25/05/2018, 08:31

Quan niệm về cạnh tranh

Bước vào thời đại kinh tế tri thức, từ văn hoá tới tư tưởng của toàn thế giới tất sẽ thay đổi lớn và sâu sắc chưa từng thấy. Theo đó, lý luận về kinh tế cũng có xu thế phát triển mới, đồng thời lý luận cạnh tranh cũng có bước phát triển mới. ...

Bước vào thời đại kinh tế tri thức, từ văn hoá tới tư tưởng của toàn thế giới tất sẽ thay đổi lớn và sâu sắc chưa từng thấy. Theo đó, lý luận về kinh tế cũng có xu thế phát triển mới, đồng thời lý luận cạnh tranh cũng có bước phát triển mới.

Lý luận kinh tế truyền thống là cơ sở lý luận trong nền kinh tế công nghiệp, do đó nó mang đặc điểm của thời đại kinh tế công nghiệp. Kinh tế công nghiệp lấy sản xuất vật chất và năng lượng làm trọng tâm, các ngành phần lớn là những ngành sử dụng nhiều tư bản, là nền kinh tế công nghiệp gia công có quy mô lớn và công nghiệp nặng.

Theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Alfred Masshall, nền kinh tế thời đại này cân đối, ổn định, do đó mà có trật tự, có thể dự đoán được. Trong nền kinh tế công nghiệp sản xuất có khuynh hướng lặp đi lặp lại, cạnh tranh có nghĩa là phải làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ. Do đó, phải cải tiến chất lượng, hạ giá thành, đi đến giới hạn cuối cùng là giá thành tăng lên hoặc lợi nhuận giảm xuống.

Lý luận kinh tế truyền thống cho rằng loài người sống trong một thế giới khan hiếm tài nguyên, tính chất khan hiếm tài nguyên biểu hiện ở chỗ thù lao giảm dần. Quy luật thù lao giảm dần khiến mọi người có quan điểm bi quan đối với mong đợi kinh tế tăng trưởng bền vững và liên tục. Trong nền kinh tế tri thức thì thù lao tăng dần. Nhà kinh tế học người Mỹ W.B Arthur cho rằng thù lao tăng dần phản ánh xu hướng sau: Dẫn đầu thì lại dẫn đầu hơn nữa, mất lợi thế thì sẽ mất lợi thế hơn nữa.

Ông tổ của lý luận kinh tế phương Tây, Adam Smith cho rằng cạnh tranh có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó khiến cho toàn bộ xã hội được lợi do năng suất của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra. Hơn 200 năm sau thời Adam Smith, quan điểm cho rằng cạnh tranh có thể nâng cao năng suất làm cho xã hội được lợi ăn sâu vào toàn bộ lý luận kinh tế phương Tây. Cạnh tranh được coi là động lực giảm giá sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm và sáng tạo ra sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của cạnh tranh không thay đổi, hơn nữa còn quan trọng hơn rất nhiều.

Có thể nói rằng, công nghiệp truyền thống thiên về thống nhất hoá, nền nếp hoá và tổ chức hoá sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm đều là một điểm của “không gian sản phẩm đa hệ”. Trong tác phẩm “lý luận tổ chức ngành” của mình, Taylor dùng khái niệm không gian sản phẩm để mô tả tính chất phong phú của sự khác nhau của sản phẩm. Do đó, trong không gian đã định sẵn ấy, cạnh tranh có nghĩa là làm cho hàng hoá lưu thông nhanh, bằng cách làm thay đổi những “hàm số sản xuất” tức là hoặc tích cực tăng đầu vào trong điều kiện giá thành đã ấn định sẵn hoặc tận sức giảm giá thành trong điều kiện đầu ra đã ấn định sẵn để tối đa hoá lợi nhuận.

Trong nền kinh tế tri thức, cạnh tranh không còn chỉ đơn thuần là thay đổi “hàm số sản xuất” và mở rộng thị phần, mà là cạnh tranh mở rộng “không gian sinh tồn”, là tư bản hoá giá trị thời gian của các cá nhân người tiêu dùng trong không gian thị trường mới. Không gian này lấy tăng trưởng bền vững, chuyên môn hoá ở trình độ cao và sáng tạo ra hệ thống sinh thái con làm đặc trưng. Doanh nghiệp cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường là cạnh tranh tư bản.

Lý luận về kinh tế tri thức được xây dựng trên cơ sở lý luận sinh vật học, cho rằng nền kinh tế tri thức mãi mãi ở bên lề thời gian, phát triển không ngừng, kết cấu kinh tế thường xuyên sắp xếp lại. Kinh tế tri thức lấy ngành nghề kỹ thuật cao làm trụ cột. Do vậy, việc hiểu biết sản phẩm của mình thuộc hệ sinh thái nào là việc hết sức quan trọng, thành công hay thất bại không chỉ do bản thân doanh nghiệp quyết định mà còn do mạng lưới của nó có thành công hay không quyết định. Muốn có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp “phải nắm bắt thời cơ và phương pháp xây dựng hệ thống sinh thái, có thể điều chỉnh hướng bay trong quá trình phát triển và cải tiến. Hệ thống sinh thái mới đòi hỏi người lao động có khả năng vượt lên trên tổ chức truyền thống và giới hạn văn hoá để hình thành quan điểm cạnh tranh vượt qua giới hạn doanh nghiệp, ngành và quốc gia”. (F. Moore)

0