09/06/2018, 23:43

Tại sao nước sôi lại đóng băng? - Câu hỏi hay

Tại sao ở hất nước sôi lên trời vệt nước lại bị đóng băng ngay tức khắc? (Thu Huyền) Ảnh minh họa: Instagram. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Tại sao ở hất nước sôi lên trời vệt nước lại bị đóng băng ngay tức khắc? (Thu Huyền)

tai-sao-nuoc-soi-lai-dong-bang

Ảnh minh họa: Instagram.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Mình thích thì mình đóng thôi - (Tri Kỷ)

Vì khi hất cốc nước sôi lên thì cốc nước sẽ bị phân tán thành vô vàn những hạt nhỏ làm cho diện tích tiếp xúc tăng lên rất nhiều lần. Khi diện tích tiếp xúc tăng lên thì quá trình bay hơi nước và trao đổi nhiệt sẽ diễn ra nhanh hơn (tốc độ của quá trình trao đổi nhiệt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của nước với môi trường) nên làm cho nước bị hạ nhiệt độ một cách nhanh chóng. Khi nhiệt độ của nước đạt tới 0°C thì các hạt nước sẽ bị đóng băng - (Le Cong)

Vì trong nước sôi, lực liên kết liên phân tử bị phá vỡ để chuẩn bị hóa thành dạng khí, do vậy cách phân tử nước trong nước sôi có xu hướng tách xa nhau ra hơn là nước lạnh. Do vậy khi chúng ta hắt nước sôi ra ngoài không khí lạnh, phân tử nước mất nhiệt nhanh hơn do ko có lực liên kết phân tử mạnh như trong nước lạnh. Ko chỉ có nước, các dung dịch lỏng có lực liên phân tử "hydrogen bonding" mạnh cũng có hiệu ứng tương tự. - (Lam Van)

Câu hỏi triệu đô người đẹp ạ: Hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh còn được gọi là "Hiệu ứng Mpemba", đặt theo tên một học sinh người Tanzania. Sau khi tham dự các lớp học nấu ăn hồi những năm 1960, nam sinh Erasto Mpemba đã phát hiện, hỗn hợp kem nóng sẽ đông nhanh hơn hỗn hợp kem lạnh và đặt câu hỏi này cho các giáo sư tới thăm trường của cậu vào năm 1968.
Tuy nhiên, từ rất lâu trước khi Mpemba ra đời, các triết gia vĩ đại trong lịch sử như Aristotle và Descartes cũng từng đề cập tới hiện tượng nước đóng băng kỳ lạ như trên.
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích Hiệu ứng Mpemba bằng nhiều giả thuyết khác nhau, kể cả quan điểm cho rằng vật đựng ấm khiến việc tiếp xúc nhiệt với tủ lạnh tốt hơn, giúp truyền nhiệt nhanh hơn; hay nước ấm bay hơi nhanh hơn, giúp làm mát nước và khiến quá trình đóng băng diễn ra mau lẹ hơn. Dẫu vậy, không giả thuyết nào được đa số giới khoa học chấp nhận. - (Hoài Linh đẹp trai)

Mình hất có thấy đóng băng đâu. Dính mấy giọt nóng tụt da luôn. - (Duy Phong Huỳnh)

Trả lời chính xác được hiện tượng này thì có lẽ giải Noben vật lý nằm trong tầm tay - (Lee Nguyễn)

Tại vì nước nóng đóng băng mà nước lạnh không đóng
Cũng như việc nước bay hơi ở mọi nhiệt độ vậy.
Việc nước nóng đóng băng nhanh là hiện tượng giảm sức căng mặt ngoài, tốc độ hạ nhiệt lớn hơn tốc độ phục hồi sức căng mặt ngoài làm cho nước càng đuôn xôi - (Aba Vina)

nguyên lý ngưng tụ của nước ( nhớ hồi phổ thông có học không biết chính xác không). Tương tự như những đám mây, khí nóng bốc hơi lên khi gặp nhiệt độ lạnh thì ngưng tụ lại thành mây, ở đây như bạn nói thì nhiệt độ ngoài trời chắc cũng âm vài chục độ - (Xích lô)

Vì nước không tuân theo quy luật tự nhiên, theo mình biết thì các chất khác đều tuân theo quy luật nhiệt độ là khi gặp nhiệt độ chuyển pha thì sẽ chuyển pha từ từ nhưng nước lại không như vậy và cũng không tuân theo quy luật tổng nhiệt độ (thường thì chất lỏng chuyển sang rắn dễ hơn từ khí chuyển sang rắn và ngược lại đều từ từ qua điểm chuyển pha, nhưng nước thì không như vậy, từ nước nóng nó hóa rắn nhanh hơn nước nguội) - (Logic)

Câu hỏi triệu đô. Theo nghĩa đen luôn. - (Thao hoang minh)

do các hạt nước vung ra có khối lượng nhỏ ở điều kiện môi trường có nhiệt độ rất thấp nên các hạt nước nhanh chóng mất nhiệt và đóng băng. - (Chien Do Anh)

theo mình thì chỉ đơn giản là việc nước nóng thì các phân tử nước có động năng cao hơn nước lạnh => khi hất nước nóng thì quá trình truyền động năng vào các phân tử trong không khí sẽ nhanh hơn => dẫn tới quá trình bị làm lạnh đột ngột do => đóng băng - (Hoàng Phú)

tại vì lạnh, Huyền ạ - (Hải Nam Nguyễn Hà)

có hông đó... - (tung tung wu)

Nước sôi thì cũng là H2O thôi mà, gặp lạnh thì các liên kết duỗi thẳng ra làm thành tinh thể. - (Nguyentran Le)

Không nóng vì quá nóng - (my heart)

Trò này bên Trung Quốc nó làm đó mấy bạn. Mình k nhớ rõ lắm về thời gian, nhưng vào lúc đó nhiệt độ ngoài trời TQ là âm mấy chục độ. Dân chán quá k biết làm gì nên vung nuớc nóng để nhìn nó đóng băng cho đẹp. - (Kendyquan)

Nói về nước rất đặc biệt:
- Khi nóng nở ra ít nhưng khi lạnh đóng băng lại nở ra nhiều
- Nước không chịu nén
- Nước nóng nhanh đóng băng hơn nước lạnh
- Và trường hợp bạn nêu nữa, chưa giải thích khoa học nào thấu đáo - (Dungta)

Nước chỉ đông đặc khi nó được làm lạnh dưới 0 °C. Trường hợp của bạn hỏi chỉ cỏ thể xảy ra ở những nơi không khí đang lạnh dưới 0 °C thật nhiều và tùy theo độ lớn của các giọt nước. Theo tôi nghĩ có lẽ ít nhất phải dưới -30 °C để có thể chụp được tấm hình trên. - (khanhtuyet)

Cái mà đóng băng là hơi nước tạo ra tuyết, còn nước thì rơi xuống rất nhanh. Nước lạnh không có hơi nước và nước sôi trên bếp cũng tạo ra hơi nước nhưng không có tuyết bên trên nồi vì hơi nước khi đun không nhiều và không khí lạnh rất khô và đối lưu làm hơi nước bay lên thành cột trên bếp làm loãng hết hơi nước trước khi nó kịp nguội đi đến điểm đóng băng. Khi hắt nước sôi lên trên thì trong 1 thời điểm nước không có áp suất thủy tĩnh khi đang rơi và sinh ra hơi nước nhiều và khi rơi nước kéo đám hơi này làm giảm đối lưu và sự phân tán của hơi. - (maianh)

0