Tại sao rắn có thể leo lên cây mà không bị trượt xuống - Câu hỏi hay
Hôm trước tôi vô tình trông thấy một con rắn leo trên thân cây. Tôi rất băn khoăn tại sao nó không bị trượt và rơi xuống đất? Các bạn hãy giải đáp giúp tôi nhé. (Hoài Phương) Ảnh: Birds and ...
Hôm trước tôi vô tình trông thấy một con rắn leo trên thân cây. Tôi rất băn khoăn tại sao nó không bị trượt và rơi xuống đất? Các bạn hãy giải đáp giúp tôi nhé. (Hoài Phương)
Ảnh: Birds and Bugs. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Bởi vì con rắn không có chân - (long)
Mình cũng k biết rõ, mình chỉ trả lời theo suy nghĩ thì chắc là tại vì khi rắn leo cây, vảy ở bụng nó xếp chéo ra một chút để dễ bám vào thân cây, tạo ma sát giúp nó có thể giữ thăng bằng và bám lại! :)
Có sai thì đừng ai ném đá nha. - (Audi A4)
Vì nó biết leo cây. đơn giản là vậy thôi. hi - (Trọng Hoàng)
trời sinh ra đã thế - (minh ho)
Trên mình rắn có vô số vảy, các vảy này có thể giương lên một chút khi rắn bò, "chống" vào mặt đất và tiến về trước. Khi rắn bò trên cây cũng vậy, nó mượn lực bám của hàng trăm vảy.
Bạn để răn bò trên tay sẽ cảm nhận được điều này ngay - (Quán)
Bạn nói ko phải rồi, các loài trăn hoặc rắn cỡ to thì nó phải quấn 1 vòng để bấu vào thân cây rồi lại dùng phần còn lại quấn 1 vòng khác ở trên để leo lên từng bước, còn 1 số loài rắn cỡ bình thường nó có lớp vảy ráp có thể bám chặt vào thân cây để leo lên cây thẳng đứng mà ko hề cần tạo vòng quấn (leo thẳng đứng như trườn trên mặt đất), thậm chí có loài rắn còn bay nhảy chuyền từ cành này bay qua cành khác nữa - (nn.tien)
Ca này khó, có lẽ phải tra google
p/s: mình cũng hóng câu trả lời đây ..^^ - (huythaihasa)
Rắn có 2 trạng thái phổ biến khi leo cây:
1. Trườn quanh : thường nó muốn leo cây cao hoặc xác định sẽ định cư trên cây đó một thời gian dài, hoặc rắn còn nhỏ. Vì nó quá dài nên phải cuốn vòng để có thể kiểm soát toàn bộ cơ thể hơn nữa cuốn nhiều vòng sẽ tạo nên diện tích tiếp xúc lớn hơn để khỏi bị trượt xuống. Đặc biệt sử dụng ở những cây thân trơn nhẵn, các vảy của nó hầu như vô dụng khi muốn bám trụ, mà dùng vào độ dính của 2 bề mặt nhẵn bị ép chặt( như trường hợp rút chân không).
2. Bò thẳng lên. Nó thường xài khi cây thấp , rắn lớn (nó có thể dùng phần thân dưới mặt đất đẩy cơ thể theo mép cây leo lên) , cây sần sùi. Bởi bì nó có thể dùng lớp chân vảy sừng dưới bụng để leo lên(Bộ phận này của nó rất khoẻ vì thường xuyên sử dụng để di chuyển)
Nói chung thể loại trườn bò kiểu dùng vảy này thường bám vào địa hình để di chuyển thì có thể leo lên mọi địa hình có chu vi lớn hơn nhiều chiều dài con rắn và cao hơn khả năng của lực thân rắn như bức tường. Nó sẽ leo khỏe re. - (Nam Nguyễn Đình)
Quê mình gọi là rắn dáo, loại rắn chuyên sống trên cây, nên tập tính của nó đương nhiên là leo trèo rất giỏi vì đó là khả ngăng thiên phú của nó. - (Người tỉnh lẻ)
Rắn sử dụng lực ma sát để có thể bò trườn trên dốc nghiêng hoặc thẳng đứng (thân cây). Rắn dùng sự chuyển động của cơ thể để tạo lực bám tránh bị rơi xuống. Cụ thể, chúng liên tục co giãn cơ thể trong chuyển động concertina để giúp chúng bám chắc vào. Tuy nhiên mặt phẳng rắn leo phải gồ ghề, có rãnh để dễ dàng trong việc bám chặt. Nếu mặt phẳng quá trơn láng, chúng sẽ rớt.
