Khái niệm khả năng thắng thầu và ý nghĩa khả năng thắng thầu
Đấu thầu có thể được xem như công việc thường ngày của doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, một trong những quyết định quan trọng nhất mà doanh nghiệp đưa ra, là có tham gia hay không khi xuất hiện cơ hội tranh thầu. Khi xuất hiện một gói thầu ...
Đấu thầu có thể được xem như công việc thường ngày của doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, một trong những quyết định quan trọng nhất mà doanh nghiệp đưa ra, là có tham gia hay không khi xuất hiện cơ hội tranh thầu. Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình với gói thầu và dự đoán các đối thủ cạnh tranh, để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Cuối cùng tính toán ra chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau:
TH= ∑i=1NAipi size 12{ Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{N} } { ital "Aipi"} } {} (1) Trong đó:
TH: Chỉ tiêu tổng hợp.
N: Số các chỉ tiêu trong danh mục
Ai: điểm số của chỉ tiêu số i ứng với trạng thái của nó
Pi: Trong số các chỉ tiêu i.
Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau:
K= THMx100 size 12{ { { ital "TH"} over {M} } x"100"} {} (2) Trong đó:
K: khả năng thắng thầu tính bằng %
TH: điểm tổng hợp được tính theo công thức (1)
M: mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng.
Doanh nghiệp chỉ nên tham gia tranh thầu khi khả năng thắng thầu K > 50%. Vậy “Khả năng thắng thầu là sự đánh giá của doanh nghiệp về mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong hồ sơ mời thầu và khả năng đáp ứng những yêu cầu đó”.
Khi doanh nghiệp tham gia tranh thầu một gói thầu xây lắp, điều mà họ quan tâm là giành được gói thầu mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc thi công xây lắp gói thầu đó. Khả năng thắng thầu giúp cho doanh nghiệp quyết định theo đuổi hay từ bỏ một gói thầu để đạt được mục tiêu và tránh những chi phí không cần thiết. Nếu tham gia thì doanh nghiệp mới bắt tay vào việc lập phương án và chiến lược đấu thầu. Sau khi có phương án và chiến lược tranh thầu, doanh nghiệp phải kiểm tra lần nữa để ra quyết định nộp hồ sơ dự thầu và thưo đuổi gói thầu. Loại quyết định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Phản ứng nhanh vì thời gian cho phép rất ngắn.
+ Đảm bảo độ chính xác cao để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại.
+ Đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp.
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường dùng phương pháp phân tích đơn giản và dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định này.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, đảm bảo các cơ sở khoa học và nâng cao khả năng lượng hoá tối đa kho phân tích và đưa ra quyết định tranh thầu, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích khả năng thắng thầu để đưa ra quyết định này.