24/05/2017, 13:23

Phân tích bài thơ Ông nghề tháng Tám của Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến

Phan tich bai tho Ong nghe thang tam cua Nguyen Khuyen – Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Ông nghề tháng Tám của Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến trong chương trình văn học lớp 11. Nguyễn Khuyến là một con người, một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Đứng trước hiện thực của xã hội Việt Nam đầu thế ...

Phan tich bai tho Ong nghe thang tam cua Nguyen Khuyen – Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Ông nghề tháng Tám của Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến trong chương trình văn học lớp 11. Nguyễn Khuyến là một con người, một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Đứng trước hiện thực của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ 19 ông đã rơi vào tình trạng bi quan mất hết niềm tin vào thánh hiền. Vì thế ông đã viết nhiều bài thơ trào phúng thể hiện nỗi lòng. Trong số đó tác phẩm “ông ...

– Đề bài: Em hãy trong chương trình văn học lớp 11.

Nguyễn Khuyến là một con người, một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Đứng trước hiện thực của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ 19 ông đã rơi vào  tình trạng bi quan mất hết niềm tin vào thánh hiền. Vì thế ông đã viết nhiều bài thơ trào phúng thể hiện nỗi lòng. Trong số đó tác phẩm “ông nghề tháng Tám” là một trong những tác phẩm tạo được tiếng vang khá lớn trong nghệ thuật làm thơ trào phúng lúc bấy giờ. Trong bài thơ tác giả mượn hình ảnh tiến sĩ giấy nhằm chỉ những tên mang danh tiến sĩ nhưng bất tài vô dụng đồng thời cũng thể hiện sự bất lực trước cuộc đời của thi sĩ.

Đọc nhan đề của tác phẩm là tiến sĩ giấy ta liên tưởng ngay đến thứ đồ chơi của trẻ em ngày xưa. Vào nhưng ngày tết đặc biệt là tế trung thu thì cha mẹ thường mua cho các em nhỏ thứ đồ chơi này. Đây không chỉ đơn thuần là một thứ đồ chơi mà còn giáo dục trẻ em cố gắng học tập cho giỏi để sau này được gi tên trên bảng vàng như các tiến sĩ giấy vậy.

phan tich bai tho ong nghe thang tam cua nguyen khuyen

 Mở đầu bài thơ tác giả viết:

  “Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
   Cũng gọi ông nghè có kém ai”

Khi thi đỗ tiến sĩ thì sẽ được triều đình vinh danh rước cờ kiệu ngưa khiêng về làng vinh quy bái tổ, được triều đình ban cho mũ mão cân đai và được xứng danh gọi là ông nghè. Tiến sĩ giấy cũng tương tự như thế và đây hẳn là một vị tiến sĩ rất uy danh và đã được khắc tên trên bảng rồng. Nhân vật xuất hiện lên với vẻ bề ngoài phô trương và ra oai tự đắc. Tác giả sử dụng rất nhiều từ “cũng” trong hai câu thơ này nghe có vẻ không được trang nghiêm lắm, liệu rằng phải chăng tác giả đang đưa chúng ta đến tư tưởng nghi ngờ và châm biếm ông nghè. Ta thấy rằng trong xã hội có rất nhiều những tiến sĩ với biển, cân đai đem danh dự về làng và sau này phục vụ đất nước. Nhưng những tiến sĩ giấy này lại chẳng có bất kì thứ gì là thật cả tất cả đều giả đều không có giá trị. Cũng giống như những tên ngoài cái mang danh tiến sĩ nhưng lại không làm gì được cho đất nước chỉ là một lũ tham ô nịnh bợ há khác nào chỉ như tiến sĩ giấy thôi sao? Và đối với những kẻ như thế thì cái bản chất cái tâm hồn bên trong chắc chắn cũng rỗng thế:

 “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
 Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

