Tâm Sự: Một Chiều Trên Bến Sông Quê
: Một Chiều Trên Bến Sông Quê tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa xuống lòng sông lấp loáng. Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối ...
: Một Chiều Trên Bến Sông Quê
tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
––
Sông Trà, núi Ấn có lẽ là con sông được nhắc đến nhiều với mọi người khi nói về Quảng Ngãi – Quê hương tôi, nhưng với tôi thì khác, cũng là con sông quê hương, cũng vẫn là con sông đã nuôi nấng và ghi dấu vào tôi cái ký ức tuổi thơ đẹp đẽ lạ thường, nhưng là con sông khác, con sông có cái tên đầy thân thương, bột phát: “Sông canh vịt”
Những ngày ấu thơ, ba thường dẫn tôi ra con sông này để tập bơi, nhưng dẫu có cố gắng thế nào thì tôi cũng chẳng thể tiến xa hai mét và sớm chìm nghỉm dưới cái lòng sông đầy cát, rồi những buổi chiều, ba và tôi vẫn hay ghé đây để , tôi nghe ba kể chuyện về quê hương, về lịch sử và nhặt trứng vịt, ở đây trứng vịt nhiều lắm…
Hôm nay, tôi lớn hơn xưa nhiều, đã 5 năm rồi xa cái nôi đã nuôi nấng những ký ức thuở xưa, tôi lại tìm về để nhớ về những ngày ấu thơ vô lo vô nghĩ ấy, một mình thôi, lang thang với những suy nghĩ vẩn vơ, một chút vui buồn đan xen lẫn lộn, ừ thì cảnh vật vẫn vậy, bờ sông ngày nào vẫn còn thơ mộng và yên bình như thế, nhưng con người đổi khác, nhiều người đổi khác, dòng thời gian chẳng bao giờ thiên vị cho bất cứ ai…
Tôi vẫn muốn mình là đứa trẻ thơ ngây để ba nắm tay dìu trên làn cát mịn màng nặng trĩu, ngày xưa là thế, ngày xưa anh chị họ vẫn dẫn ra đây để tập bơi, trời tôi chạy chập chững, chị lại cõng về, những lần tôi với chị hay với bà, với anh đi chơi sao mà vui thế, nhẹ nhàng, đến thế. Bây giờ khác rồi, người già thì đi mãi mãi, nội tôi cũng vậy, anh chị thì đều lớn cả rồi, có vô vàn thứ để phải lo…
Chiếc cầu ván này bao năm chẳng hề đổi khác, mùa nước cạn thì chịu đựng sức nặng để mọi người đi qua, tới mùa lũ, người dân lại gỡ ra để tránh lũ cuốn nó đi theo dòng nước xiết, đó là điều đặc biệt, tôi rất yêu chiếc cầu ván này, nó như một biểu tượng thân thương của những người con xa xứ như tôi, về quê, nơi đầu tiên tôi muốn đến thăm là đây, con sông canh vịt và chiếc cầu này, dành một khoảng lặng riêng tư cho nó bên những dòng suy nghĩ lơ quơ.
Là cầu nối giữa hai đầu xóm làng, chợ búa, qua bên kia cầu là con đường dẫn ra cửa , dân cư tấp nập mỗi khi ghe về, cá tôm tươi rói, giá lại rẻ, dân miền núi như tôi hẳn các bạn cũng thử muốn nhắm chút rượu cay với hải sản tươi phải không nào, về tới mình, cá ươn ì ạch, ướp đá, urê, cứng như cục đá.
Cây cầu khá hẹp và không có lang cang, nên người đi cầu cũng có những nét văn hóa riêng đặc biệt, đi một đoạn là có một chỗ để nép xe vào cho người nào chở nặng, cồng kềnh, người già qua trước, người trẻ, chở nhẹ thì nép vào, nhường chỗ, qua sau.
Nơi đây, buông luôn là một điều đặc biệt, những con én chao liệng giữa khoảng trời tưởng chừng như thuộc về riêng nó, dàn đồng âm của côn trùng, dế ếch và sự ồn ào “tĩnh lặng” lại khiến lòng của những kẻ tha phương như tôi xao động, một điếu thuốc nhả khói vào sự ảo huyền của sương chiều lam khói, những áng thơ và những lời tâm sự, những nỗi niềm của kẻ như tôi cứ thế tuôn ra, nước mắt, chợt nhớ đến những người yêu thương đã vào dĩ vãng.
Giữa cái xô bồ biết tìm đâu nơi để ta mở lòng và nhớ về cái thời thơ ấu? Quê hương! Nơi nuôi nấng tâm hồn tôi với bao kỷ niệm ngọt ngào như những áng thơ, lời nhạc, biết bao, vui sướng biết bao…
Hạnh phúc thật nhiều với mẹ quê hương để rồi chạnh lòng với thời gian vẫn đi qua ngày tháng, mái tóc những người mà ta quý mến nay đã ngả màu trắng bạc sương phơi, phải chấp nhận thôi, nhưng tôi vui lắm, bao năm gặp lại ai cũng khỏe mạnh, dẫu già đi…
“Cô năm, nhớ con hông? -À, thằng Nhật, lâu rồi có khỏe không con?…”
… – Xem thêm và