24/05/2017, 13:23

Phân tích cái đẹp trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phan tich cai dep trong Chu nguoi tu tu cua Nguyen Tuan – Đề bài: Tác phẩm Chữ người tử tù của là một kiệt tác văn học nói lên tài nghệ điêu luyện của nhà văn. Em hãy Phân tích cái đẹp trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trong chương trình văn học lớp 11. Nếu nhắc đến một nhà thơ nhìn đời ...

Phan tich cai dep trong Chu nguoi tu tu cua Nguyen Tuan – Đề bài: Tác phẩm Chữ người tử tù của là một kiệt tác văn học nói lên tài nghệ điêu luyện của nhà văn. Em hãy Phân tích cái đẹp trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trong chương trình văn học lớp 11. Nếu nhắc đến một nhà thơ nhìn đời bằng con mắt non xanh biếc rờn, yêu cuộc sống khát khao hòa nhập, giao cảm với cuộc sống người ta nhớ ngay đến nhà thơ Xuân Diệu thì nhắc đến một nhà văn tài hoa uyên bác ...

– Đề bài: Tác phẩm Chữ người tử tù của là một kiệt tác văn học nói lên tài nghệ điêu luyện của nhà văn. Em hãy trong chương trình văn học lớp 11.

Nếu nhắc đến một nhà thơ nhìn đời bằng con mắt non xanh biếc rờn, yêu cuộc sống khát khao hòa nhập, giao cảm với cuộc sống người ta nhớ ngay đến nhà thơ Xuân Diệu thì nhắc đến một nhà văn tài hoa uyên bác thì không ai khác chính là nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn ấy suốt đời đi tìm cái đẹp và chính quan niệm tích cực ấy đã khiến cho những tác phẩm của ông để lại nhiều ấn tượng về tư tưởng thẩm mỹ. Tiêu biểu trong những tác phẩm tài hoa uyên bác ấy phải kể đến tác phẩm chữ người tử tù của ông.

Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời (1940) tập truyện có mười một truyện viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng. Và Chữ người tử tù là một tác phẩm hay trong đó. Với quan niệm duy mĩ của mình nhà văn Nguyễn Tuân đã để lại trong ấn tượng của người đọc những cái đẹp của tác phẩm Chữ người tử tù.

cai dep trong chu nguoi tu tu cua nguyen tuan

Trước hết cái đẹp ấy được thể hiện qua lối viết chữ Hán. Chính lối viết ấy nói lên thú vui tao nhã của một thời giờ chỉ còn vang bóng lại. Dù cho chữ ấy không phải là của Việt Nam nhưng nó đã một thời trở thành ngôn ngữ của ta và giúp cho những nhà văn nhà thơ thể hiện mình qua những lối viết chữ ấy. Chữ viết này là một lối chữ viết tượng hình , viết trong hình vuông. Nó dành riêng cho những tao nhân mặc khách. Chính vì đặc điểm của chữ mà ai viết được đẹp thì sẽ được người khác biết đến. Qua đây ta thấy tác giả không phân biệt của ta hay của tàu miễn sao nó đẹp thì Nguyên Tuân ca ngợi. Thứ chữ ấy được viết bằng bút lông mực tàu, có nét thanh nét đâm, nét mềm mại, nét gân guốc hài hòa cân đối. Chữ viết ấy có bốn kiểu viết chính đó là :chân, thảo , triện , lệ. Chữ viết được viết trên lụa trắng và trên gỗ và được treo ở vị trí quan trọng nhất trong nhà.

Không những thế cái đẹp trong tác phẩm này còn thể hiện ở nét đẹp của con người mà cụ thể ở đây là nhân vật Huấn Cao và Quản Ngục. Điểm chung của họ là đều có một tấm lòng thiên lương trong sáng và đặc biệt dù hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một điều là ưa chuộng cái đẹp, quý trọng những người có tài có thiên lương.

