23/02/2018, 15:20

Tâm Sự: Giữa Cái Nhộn Nhịp Những Ngày Chớm Tết

– Truyện Ngắn: Giữa Cái Nhộn Nhịp Những Ngày Chớm Tết Những tia ấm tháng hai len lỏi đến từng nụ mai vàng e ấp chưa muốn nở, giữa những đọt lá, những mầm non ta nghe phảng phất đâu đó chút dư hương của còn sót lại, sự trộn lẫn, hòa quyện của đất trời, phút giao mùa tưởng như lặng lẽ mà lại ...

– Truyện Ngắn: Giữa Cái Nhộn Nhịp Những Ngày Chớm Tết

Những tia  ấm tháng hai len lỏi đến từng nụ mai vàng e ấp chưa muốn nở, giữa những đọt lá, những mầm non ta nghe phảng phất đâu đó chút dư hương của còn sót lại, sự trộn lẫn, hòa quyện của đất trời, phút giao mùa tưởng như lặng lẽ mà lại ồn ào, tưởng ấm áp với cái nắng đầu xuân nhưng hóa ra lại khiến con người ta lạnh lòng đến lạ…

Con phố vốn lặng yên với sự tĩnh mịch và âm u nay chợt rộn rã với tiếng còi xe, tiếng rao hàng của dòng người ngoài kia xô bồ vồn vã, người đi rao bán chổi lông gà, người bán chăn đệm, những bộ xương khô của mấy loài động vật quý hiếm, vài chiếc xe tải tầm trung đi loa loa về đợt xả hàng của doanh nghiệp nào đó, nhẹ nhàng hơn, dễ thương hơn là tiếng chửi thề văng vẳng của các em gái ngoan ngoãn đi học ở xa về mặc quần ngắn đến háng vừa đi vừa cắn hạt dưa, mồm cười ha hả, móng tay đỏ chót…

Người người xe xe, dòng xuôi dòng ngược chở về những thùng bánh kẹo, mứt nước về trang trải cho ngày tết, một cụ già chống gậy phì phèo điếu thuốc, chân dép cao su vừa đi vừa độc thoại một mình, một thanh niên với chiếc dream lạng lách với cái đầu tóc vàng chanh sành điệu. Mấy cặp tình nhân chậm rãi đùa giỡn bên lề đường, nàng cười e thẹn, chàng vuốt tóc, trong sân nhà dưới mái hiên che, một cặp chó tơ cũng đang làm điều tương tự, gà gáy giữa trưa, bản tình ca vang lên não nề bên cành hoa giấy.

Chợ búa, bến xe cũng nhộn nhịp hơn hẳn, tôi chợt nhớ đến những ngày xa xưa nào đó, thèm đến tết để được mua quần áo mới, có nước ngọt uống, bánh kẹo để ăn, bên căn nhà ván thưa đã mục, ba kể cho tôi về chuyện ngày xưa, coi những bộ phim gần tết bên cái màn hình tivi trắng đen nhỏ xíu, mẹ dưới bếp lo mấy con gà, con vịt, lá chuối, lá dong. Giờ mọi thứ hóa quá cầu kỳ mà đơn điệu, hoặc tôi cảm thấy thế, giữa tiết trời tuyệt đẹp chớm xuân, giữa không gian và âm thanh rộn ràng ngày tết, tôi thấy mình sao mà lạc lõng.

Lang thang trên mấy con ngõ quen, tôi ghé vào một quán cháo lòng, gọi một tô cháo tiêu khoai mỡ, món này tìm ngoài thành phố thì chẳng có, quán vắng tanh, mồi điếu thuốc chờ cháo đến, ngắm nhìn con đường, đau đầu, mệt mỏi. Ai cũng mặc đẹp, xe ai cũng đẹp, trò chuyện chốc lát với bà chủ, tôi thưởng thức món cháo ngày xưa, hương vị vẫn vậy, tất cả những thứ trong tô cháo vẫn vậy, nóng hổi, thổi, ăn không vô…

