Thế giới Kinh Bắc trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
Đề bài: Phân tích Thế giới Kinh Bắc trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngữ văn 12. Mỗi nhà văn nhà thơ khi mang đến những tác phẩm của mình cho đọc giả thì đều nhằm mang đến những tư tưởng tình cảm của bản thân mình gửi gắm vào đó. Nhưng các tác phẩm nói về quê hương họ thì ngoài tư tưởng tình ...
Đề bài: Phân tích Thế giới Kinh Bắc trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngữ văn 12. Mỗi nhà văn nhà thơ khi mang đến những tác phẩm của mình cho đọc giả thì đều nhằm mang đến những tư tưởng tình cảm của bản thân mình gửi gắm vào đó. Nhưng các tác phẩm nói về quê hương họ thì ngoài tư tưởng tình cảm của họ ra thì họ còn mang đến những đặc sắc của quê hương mình. Tiêu biểu trong các tác phẩm nói về văn hóa phong tục tập quán của địa phương, phong tục tập quán Kinh ...
Đề bài: Phân tích ngữ văn 12.
Mỗi nhà văn nhà thơ khi mang đến những tác phẩm của mình cho đọc giả thì đều nhằm mang đến những tư tưởng tình cảm của bản thân mình gửi gắm vào đó. Nhưng các tác phẩm nói về quê hương họ thì ngoài tư tưởng tình cảm của họ ra thì họ còn mang đến những đặc sắc của quê hương mình. Tiêu biểu trong các tác phẩm nói về văn hóa phong tục tập quán của địa phương, phong tục tập quán Kinh Bắc bắc Ninh tự hào khi được xuất hiện trong thơ Hoàng Cầm với bài thơ bên kia sông Đuống. qua bài thơ này người đọc thấy được hết cái thế giới Kinh Bắc nơi quê hương tác giả.
Trước hết cái thế giới Kinh Bắc ấy được thể hiện ngay chính nội dung nhan đề cũng như nội dung tác phẩm. thế giới ấy có cảnh vật thiên nhiên, con người Bắc Ninh và những phong tục tập quán văn hóa nơi đây.
Thứ nhất là cảnh vật thiên nhiên nơi đây mang một vẻ đẹp giản dị nên thơ, mộc mạc mà thi vị. đó là những bãi mía nương dâu vẫn hàng năm xanh tốt hai bên bờ sông Đuống. Đó còn là con sông Đuống hiền hòa ngày đêm lấp lánh và khi có giặc đến nó vẫn nằm nghiêng ở đó thể hiện sự gan dạ không lùi bước của con người nơi đây. Không những thế mà nó còn chứng kiến biết bao nhiêu nỗi đau tủi nhục cơ cực cho nhân dân Kinh bắc và chứng kiến cả những tội ác mà lũ cướp nước gây cho chúng ta:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai xanh biếc”
Không những thế thiên nhiên nơi đây còn hiện lên thật đau thương khi chiến tranh đến. Cái đau thương ấy thật sự rất xót xa chính vì thế nói đến đâu tâm trạng của tác giả cũng được lồng ghép trong đó:
“Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu”
Thế giới Kinh bắc trong thơ bên kia sông Đuống còn thể hiện rất rõ qua những phẩm chất của con người nơi đây.
Đó là người mẹ già ngày đêm không sợ kẻ thù hại chết mà vẫn gánh hàng rong đi chợ. Bọn giặc kia lục đồ hàng của mẹ làm cho tung tóe hêt ra. Chợ tan mẹ đi về một mình trên con đường trơn trượt gánh hàng rong vẫn chắc nịch trên vai. Có thể nói mẹ như đang gánh những lo toan của cuộc đời mẹ. Hình ảnh ấy đại diện cho những người mẹ Kinh Bắc hay lam hay làm, đảm đang chịu khó và rất giàu đức hi sinh:
“Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”
Không nhưng thế thì hình ảnh những người vợ Kinh Bắc cũng hiện lên thật sự đầy tần tảo. Chồng đi đánh giặc không có nhà người vợ ấy đảm đang lo công to việc nhỏ, giúp đỡ mẹ già làm những công việc trong gia đình. Những đứa trẻ con hiền lành ngủ ngon ngây thơ lắm thế nhưng bom đạn đã làm chấn động trí óc chúng. Tiếng bom khiến nó giật mình trong giấc ngủ mà cứ ngỡ rằng đó là tiếng sấm.
Người con trai, người chồng hay chính là tác giả tiêu biểu cho phẩm chất kiên trung bất khuất, yêu quê hương đất nước, yêu gia đình một phút không nguôi. Thế rồi khi giặc đến thì căm thù giặc. Những người con trai ấy sẽ cướp súng của giặc mà đánh trả chúng khiến cho chúng không thể nào trở tay.
Thế giới Kinh Bắc còn hiện lên trước mắt chúng ta những phong tục tập quan và những nét văn hóa mà đến tận ngày nay vẫn còn lưu giữ. Đó chính là tục nhuộm răng ăn trầu của các bà các mẹ:
“Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”
Đó còn là nhưng làng nghề nổi tiếng như tranh Đông Hồ với con gà đàn lớn và cả đám cưới chuột trên làng quê nữa. không những thế nó còn là khúc hát quan họ vang rền nền nảy mượt mà ngọt ngào. Anh hai mặc áo the khăn xệp, chị Hai mặc áo tứ thân và chiếc khăn mỏ quà. Và hiện nay thật tự hào biết bao khi làn điệu quan họ ấy được UNESCO công nhận là văn hóa thế giới.
Như vậy qua đây ta thấy bài thơ không chỉ là nỗi niềm tâm trạng tình cảm thương xót quê nhà vợ con mẹ già mà bài thơ còn là những cảnh đẹp thiên nhiên, những phẩm chất đáng quý của con người và những phong tục tập quán vô cùng đẹp. có thể nói thế giới Kinh Bắc hiện lên thật xinh đẹp hữu tình.