24/05/2017, 13:24

Phân tích tác phẩm Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu

Phan tich tac pham Toa nhi Kieu cua Xuan Dieu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11. Nhắc đến Xuân Diệu thì ta biết đến những tác phẩm thơ nhiều hơn. Sự nghiệp thơ của Xuân Diệu rất khởi sắc với những bài thơ như Vội Vàng, ...

Phan tich tac pham Toa nhi Kieu cua Xuan Dieu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11. Nhắc đến Xuân Diệu thì ta biết đến những tác phẩm thơ nhiều hơn. Sự nghiệp thơ của Xuân Diệu rất khởi sắc với những bài thơ như Vội Vàng, Đây mùa thu tới, Xa Cách…thế những tác giả cũng có những tác phẩm truyện dù không được nổi bật như thơ của ông nhưng cũng mang đến những cảm xúc ấn tượng riêng cho ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11.

Nhắc đến Xuân Diệu thì ta biết đến những tác phẩm thơ nhiều hơn. Sự nghiệp thơ của Xuân Diệu rất khởi sắc với những bài thơ như Vội Vàng, Đây mùa thu tới, Xa Cách…thế những tác giả cũng có những tác phẩm truyện dù không được nổi bật như thơ của ông nhưng cũng mang đến những cảm xúc ấn tượng riêng cho người đọc. Tiêu biểu trong đó có tác phẩm tỏa nhị Kiều của ông. Tác phẩm ấy không phải Kiều của Nguyễn Du mà là một đôi chị em của gia đình người Việt sống ở những năm ba mươi của thế kỉ XX.

Hai nhân vật chính được nhắc đến trong tác phẩm là hai cô gái tên một loại hoa đó chính là Quỳnh và Giao.Tuy nhiên tại sao nhà thơ lại lấy hai cô để làm nên tác phẩm này. Xuân Diệu đã chớp lấy những mặt cắt của xã hội hiện đại để bộc lộ những cảm nghĩ suy tưởng của mình về xã hội. thiên truyện được chia ra làm 5 khúc nhưng xét đên cùng thì nó tự hoàn tất ý nghĩa bộc lộ trong hơi văn liền mạch và chất thơ lan tỏa toàn câu chuyện.

toa nhi kieu xuan dieu xuan dieu

Trước hết là cái hoàn cảnh mà hai cô đang sống. Xuân Diệu cho biết đó là một gia đình không phải là giàu, tuy trong nhà có đủ cả “sập gụ, tủ chè, câu đối, hoành phi’’, có cả “bộ bàn ghế Vàn Nam chạm chim trái và nạm cẩm thạch". Không giàu nhưng lại không nghèo, cái đáng buồn chính là ở chỗ đó. Sự lấp lửng của hoàn cảnh cũng sẽ tạo nên sự lấp lửng của tính cách và số phận. Ôi, nếu không giàu thì cứ nghèo quách đi, người ta sống theo cách sống của người nghèo, với những lo toan và tranh đấu của người nghèo, chứ sống như thế này, chẳng ra mòn cũng chẳng khoai,thế thì khó sống thật. Nhà văn có ý muốn nói với người đọc như thế.

Ngay ở đoạn đầu thì Xuân Diệu đã thể hiện được sự cảm thương với những số phận ấy. Không những thế mà qua cái “bùi ngùi” ấy nhà văn của chúng ta muốn nhắc đến sự thương cảm của mình với những số phận con người nghèo khổ đang vật vờ từng giờ ngoài kia, đấu tranh bươn chải kiếm sống sao cho đủ khắc phục được những khó khăn của cuộc sống. Còn hai cô gái kia lại quá “lỡ cỡ” tất cả những thứ hiện ra trước mắt nhà văn chẳng cái nào là đủ đầy, chẳng cái nào là thiếu thốn cả nên chính vì thế mà tâm trạng của tác giả hay là nhân vật tôi trong truyện trở nên “ không đủ cớ mà cho tôi buồn nữa”. Còn anh bạn ten Phan kia lại cũng rất lưng chừng lỡ cỡ nữa. Anh không ồn ào vì thế mới đem đến cho tác giả một tâm trạng ngậm ngùi “Giá Phan ồn ào, nghịch ngợm, ranh mãnh lên như người ta thì hơn. Để mà được một chút vui tươi chứ! Đằng này Phan lại rất nhịp nhàng với tất cả chỗ anh ở, khiến cho tôi bùi ngùi quá, mỗi khi đến thăm anh.”

Tại sao thi nhân của chúng ta lại ngậm ngùi trước những con người sự việc ấy. Bởi chúng ta đã biết Xuân Diệu là một con người yêu đời đến cuống quýt cuồng nhiệt, luôn nhìn đời bằng con mắt xanh non biếc rờn đến mức muốn sống một cách gấp gáp vội vàng để tận hưởng hết cuộc đời. Vậy mà những con người sự việc kia lại chỉ ở những lưng chừng trong khi tác giả quan niệm và thích cái gì cũng phải tận cùng vẫn chưa đủ. Chính vì điều ấy mà tác giả tỏ ra ngại ngùng và ái ngại mang đến cả một sự bùi ngùi không hề nhỏ. Một con phố hẻo lánh, một mảnh sân nhỏ, một con đường sắc xanh không rải nhựa , dãy phố lặng lẽ gian nhà không chút đặc biệt đã mang đến cho ta sự cảm nhận về sự bi quan, đối lập. Và nó thể hiện cái hữu hạn với cái của đời người với cái vô hạn.

Tên Quỳnh với tên Giao, hai cái tên buộc người ta phải tưởng tượng ra những cô gái đẹp, hai chị em nhà này lại không đẹp. Cô em thì “hơi xinh. Mặt cô tròn”. Cô chị thì giống cha cô, “mà cha cô thì chẳng khôi ngô chút nào”. Nhan sắc thì thế, tính cách hai cô lại giống hệt như nhan sắc của họ. Nói tính cách, thật ra tính cách nổi bật nhất của hai cô là ở chỗ chẳng có tính cách gì cả. Điều gì ở họ cũng nhạt nhòa, cũng nửa vời. Không hiền nhưng cũng chẳng dữ, không khôn ngoan sắc sảo nhưng cũng chẳng phải là ngây thơ, họ “ngây ngây thơ thơ“, lặng lẽ và ngơ ngác. Đến màu áo họ mặc cũng chẳng rõ màu gì, chỉ là “rất thanh đạm, vì nhạt nhẽo nên buồn buồn”.

Có thể thấy bài văn có tính chất hướng nội,một cảm hứng nhân đạo sâu sắc, Xuân Diệu đã tìm thấy cội nguồn của nỗi thương vay. Và Tỏa nhì kiều gây cho ta mội cảm giác nghèn nghẹn ở nơi ngực. Ta trân trọng những cảm xúc đầy tinh thần nhân văn của nhà thơ và hình như lại cảm thấy rằng Xuân Diệu cũng đã nói hộ mình nhiều điều trong tâm trạng của mình.

0