Phân tích bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ
Phan tich bai tho Tieng sao thien thai cua The Lu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ trong chương trình văn học lớp 11. Thế lữ là một nhà văn nhà thơ nhà diễn kịch là một trong những cây bút trụ cột của báo Phong Hóa. Về thơ ca, ông Thế Lữ ...
Phan tich bai tho Tieng sao thien thai cua The Lu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ trong chương trình văn học lớp 11. Thế lữ là một nhà văn nhà thơ nhà diễn kịch là một trong những cây bút trụ cột của báo Phong Hóa. Về thơ ca, ông Thế Lữ cũng là một người trong bọn người không muốn theo con đường cũ vạch sẵn, ông muốn đi tìm một lối khác, tuy chưa biết chắc đưa đến đâu, nhưng lúc ông lần theo lối đó, ông có ...
Phan tich bai tho Tieng sao thien thai cua The Lu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn trong chương trình văn học lớp 11.
Thế lữ là một nhà văn nhà thơ nhà diễn kịch là một trong những cây bút trụ cột của báo Phong Hóa. Về thơ ca, ông Thế Lữ cũng là một người trong bọn người không muốn theo con đường cũ vạch sẵn, ông muốn đi tìm một lối khác, tuy chưa biết chắc đưa đến đâu, nhưng lúc ông lần theo lối đó, ông có cái thú của người đi tìm những sự mới lạ. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó tác phẩm “thiên thu” là một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn. Tiếng sáo trong thiên thai là một bài thơ lục bát. Tác phẩm nói lên một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh thần tiên của núi rừng.
Mở đầu bài thơ tác giả đã ngây ngấy trước cảnh đẹp của núi rừng thơ mộng:
Ánh xuân lướt có xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng
Cảnh vật được hiện lên trước mắt người đọc thật tuyệt diệu. Bức tranh thiên nhiên đang bước vào mùa xuân thật đẹp . Mùa xuân là mùa cây trái tốt tươi là mà mà mọi người bước vào một quy luật tuần hoàn mới của đất trời. Trong mắt của người thi nhân mùa xuân cũng đạp như thế cũng đầy sức sống như thế . Ánh xuân lấp ló rồi lướt qua từng kẽ lá từng cây cỏ rồi tràn đều xuống tất cả mọi cảnh vật khu rừng khiến cho tác giả bỗng nhiên cảm thấy thật xốn xang. Trước khung cảnh tiết trời đang vào xuân bỗng nhiên xuất hiện hình ảnh những chàng trai đang thổi say sưa một điệu sáo khiến cho khung cảnh nên thơ trữ tình hơn nhiều lần. Những chàng trai thổi sáo khiến cho tác giả ngỡ như chính là chàng thiếu niên Kim Đồng là một chàng trai luôn đứng hầu phật quan âm. Tác giả đã nhìn mùa xuân như một cô gái xinh đẹp đang bước đi trên thảm cỏ xuân xanh mướt. Ta thấy thơ của Thế Lữ đúng là những ý thơ tuyệt diệu con người luôn gắn với cảnh vật, cảnh vật không thể cách xa con người. Đúng là một phong cảnh hưu tình, thế nhưng cảnh sắc đẹp như thế nên thơ như thế mà lại khiến cho tác giả cảm thấy buồn:
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”
Tiếng sáo của những hàng trai trẻ khiến dường như đã khiến cho tác giả cảm thấy buồn mênh mông xa vắng biết bao. Ông đã gọi tên nỗi buồn đó để có thể cảm nhận hết nỗi buồn. Ta thấy thường trong thơ ca thì thi nhân thường nói đến mùa thu để gợi cái buồn. Nhắc đến mùa thu thì người đọc thường thấy nỗi buồn của thi nhân ở trong đó. Thế nhưng Thế Lữ lại chọn mùa thu để gửi gắm nỗi buồn của mình. Có lẽ đây là một dụng ý khi tác giả đưa ra hai nghịch lí khiến cho nỗi buồn của tác giả được người đọc cảm nhận rõ rét nhất. Phải chăng đó chính là nỗi buồn của một con người còn đang nặng lòng còn lưu luyến với trần tục. Hay đó chính là nỗi buồn chung của tất cả các thi nhân thời bấy giờ. Mặc dù tâm trạng còn đang ngổn ngang những suy tư nhưng tác giả vẫn thả hồn vào với thiên nhiên với cảnh rừng núi . Trước cảnh đẹp thi nhân đã reo lên kinh ngạc “Ô kìa”và trước chốn bồng lai tiên cảnh thì tiếng sáo ấy vẫn vút cao:
Theo chim, tiếng sáo lên khơi,
Lại theo dòng suối bên người Tiên Nga.
Khi cao, vút tận mây mờ,
Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh,
Êm như lọt tiếng tơ tình,
Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không,
Với sáu câu thơ tác giả đã thể hiện một cái điêu luyện trong tài năng của người thổi sáo và cái nhạy cảm của một nhạy cảm của một nhà thơ. Ông cảm nhận được tiếng sáo vút lên theo tiếng chim có khi lại rì rào bên suối theo người sơn nữ. Tưởng chừng như tiếng sáo có thể vút cao lên đến tận mây xanh còn khi âm hương nhẹ xuống thì lại vắt vẻo bên bờ cây xanh. Từ vắt vẻo vừa gợi hình vừa gợi cảm . Nó gợi lên hình ảnh những chàng trai thổi sáo có gì đó mang chút nghịch ngợm thật hóm hỉnh. Thế Lữ rất tinh tế khi quan sát và lắng nghe tiếng sáo đã thể hiện được tâm lí giản dị tự nhiên của người thổi sáo chính là tiếng sáo của chàng trai gửi đến cô gái. Tiếng sáo vừa êm nhẹ như một lời tỏ tình vừa êm dịu như như một vũ điệu trong thế giới thần tiên. Thế Lữ thật có tài trong việc tả âm thanh vừa tục lại vừa tiên hiển hiện trong tai trong mắt người đọc giọng và điệu sáo nhịp nhàng tuyệt đẹp.
Tiếng sáo trong thơ Thế lữ thật trữ tình êm dịu và đầy chất thơ chất lãng mạn. Trong khung cảnh ấy người thơ thả hồn vào thiên nhiên vào cảnh vật đang độ đẹp tuyệt vời. Đọc thơ ta thấy một sự đối nghịch trong tình cảnh tác giả muốn thoát khỏi thế giới trần thục nhưng sự thật khiến tác giả đau lòng khi mà không thể thoát được nó.
Qua tiếng sáo ta thấy được dù tư tưởng thế lữ đang có nỗi buồn nhưng ông đã cố thoát khỏi nỗi buồn đó để được thanh thản. Đây cũng là nỗi buồn của những người thi nhân trong thời đại này. Họ phải sống trong cái xã hội có nhiều bon chen họ muốn thoát khỏi nhưng sự thực họ không thể làm được điều đó.
Qua bài thơ và tiếng sáo, Thế Lữ đã bộc lộ được tài làm thơ tuyệt đỉnh của mình. Dù cảnh đẹp cảnh thơ mộng nhưng trong lòng ông luôn mang một nỗi buồn nhưng sâu trong tâm sự sâu trong cõi lòng ông đó chính là nỗi buồn về thời thế là một xã hội bị áp bức bóc lột của bè lũ thực dân.