Tại sao rắn được tôn thờ?
Ảnh minh họa Ở một số nước trên thế giới, người dân không sợ rắn, họ coi rắn như những người bạn và có thể sống chung, nuôi rắn trong nhà. Việc họ tôn thờ rắn xuất phát từ các huyền thoại thần rắn lông chim, rắn lông vũ, quái vật nửa người nửa rắn, rắn cầu vồng rất ly kỳ. Trong ...
Ảnh minh họa
Ở một số nước trên thế giới, người dân không sợ rắn, họ coi rắn như những người bạn và có thể sống chung, nuôi rắn trong nhà. Việc họ tôn thờ rắn xuất phát từ các huyền thoại thần rắn lông chim, rắn lông vũ, quái vật nửa người nửa rắn, rắn cầu vồng rất ly kỳ.
Trong những câu chuyện giải thích lý do con người tôn thờ rắn, thì loài vật này được miêu tả có hình dáng lạ và có uy lực rất khủng khiếp. Thế nhưng, cách lý giải thuyết phục nhất lại xuất phát từ hình dáng, đặc điểm thực tế của loài vật đặc biệt này.
Rắn là loài vật gây cảm giác sợ hãi và kính nể. Rắn vừa có sức cuốn hút đặc biệt, và cũng như cỗ máy giết người. Rắn sống ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh.
Rắn có đủ các màu sắc, kích cỡ, có thể sống được ở hầu hết các môi trường tự nhiên, từ trên núi cao đến biển sâu, từ sa mạc đến rừng rậm, trên cây hay dưới đất. Tuy không có chân nhưng khả năng di chuyển của rắn rất nhanh mà không gây ra tiếng động. Rắn có thể di chuyển nhiều tư thế: bò ngang, thẳng, nửa dưới đất nửa thẳng đứng... Với con người, rắn vừa có hại, vừa có lợi.
Loài rắn cũng có đặc tính lột da, do vậy nó biểu trưng cho sự tái sinh, bất tử. Vì là đối tượng rất khó nắm bắt, luôn mang đến cho con người sự ngạc nhiên và bí ẩn nên loài rắn thường được thần thánh hóa như vậy.