Chúng ta nặng hơn hay nhẹ đi khi đi trong thang máy? - Câu hỏi hay
Xin hỏi trọng lượng cơ thể chúng ta thay đổi như thế nào khi ở trong thang máy đang di chuyển? Chúng ta nặng hơn hay nhẹ đi? (Như Nguyệt) Ảnh minh họa: Science ABC. Mời độc giả ...
Xin hỏi trọng lượng cơ thể chúng ta thay đổi như thế nào khi ở trong thang máy đang di chuyển? Chúng ta nặng hơn hay nhẹ đi? (Như Nguyệt)
Ảnh minh họa: Science ABC. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Bạn cần phân biệt giữa: Khối lượng cơ thể và Trọng lượng cơ thể. Khối lượng thì không thay đổi (vì bạn có mất đi miếng thịt nào đâu) còn trọng lượng thì chỉ thay đổi một chút ngay khi thang máy bắt đầu chuyển động (khi chuyển động ổn định rồi thì ko thay đổi): Khi thang máy đi lên trọng lượng cơ thể bạn tăng, còn khi đi xuống trọng lượng cơ thể giảm. Bạn có thể cảm nhận được điều đó: Khi thang bắt đầu đi lên bạn sẽ cảm thấy hơi nặng chân một chút, còn ngay khi thang máy đi xuống bạn sẽ cảm thấy hẫng một chút xíu. OK - (Phithienma Duong)
Khi thang máy bắt đầu đi lên thì trọng lượng cơ thể tăng, bắt đầu đi xuống thì trọng lượng giảm. Nhưng khi thang máy đạt tốc độ ổn định thì trọng lượng cơ thể lại trở về bình thường. - (Thao hoang minh)
Khối lượng (m) của cơ thể là không thay đổi khi ta đi trong thang máy đang di chuyển. Nhưng trọng lượng của chúng ta sẽ thay đổi. Gọi m là khối lượng của cơ thể. go là gia tốc trọng trường, a gia tốc của thang máy. Vậy ta có công thức tính trọng lượng của cơ thể khi đi trong thang máy đang di chuyển như sau.
P= m(go+a). Khi thang máy đứng yên hoặc chuyển động đều thì a=0 do đó P=mgo= Po.
Khi thang máy di chuyển ở trạng thái tăng tốc đi lên thì a>0. Do vậy P1=m(g+a) > Po. Tức là trọng lượng của cơ thể ta tăng lên.
Khi thang máy di chuyển ở trạng thái giảm tốc để dừng lại thì a<0. Do vậy P2 = m(g+a) < Po. Tức là Trọng lượng của cơ thể ta giảm đi. - (Ha van Trương)
Thực tế thì bạn chẳng nặng lên hay nhẹ đi đâu. Chẳng qua là do thang máy di chuyển với tốc độ cao dẫn đến trọng tâm cơ thể cùng với thế năng, động năng thay đổi liên tục, rồi thì cơ chế dự đoán trọng lực tác động lên cơ thể biểu thị tại bàn chân của não hoạt động không chính xác trong môi trường khép kín .... dẫn đến việc bạn cảm thấy cơ thể nhẹ đi khi thang máy đi xuống và nặng lên khi thang máy đi lên - (Hoàng Wei)
Bạn bỏ cái cân dưới chân là biết. Đi lên nặng, xuống thì nhẹ. Ko thì cảm nhận áp lực chân và sàn thang máy cũng được - (Cao Kỳ)
Lên thì nặng thêm và xuống thì nhẹ bớt. Ai đã qua chương trình phổ thông đều biết qua bài toán gia tốc. Thêm: Khi thang máy rơi tự do, nếu bạn ở trong đó thì bạn sẽ rơi vào trạng thái không trọng lượng. - (Lê Hoàng)
Nếu thang máy có tốc độ cao hơn gia tốc rơi tự do thì bạn hãy cẩn thận chỉ cần một cơn gió là bạn có thể tan biến vào không gia! - (Hai Trinh)
tuỳ thuộc vào chiều và gia tốc của thang máy mà trọng lượng sẽ thay đổi theo nhé bạn! - (Đăng Hợp)
Hồi lớp 10 có học 1 bài toán cơ bản vật lí rất hay: bài toán thang máy. Bản thân khối lượng của bạn sẽ không bao giờ thay đổi dù bạn có ở đâu. Chỉ có trọng lượng P=mg (g: gia tốc trọng trường ~ 9,8m/s2) thay đổi. Khi thang máy đi lên, bạn sẽ có cảm giác nặng hơn bình thường do P'=P + ma (a : gia tốc chuyển động thang máy) và thang máy đi xuống bạn sẽ có cảm giác nhẹ hơn bình thường do P'=P -ma. - (LKV)
