25/05/2018, 08:31

Thực trạng về sử dụng đất đai

Sự gia tăng dân số trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn của họ và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Những phương pháp chuyên ngành cho việc quy hoạch để giảm bớt tình trạng này hiện ...

Sự gia tăng dân số trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn của họ và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Những phương pháp chuyên ngành cho việc quy hoạch để giảm bớt tình trạng này hiện nay vẫn chưa cho được hiệu quả, và phương pháp tổng hợp đòi hỏi phải bao gồm tất cả các chủ thể tham gia từ sự bắt đầu, điều tiết chất lượng và những sự giới hạn của mỗi thành phần đơn vị đất đai, đến tính sản xuất của các khả năng chọn lựa sử dụng đất đai. Những quan điểm và định nghĩa liên hệ đến phương pháp cụ thể nhằm hổ trợ cho việc thiết lập nên những vấn đề quyết định ở các mức độ quy hoạch khác nhau.

Những vấn đề sử dụng đất đai hiện tại đòi hỏi những giải pháp được tạo ra với sự hổ trợ của phương pháp tổng hợp trong vùng nông thôn và bán thành thị, thì thường được xuất phát từ những sự mâu thuẩn đối kháng giữa môi trường và phát triển. Tất cả việc này được thảo luận bao gồm xây dựng những quyết định để làm thế nào sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm, tái lập lại vùng đất đai suy thoái hay cải thiện đất đai nông nghiệp chính, định cư những nông hộ nhỏ hay những nông trang cơ giới sẽ hổ trợ tốt hơn trong việc mỡ rộng dân số, hạn chế phát triển vùng đô thị vào trong các vùng nông nghiệp có chất lượng cao, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước khan hiếm, và những yêu cầu chuyên biệt cho phương pháp tổng hợp ngược lại với quy hoạch chuyên ngành của vùng ven biển.

Thực hiện phương pháp tổng hợp thì tùy thuộc vào những chính sách hổ trợ quy hoạch cho sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai, để tăng cường những thể chế thực thi và để đảm bảo sự bao gồm và tham gia hành động của các chủ thể trong tiến trình xây dựng quyết định. Những hoạt động này sẽ được hổ trợ bằng sự thay đổi các số liệu cơ bản về nguồn tài nguyên tự nhiên và cách sử dụng, thông qua việc kết hợp sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS. Những phương tiện kinh tế và xã hội cũng được mô tả và được sử dụng để đảm bảo sự những đóng góp của các chủ thể trong việc thỏa thuận sử dụng đất đai.

Phương pháp tổng hợp cho quy hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất đai bắt buộc phải bao gồm tất cả các chủ thể trong tiến trình xây dựng quyết định cho tương lai của đất đai, và xác định đánh giá tất cả những đặc trưng chính của sinh học tự nhiên và kinh tế xã hội của các đơn vị đất đai. Điều này đòi hỏi sự xác định và thiết lập sự sử dụng hay không sử dụng của mỗi đơn vị đất đai về các mặt kỷ thuật thích hợp, khả năng kinh tế, xã hội chấp nhận và tính môi trường không suy thoái.

Phương pháp chuyên ngành thuần cho quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất đai cần phải tránh, vì với phương pháp này có thể đưa đến những sự suy thoái không đoán trước được. Liên quan đến vấn đề môi trường cần thiết phải được đặt lên hàng đầu do sự tăng trưởng quá nhanh của dân số trên thế giới, gia tăng những sự lệ thuộc vào nhau giữa các quốc gia và giữa các vùng trên thế giới, những chú ý tăng trưởng về giá trị của hệ sinh thái tự nhiên, và những nhận thức rằng những sử dụng đất đai hiện tại có thể ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu toàn cầu. Phương pháp tổng hợp hơn hẳn phương pháp chuyên ngành là có ý nghĩa ngăn cản hay giải quyết được những mâu chuẩn liên quan đến sử dụng đất đai, khi nó đạt tối hảo tiến trình quy hoạch và thiết lập một môi trường có thể cho sự trung gian giữa, và xây dựng quyết định bởi, tất cả các chủ thể ở giai đoạn ban đầu.

