31/05/2018, 14:32

Thơm dẻo bánh giầy Mông ngày Tết

Tết của người Mông ở Mộc Châu không giống như những nơi khác, người Mông nơi đây đón tết sớm hơm Tết Nguyên đán một tháng. Trong ngày tết ngoài rượu, thịt, thì bánh giầy là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn ngày tết, của mọi gia đình. Người Mông cũng chỉ giã bánh giầy ăn trong dịp tết hay lễ hội ...

Tết của người Mông ở Mộc Châu không giống như những nơi khác, người Mông nơi đây đón tết sớm hơm Tết Nguyên đán một tháng. Trong ngày tết ngoài rượu, thịt, thì bánh giầy là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn ngày tết, của mọi gia đình. Người Mông cũng chỉ giã bánh giầy ăn trong dịp tết hay lễ hội bởi đây còn là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông mỗi dịp tết đến, xuân về.

Theo tiếng Mông, bánh giầy có tên gọi là “Pé” hoặc “Dúa” tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Kinh, bánh chưng bánh giầy là biểu tượng cho tết, cho Trái đất và bầu trời vuông tròn đầy đủ. Còn với người Mông, bánh giầy là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh giầy còn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài. 

0