguyễn Tri Phương vẫn án binh bất động…” (Địa chí,…sđd, tr 251). Chưa nói đến nhận định về nhân vật quá chủ quan, việc các tác giả không xác định được chính xác tên nhân vật liên quan là điều rất đáng tiếc.
– Cũng do việc ghi tên của ông không đồng nhất dẫn đến việc không rõ hành trạng của nhân vật, từ đó đã kết luận không chính xác khi cho rằng, Tôn Thất Hiệp đã hy sinh trong trận tấn công vào chùa Kiểng Phước.Trong cuốn Gia Định xưa, tác giả Huỳnh Minh viết :
« Đêm 3 rạng 4-7-1860, tướng Tôn Thất Hiệp chỉ huy một toán quân độ 3000 người tấn công quân địch nơi đồn Kiểng Phước. Trận đánh ác liệt, quân Pháp hốt hoảng dùng đại bác bắn trực xạ, Tướng Tôn Thất Hiệp chẳng may bị trúng một viên đạn đại bác và đãhy sinh đền nợ nước một cách anh dũng »( Gia Định xưa, sđd, tr 98).Thực ra qua trận đánh này quân ta bị thiệt hại khá nặng,vì thế triều đình đã quyết định cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định thay ông giữ chức Thống đốc, ông xuống giữ chức Tham tán. »
Mong rằng những kiến giải trên sẽ giải tỏa những nhầm lẫn liên quan đến hành trạng của một vị tướng triều Nguyễn, người có công trong việc chống trả quân Pháp trong những ngày đầu chúng xâm chiếm Gia Đinh. Hiện nay tên của ông đã được đặt tên cho một con đường ở quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.
————————————————————————————————————