Trước hết là vẻ đẹp của tử tù Huấn Cao, qua nhân vật này chúng ta thấy được nhưng phẩm chất nét đẹp của con người anh hùng lúc bấy giờ.
Thứ nhất, Huấn Cao là một con người tài hóa uyên bác được biết qua những lời khen ngợi của thầy thơ lại và viên quan coi ngục. Đó chính là cái tài viết chữ của ông, chữ viết đẹp lắm cái nét chữ ấy thể hiện sự tung hoành khát vọng và ý chí của Huấn Cao. Đúng như câu nét chữ nét người chính qua những nét chữ được thầy thơ lại và quản ngục khen khiến cho ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của Huấn Cao.

Thứ hai là vẻ đẹp của một người có thiên lương trong sáng và tâm hồn cao đẹp. thể hiện cho điều đó ta biết được tính cách của Huấn Cao đó là ông vốn khoảnh trừ chỗ thân quen thì ông cho chữ chứ ông không cho chữ một cách bừa bãi. Qua đó thể hiện sự quý trọng chính bản thân mình của Huấn Cao. Ông không cho bừa bãi vì chữ ông là một thứ quý giá. Huấn Cao khi biết được tấm lòng của viên quản ngục thì nhận lời cho chữ điều đó cho thấy sự trọng thiên lương của ông “suýt nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. ông biết được sự quý trọng của người khác đối với chữ của mình nên ông nhất định viết tặng viên quản ngục.

Thứ ba, huấn Cao hiện lên với vẻ đẹp của một anh hùng có khí phách hiên ngang. Ông dám một mình đứng lên chống lại triều đình và  dù bị bắt nhiều lần nhưng Huấn Cao vẫn thoát được vì ông có biệt tài bẻ khóa vượt ngục. Khi bước tới nhà tù thì có thái độ rất hùng dũng ngạo mạn không sợ ai. Mặc cho bọn chúng thúc Huấn Cao vẫn đi bình thường, khi được biết sự quan tâm đặc biệt của viên quản ngục thì cũng không sợ hắn cho thuốc độc vào trong.

Qua đây ta thấy Huấn Cao là một người hoàn mĩ có tài có tâm có đức có cả bản chất anh hùng. Đây được coi là biểu tượng cho chu thần Cao Bá Quát.

Tiếp đó là vẻ đẹp của viên quản ngục. Ông là một người có sở thích sở nguyện cao quý đó chính là một ngày kia xin được chữ của ông Huấn Cao mà treo trong nhà thì hạnh phúc biết mấy. có thể nói trong ngục tối đầy sự ác độc và lừa lọc ấy ta thấy viên quan coi ngục giống như “ một âm thanh trong trẻo cất lên từ một bản nhạc xô bồ”.

Không những thế quan ngục còn là một con người biết trọng nhân cách của người khác và quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Dù Huấn Cao là một tên tử tù nhưng ông vẫn thấy được sự nổi dậy của Huấn Cao là đúng và vẫn yêu mến cáu tài viết chữ đẹp của ông ta.

Tất cả những cái đẹp còn được thể hiện trong cảnh cho chữ của Huấn Cao và viên quản ngục. Tác giả cho đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, vì sao?. Vì nó được thể hiện những điều mà trước nay chưa từng có. Người cho chữ phải là một tao nhân mặc khách, hành động cho chữ phải diễn ra ở thư phòng nhưng ở đây người cho chữ lại là một người tử tù chân tay bị kìm kẹp. không những thế sự đảo loạn ghê gớm diễn ra ở đây. Đó là người tử tù kia lại là người dạy viên quản ngục, người quản ngục thì chỉ vái lĩnh và nghe theo. Người tử tù thì đường hoàng ung dung còn quản ngục lại khúm núm sợ sệt. Bên cạnh đó là hình ảnh củ khung cảnh cho chữ nữa. nơi ấy toàn những phân chuột phân gián, ẩm ướt và tối tăm. Chỉ có ngọn đuốc kia soi sáng ba cái đầu chụm vào nhau. Như thế có thể thấy trong cả ngục tối hoàn cảnh kinh khùng nhất thì cái đẹp vẫn được thăng hoa cất cánh.

Qua đây ta thêm yêu và khâm phục cái tài năng và sự tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyên Tuân. Với quan  niệm suốt đời đi tìm cái đẹp của mình nhà văn đã mang đến cho chúng ta những cái đẹp trong tác phẩm chữ người tử tù. Cái đẹp ấy có cả con người và những thú vui những giá trị truyền thống.

0