Lần sau bạn nhớ đem theo cái cân lúc đi thang máy thì sẽ rõ - (lethanhtuan6754)
Bạn bỏ cái cân dưới chân thì sẽ thấy đi lên nhẹ, xuống nặng - (Cao Kỳ)
Nhẹ hơn khi đi xuống và nặng hơn khi đi lên do sức hút của trái đất - (lam richard)
Nặng hơn khi thang máy đi lên và nhẹ hơn khi thang máy đi xuống. - (hoangsinh862)
Ở ngoài bạn lên cân 50kg thì vào thang máy cũng vẫn 50kg. - (Hà Đen)
Nếu thang máy di chuyển đi lên thì sẽ nặng hơn. Ngược lại, nếu thang máy di chuyển xuống dưới thì sẽ nhẹ hơn. - (Quân)
Lúc thì nặng, lúc thì nhẹ tùy theo khi đó bạn đang đi lên hay đi xuống! - (danhtolc)
Trọng lượng ko đổi chỉ có gia tốc thay đổi - (Do Tan Dat)
Theo mình thì không thay đổi ^^ - (Mai)
tôi nghĩ khi thang máy đi lên thì ta nặng hơn , còn khi thang máy đi xuống thì ta nhẹ hơn . - (duyxuyen38)
đây là hiện tượng tăng giảm trọng lượng bạn nhé.Chúng ta sẽ nặng hơn khi thang máy đi lên và nhẹ đi khi thang máy đi xuống - (Anh Le)
Bạn có thể tìm hiểu ở "bài toán thang máy trong cơ học cổ điển" nhé - (Hùng Đinh Mạnh)
Nhẹ hơn khi thang máy đi xuống và nặng hơn khi thang máy đi lên. Giải thích hơi dài dòng nhưng bạn chịu khó search google nhé. - (Gemshoang)
Cho tui hỏi. Mình đứng trong thang máy cả 2 chân nặng hơn hay 1 chân nặng hơn? - (Phamtheviet2002)
Nên phân biệt rõ "trọng lực" và "trọng lượng biểu kiến". Trọng lực thực chất là lực hấp dẫn của trái đất và người nên sẽ không đổi. Trọng lượng biểu kiến = -(phản lực sàn) = khối lượng x (gia tốc trọng trường-gia tốc). Trọng lượng biểu kiến thay đổi hay không phụ thuộc vào gia tốc của thang máy. - (Thế Anh Nguyễn)
Khi thang máy đi lên, tốc độ nhanh dần đều, ngay lực tức sinh ra lực quán tính chống lại chiều chuyển động, gia tốc quán tính sẽ cộng với gia tốc trọng trường của trái đất tạo thành gia tốc mới g' =g+a vì g và a cùng chiều. P=m.g' ==> nặng hơn. khi đạt tốc độ trung bình thì a=0 nên cảm giác bình thường, khi đi xuống thang máy tụt xuống quán tính xuất hiện ngược lại so với chuyển động của thang máy là cho a âm khi đó g' - (Nguyen Duy Quang)
Nặng hơn khi đi lên.
Nhẹ hơn khi đi xuống.
Nhẹ nhất khi thang máy rơi.
Nặng nhất khi mất điện. - (Aba Vina)
Đi thang máy nhẹ hơn nhiều đi thang bộ, bạn cứ thử leo thang bộ 5 tầng và sau đó đi thang máy sẽ nhận ra ngay. - (Trantuan Kts)
Khi thang máy bắt đầu đi lên hoặc bắt đầu dừng lại khi đi xuống, do gia tốc thang máy hướng lên sẽ tác động lự lên chân người làm phát sinh phản lực xuống sàn hướng xuống. Phản lực này có độ lớn bằng m×avới m là khối lượng người và a là gia tốc thang máy. Vì vậy lực đè lên sàn (chính là trọng lượng) sẽ bằng m×a + P với P là trọng lực (lưu ý trọng lực khác trọng lượng). Tức là trọng lượng tăng lên (trọng lượng khi đứng yên bằng trọng lực và bằng P). Tương tự vậy khi thang máy bắt đầu xuống hoặc bắt đầu dừng lại khi đi lên thì trọng lượng giảm (bằng P - m×a). - (Dang Huan)
"Khi đi trong thang máy" chúng ta chẳng nặng hơn mà cũng chẳng nhẹ hơn! - (Minh)