 Chỉ với một mảnh giấy cộng thêm chút màu sắc ta đã tạo nên một ông tiến sĩ giấy quả thực rất đơn giản. Ở đây tác giả đã sử dung nghệ thuật đối lập một cách rất sáng tạo một bên là mảnh giấy với thân giáp bảng một bên là nét son với mặt văn khôi. Giáp bảng là bảng ghi tên những người đạt tiến sĩ trong kì thi, mặt văn khôi chỉ người đứng đầu làng văn. Những thứ tưởng chừng như được coi trọng và đưa lên hàng đầu lại được tác giả đặt cạnh những thứ không mang nhiều giá trị há chẳng phải là quá kệch cỡm hay sao? Nhưng khi ta xuyên suốt ý thơ của tác giả thì ta mới thấy được cái hay trong cách hành văn của thi sĩ. Trải qua bao nhiên năm đèn sách miệt mài người học đi thi để lấy được thành tích , được triều đình công nhận để được làm quan giúp dân giáp nước, thế mà có những người bao nhiêu năm đèn sách vẫn không có kết quả như mình mong muốn. Vậy mà những kẻ chỉ bằng một vài mảnh giấy viết son hay là những đồng tiền vật chất đã dễ dàng có được há chẳng bất công đến nhường nào. Nhưng người đời cũng đâu khuất mắt chông coi đâu phải cứ được gọi là ông nghè là đã được người đời công nhận. Họ không những không công nhận mà còn bị họ coi thường khinh rẻ:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh ấy mới hời

Cũng chẳng biết từ lúc nào mà cái danh hiệu tiến sĩ ấy lại được đem ra cân đong đo đêm qua các từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời”. Trước đây khi một người đỗ tiến sĩ được triều đình giao cho những trách nhiệm nặng nề bao nhiêu thì ngày nay nó lại được giảm bớt nhẹ nhàng bấy nhiêu. Đó cũng là lẽ đương nhiên khi mà cái khoa danh đó cũng chỉ được mua với giá”hời”thì nó cũng chỉ như một thứ đồ giả không hơn không kém . Đọc đoạn thơ chế giễu mà sao ta như cảm thấy cso chút buồn man mác của tác giả. Đó chắc hẳn là nỗi niềm xót xa cho xã hội hiện thực lúc bấy giờ khi đồng tiền có thể chi phối tất cả mọi thứ “có tiền là có tất cả”chỉ cần có chút tiền là có thể đè đầu cưỡi cổ người khác. Tác giả căm giận cái xã hội này đã khiến cho những tên không có chút tài mọn nào lại có thể ra uy trước mọi người. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã dùng hai câu luận này để chế giễu cái xã hội suy tàn hiện tạ và cùng với đó là sự lăm le xâm lấn của các thế lực giặc ngoại xâm. Có lẽ cũng vì lí do này mà nhà thơ đã lui về ở ẩn để làm vơi đi sự đau xót trước hiện tại. Hai câu thơ luận này làm tiền đề cho một làn sóng khinh thường xâm lấn tâm hồn nhà thơ và nó đã được thốt ra trong hai câu:

“ Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe
  Nghĩ  rằng đồ thật hóa đồ chơi”

 Hình ảnh ghế chéo lọng xanh ngồi bành chọe cho ta thấy dáng vẻ oai vệ vốn có của một nhân vật có học vấn cao lúc bấy giờ. Ở đây thêm một lần nữa tác giả lại khắc sâu thêm vào trong tâm trí người đọc cái vẻ hào nhoáng cái bên ngoài và cái bản chất bên trong của ông tiến sĩ giấy này. Những tên ngồi bảnh chẹo như thế thực chất cũng chỉ là tay sai của một bè lũ bán nước mà thôi . Nguyễn khuyến đã khéo léo nhìn thấy tất cả những điều ấy và ông khéo léo đưa nó vào trong văn thơ để châm biếm những lũ giặc bán nước.

Bản thân tác giả cũng là một nhân tài của đất nước nhưng đứng trước thời thế hiện tại ông xác định rõ giúp triều đình lúc này chính là giúp giặc bởi triều ông đã quyết định từ quan ở ẩn và dùng ngòi bút của mình để viết lại hoạt cảnh ông có được cái nhìn tỉnh táo như vậy. Không phải ai cũng thấy được sự thấp kém của giai cấp mình, thừa nhận sự bất lực của nó trước lịch sử. Rõ ràng bên cạnh màu sắc bi hài tự trào bài thơ còn mang triết lí sâu sắc về xã hội trong đó nổi bật là triết lí về thân phận của những người trí thức ở lớp nho giá.

Bài thơ còn là lời tự trào của chính Nguyễn Khuyến khi cáo quan về quê ở ẩn. Bài thơ mang đến cho người đọc những quan niệm sâu sắc về cái danh cái thực về thái độ cần có của người có học trong thời cuộc. Sống ở trên đời là không nên coi trọng hư danh mà điều quan trọng là làm được những gì có ích . Tiến sĩ giấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Nguyễn Khuyến mà còn là một trong những hình tượng điển hình có giá trị nhất của văn học trào phúng Việt Nam ở giai đoạn đỉnh cao.

0