Có một cách để rắn leo cây nữa là chúng sẽ dùng thân mình để quấn quanh thân cây (thường đối với những nhánh cây nhỏ) - (Nguyễn Hải Triều)
con rắn có những khối cơ dọc cơ thể giúp nó có thể uốn éo cơ thể để di chuyển, tương tự, nó có thể co cong người để riết chặt vào cây.
phân tích hình ảnh phía trên thì thấy con rắn nó bám những vị trí tưởng chừng như không thể giữ được nhưng với những khối cơ trên suốt toàn thân thì lực bám từ nhiều vị trí khác nhau sẽ giữ đc cho con rắn leo đc trên thân cây :v - (nana)
Chào bạn!, về lí do rắn có thể leo cây mà không rớt được giải thích như sau.
1: cấu tạo vảy rắn chỉ cho phép rắn tiến về phía trước, không thể lùi về phía sau, cũng gần như không thể dạt ra hai bên( cái này bạn có thể google hoặc cầm 1 con rắn vuốt theo các chiều là hiểu không phải giải thích)
2: khi leo cây con rắn thường quấn quá nửa thân cây, lực cuốn của rắn ép lớp da bụng rắn vào thân cây tạo ma sát lớn hơn trọng lực khiến con rắn không rớt. - (Vũ Thanh Tùng)
chắc là do cái vẩy nó giống như cái móc người ta leo núi cái đó là trèo lên còn treo xuống thì ko biết :)) - (Hieu Nguyen)
Các vẩy sẽ tạo ma sát giúp con rắn đi lên bạn ạ - (Đoàn Trọng Hùng)
Vì nó quấn quanh thân rồi trườn lên, diện tích tiếp xúc giữa cơ thể và thân cây lớn. Bạn quấn 1 sợi dây trơn vòng quanh thân cây sợi dây cũng rất khó tuột. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)
Bởi rắn không chân nên khi leo cây rắn thường uốn mình theo thân cây trước để giữ thân thăng bằng và bán được trên cây. Khi truyền qua cành khác rắn cũng làm tương tự cứ uốn mình dọc theo thân cây trường từ từ về trước theo hình xoắn óc - (Hưng Lê Quốc)
Da của rắn rất nhão, khi vảy tiếp xúc với mặt đất, trước hết trong cơ thể chuyển động trượt về phía trước, động tác này không những giúp cho rắn bò, mà còn là nguyên nhân để rắn có thể trèo cây. Nếu đặt rắn trên sàn nhà nhẵn bóng thì nó sẽ “khó nhọc bò từng tí một”. (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao) - (Cam Hoang)
thật ra loài rắn leo cây được là nhờ vảy ở bụng đó bạn . - (tinmoinguoitin251188)
Tất nhiên nó vươn lên thẳng ₫ứng dụng rồi bò kiễu soắn ốc,như chúng ta chạy xe quanh ₫hèo thôi.... - (anhtuan2051)
Do nó nhẹ và dài nên diện tích bám lớn, nói chung tỉ lệ khối lượng cơ thể chia diện tích tiếp xúc rất nhỏ. Dĩ nhiên điều đó còn tùy thuộc vào loại cây. Có những cây trơn hơn như cây cao thì chỉ có loại rắn khối lượng nhỏ mới leo được nếu là con lớn phải lợi dụng yếu tố thứ hai là quấn chặt cây (đối với cây nhỏ). - (Trình)
Mình nghĩ là do cấu trúc vảy + thân dài nên nó vừa quấn quanh cây, vừa dùng vảy để tạo ma sát - (tuannguyen)
Dễ mà theo mình các vẫy rắn ở dưới bụng đó các bác. Con rắn sẽ cuốn xoắn theo cây mà leo lên nhờ vẫy của nó bung ra bám vào da cây các bác có thấy các vẫy ở bụng thì sẽ biết - (Hoanganh Chu)
vảy rắn tạo thành những vành và sẽ có đô bám..giống như bánh xe chạy vậy người ta làm nhiều rãnh để bám trên mặt đường nếu như bánh xe phẳng lỳ thì không chạy được té ngay - (nam)