Dự đoán mức độ tăng dân số của thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỉ người vào năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Do đó, hầu hết các nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới đồng ý với nhau rằng cần thiết phải áp dụng những công nghệ nông nghiệp tiên tiến cho việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai để cung cấp lương thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu sinh học và gổ lên gấp đôi. Trong thực tế, có những sự thiếu hụt đất đai trầm trọng trong nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong FAO, 1993) ước lượng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó vùng bán sa mạc Sahara ở Châu phi 44%; Châu mỹ lin và vùng Caribê 48%. Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia như: 27% Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 12 nước khác. Một phần của đất tốt này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45%, và do đó trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông nghiệp. Một phần khác thì lại gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 72% vùng Châu phi bán sa mạc và vùng Châu mỹ la tinh.

Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành được phân loại ở cấp loại "ẩm", thí dụ như quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp lắm cho sự định cư của con người, hay còn gọi là "vùng thích nghi kém cho cây trồng". Do đó, khả năng để mỡ rộng diện tích đất đai cho canh tác cây trồng thường bị giới hạn. Kết quả là tất cả những cố gắng để gia tăng sản lượng theo nhu cầu lương thực và các cái khác thì thường dựa chủ yếu vào sự thâm canh hóa cho sản xuất với những giống cây trồng có năng suất cao trong các vùng có tiềm năng cao. Đây là những vùng đất đai có đất tốt, địa hình thích hợp, điều kiện mưa và nhiệt độ thích hợp hay có khả năng cung cấp nước cho tưới, và dễ dàng tiếp cận với phân bón vô cơ và hữu cơ.

FAO ước lượng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông nghiệp có thể mỡ rộng được khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu hoạch có tăng lên đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng. Các vùng đất có khả năng tưới trong các quốc gia đang phát triển đang được mỡ rộng tăng thêm khoảng 23,5 triệu ha so với hiện tại là 186 triệu ha.

Những nghiên cứu chi tiết hơn đang được thực hiện về tiềm năng tưới ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Châu phi. Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung trên các diện tích đất thích nghi kết hợp với các điều kiện địa hình và nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm để thực hiện với chi phí thấp và không làm hủy hoại giá trị môi trường.

Kết quả của thâm canh hóa có thể xảy ra được trong các vùng đất thiên nhiên ưu đãi hay trên các vùng đất mà con người phải can thiệp vào bằng đầu tư kinh tế như phát triển hệ thống tưới tiêu. Như vậy cho thấy rằng trong một tương lai gần đây sẽ giảm đi một cách có ý nghĩa diện đích đất/nông hộ nông thôn. Khả năng diện tích đất nông nghiệp trên nông hộ trong các quốc gia đang phát triển được dự phóng bởi FAO cho năm 2010 chỉ còn gần phân nữa là 0,4 ha so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình ảnh này cũng cho thấy diện tích này sẽ nhỏ hơn vào những năm 2050. Ngược lại với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển sẽ có sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người do mức tăng dân số bị đứng chặn lại. Điều này sẽ dẫn đến một số đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang thành các vùng đất bảo vệ thiên nhiên, hay vùng đất bảo vệ sinh cảnh văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghĩ ngơi của con người (Van de Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993). Tình trạng của các quốc gia nằm trong giai đoạn chuyển tiếp thì rất khó mà dự phóng bởi vì những tiến trình hiện tại là đang chuyển đổi từ đất đai nông nghiệp thuộc nhà nước sang quyền sử dụng đất đai tư nhân.

Sự ước đoán của FAO thì bị giới hạn theo tỉ lệ thời gian đến năm 2010, khi mà sự thay đổi khí hậu toàn cầu được mong ước là ảnh hưởng không đáng kể trong suốt thời gian này. Điều này có thể sẽ khác vào những năm 2050 hoặc sau đó. Hậu quả của các mô hình về sự thay đổi của khí hậu thì ở các quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng xấu hơn là thuận lợi về mặc an toàn lương thực (Norse và Sombroek, 1995; trong FAO, 1993).

0