Bịch! Tiếng ngã của một người nào đó, sau đó là tiếng cười ha hả của một lão già nua, người dơ bẩn, bụi bặm, trên tay đang cầm con thạch sùng đưa vào miệng, nước dãi nhỏ từng giọt đục màu làm ướt hết cả cái mồm đầy vết thương ủng mủ, ổng cười lớn, tiến vào quán với cái chân què cùng tốc độ như muốn nuốt chửng lấy tôi…

Ông đi chân không dưới lòng đường nóng rát, cái quần dài rách nát thảm thương, mái tóc xù xì dính đầy chất nhớt nhầy nhụa và mấy cọng rác, vết thương đầy người, ruồi bu quanh ông như một món hời di động, người ông co rúm, lâu lâu rít lên một điệu cười khó hiểu.

Tiếp tục nhai con thạch sùng gần như đã thối, đến gần tôi, ổng đập bàn ghế, tôi tiếp tục kéo điếu thuốc, ổng nhìn chằm chằm vào tôi với đôi mắt khô vô hồn đầy ghèn và những thứ khác, mái tóc dài bết lại, máu me đầy trên đôi bàn chân xương xẩu, người toát ra một mùi hôi khó chịu kinh tởm. Tôi gọi bà chủ, một lần, hai lần, không có ai!

Tôi đưa cho ổng tô cháo khi nhận ra rằng ông ta không nhìn mình, đôi mắt không lành lặn, một mắt cao hơn mắt bên kia, bị lé, ổng nhìn vô tô cháo rồi bật cười khúc khích, hét toáng lên trong cơn khoái trá điên loạn.

Nhưng ổng không ăn, bưng tô cháo và ném vào người tôi rồi nhe hàm răng ố vàng cười lên điên dại, ổng nằm xuống sàn, nước dãi gần như làm ướt cả một khoảng. Bất ngờ, ổng lôi của quý khổng lồ của mình ra và đái vung vãi, la hét chói tai, những vết thương bung mủ hở ra, đau đớn. Bà chủ chạy từ đằng sau đến với khúc củi to như bắp chân, bà đánh vào đầu của ổng, đánh vào miệng, vào mặt và vào của quý, ổng không chống trả, không nói gì, nằm quằn quại và cười, bây giờ thì tôi biết rằng lão đang nhìn tôi mặc dù ánh mắt hương về góc quán, ánh mắt như muốn được cứu rỗi trong sự đau đớn không thể nào biểu lộ qua tiếng khóc, lão vẫn tiếp tục cười, bà xé luôn bộ đồ rách nát của ổng, đánh, đánh và tiếp tục đánh.

Một sinh linh ra đời trong góc khuất của xã hội, đứng bên cạnh cuộc đời mà mọi người định nghĩa. Một phút giây nào đó tôi đã tưởng lão muốn được chết, bà vẫn chửi rủa và đánh vào vết thương hở không thương tiếc, lão nhìn tôi, vẫn cười với nụ cười nấc nghẹn, thân hình quằn quại với đòn roi dồn dập không tự vệ, không phản trả, không một lời nào cả.

Sau cái nhìn tôi, lão đột nhiên bật dậy bởi nguồn sinh lực tự nhiên bột phát, như con thú thức tỉnh cùng cái chân què vùng ra khỏi quán với cái thân mình gầy guộc, thương tích, trên mặt không còn nước dãi mà thay vào đó là bọt mép sủi trắng nơi khóe miệng. Chỗ ông ta nằm còn lại nước đái, máu mủ và nước dãi, không có nước mắt, nước mắt là của tôi, tôi không biết làm gì, lặng người, tôi tưởng ông ta bị câm, nhưng không, chạy ra khỏi quán, ổng nhìn lại với đôi mắt tật nguyền, thốt lên từng tiếng đứt hơi từ trong cổ họng chừng như ngộp thở:

Tao đói, tao đói….

– Xem thêm  Hoặc


0