Tại sao hành tinh thường hình cầu? - Câu hỏi hay
Xin hỏi tại sao những hành tinh trong vũ trụ thường có hình cầu? (Xuân Linh) Tại sao các hành tinh thường có hình cầu? Ảnh: NASA Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...
Xin hỏi tại sao những hành tinh trong vũ trụ thường có hình cầu? (Xuân Linh)
Tại sao các hành tinh thường có hình cầu? Ảnh: NASA |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Chào bạn. Chúng ta biết toàn bộ các thiên thể trong Vũ trụ có khối lượng đều bị tác động, chi phối bởi lực hấp dẫn và đó là định luật vật lí. Mọi thiên thể gồm các Ngôi sao hay Mặt trời, Hành tinh, Mặt trăng... tồn tại ở bất kì dạng khí, đất-đá, plasma...đều có dạng hình cầu vì một điều đơn giản là khi một thiên thể có khối lượng tới hạn thì lực hấp dẫn của chính nó sẽ nén, kéo các thành phần vật chất cấu tạo chúng (đất, đá, băng đá, kim loại, khí của các nguyên tố...) hướng vào tâm của nó. Do tác động của Lực hấp dẫn ở mọi hướng là như nhau, vì vậy khiến chúng trở thành hình cầu; Trái đất chúng ta không là ngoại lệ.
Các tiểu hành tinh, thiên thạch do khối lượng của chúng quá nhỏ, chưa tới ngưỡng đủ để lực hấp dẫn của chính nó có thể nén, ép chúng thành dạng hình cầu cho nên chúng có mọi hình dạng, phổ biến là méo mó trông như củ đậu lạc, khoai tây hay tảng đá thông thường.
Khoa học vật lí thiên thể đã nghiên cứu và tính toán: tùy theo cấu tạo vật chất và khối lượng của các thiên thể thì lực hấp dẫn tác động khác nhau. Với thiên thể là đất, đá, kim loại đường kính tối thiểu 600 km thì khối lượng mới tới hạn để lực hấp dẫn "nắn" nó thành hình cầu. Các thiên thể có cấu tạo là khí, băng đá, hay vật chất dạng lỏng thì Lực hấp dẫn dễ "nắn" hơn nên chỉ cần tối thiểu là 400 km mà thôi. Xin chào - (Mỹ An Trương)
các hành tinh kích thước lớn thì có thể giữ được hình cầu trong khi đó các tiểu hành tinh khối lượng nhỏ hơn thì không thể.
Liên quan đến khối lượng đó chính là lực hấp dẫn, có thể nói là nguyên nhân chính khiến các ngôi sao và hành tinh lớn có hình cầu. Khối lượng rất lớn của các hành tinh này tạo ra một lực hấp dẫn, về mặt lý thuyết tập trung vào phần lõi của nó. Các hành tinh khi mới hình thành có thể không có hình dạng nhất định, tuy nhiên chính lực hấp dẫn đã kéo vật chất từ mọi hướng về trung tâm của nó. Vì thế mà sau hàng triệu, hàng tỷ năm các hành tinh này có hình dạng cố định là hình cầu. - (Hiệp Alex)
Bởi vì đó là kết cấu đơn hình bền vững nhất trong vũ trụ. Còn nếu tiếp tục đi sâu nữa vào câu hỏi thì sẽ dẫn đến câu trả lời cuối cùng đó là do Thiên Chúa. - (RobertRi)
Bởi vì định luật vạn vật hấp dẫn. Tất cả trọng lực sẽ hướng vào tâm nên các hành tinh có hình cầu - (Anh Vũ)
cách trả lời đơn giản nhất đó là vì lực hút (hay còn gọi là trọng lực). Trọng lực hướng vào tâm hành tinh, vì thế khi còn là một quả cầu nóng chảy thì hành tinh có hình cầu. Dần dần, bề mặt hành tinh nguội dần và tạo nên hình cầu thường thấy ở các hành tinh. Tuy nhiên, các hành tinh quay quanh trục của nó, vì thế mà hành tinh không thật sự là một hình cầu, mà thật ra lại phình ra ở xích đạo (bán kính ở xích đạo lớn hơn bán kính ở cực khoảng 20km). - (Aister Pendragon)
Theo như tôi được biết thì các hành tinh ngoài hệ mặt trời đều có hình lập phương, hính cầu chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. - (Tuyetchinh29)
Vì trọng lực lớn (lực hấp dẫn)
Đối với những thiên thạch nhỏ (trọng lực nhỏ), vẫn ko là hình cầu. - (vanha)
Theo tôi vì chúng tự quay và quay quanh 1 hệ nào đó, lực ly tâm khiến chúng như vậy ... - (Nguyễn Hữu Thành)
Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium,[1] và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vật thể hành tinh (planetesimal).[a][2][3]. "Hành tinh" ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức... đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là "dân du mục".
Một đặc tính vật lý định rõ của hành tinh đó là khối lượng đủ lớn để cho chính lực hấp dẫn của nó thắng được lực liên kết điện từ giữa các phân tử, làm cho hành tinh đạt đến trạng thái cân bằng thủy tĩnh. Hệ quả là mọi hành tinh đều có dạng cầu hoặc phỏng cầu. Nhỏ hơn giới hạn khối lượng này, vật thể có thể có hình dạng bất kì, nhưng nếu lớn hơn giới hạn này, cho dù hành tinh có các thành phần hóa học nào đi chăng nữa, lực hấp dẫn sẽ hút mọi thứ hướng về khối tâm khiến cho vật thể trở thành hình cầu.[114]
P/s: Theo Wiki ta có - (Ở Trọ Trần Gian)
Tại vì hình lập phương thì nhìn giống cái xí ngầu. - (phutai1984)
Tại vì nó giống quả bóng nên thường gọi là hình cầu - (Tuan Nguyen)
Các hành tinh là hình cầu đó là do vụ nổ big bang gây ra khi đó vật chất nóng toàn ở thể lỏng chỉ nổ tung lên cùng với lực hấp dẫn chúng co lại thành hình cầu và chuyển động mãi không ngừng do không có lực ma sát mà chỉ có lực hấp dẫn tương tác với nhau. Bạn tưởng tợng như bạn tung nước lên cao có rất nhiều giọt nước nhỏ hình cầu tạo thành nó như vậy đó. - (Lê chinh)
Theo tôi đoán mò thì các hành tinh hình thành từ 1 cái lõi hay gọi là nhân, cái lõi này có lực hút (lực hấp dẫn) nên hút vật chất về phía tâm của nó. Đây là yếu tố tạo nên các hành tinh đều có hình cầu. - (Quoc Khanh)
Các vật thể phải đủ lớn mới có dạng hình cầu, nên sẽ có lực hấp dẫn lớn kéo vật chất từ mọi hướng về tâm, qua hàng triệu năm nó sẽ có dạng gần cầu. Tưởng tượng như cái bàn xoay làm đồ gốm ấy, ko nặn cứ để xoay dần dần sẽ tròn. - (Coming)
Tại vì nó là hành tinh! - (Bác Sơn)
Mặt trăng hinh lưỡi liềm có phai hình cầu đâu ? - (thaithuongwu)
Đơn giản là nhìn hình cầu trôi lơ lửng trong không gian đẹp hơn các hình khác..... - (sytd)
Sức căng bề mặt - (Halflife2002 Guihg)
Đó là cách gọi của chúng ta thôi bạn ạ. Ở nền văn minh ngoài trái đất, họ không gọi là hình cầu.. ^_^ - (Nguyen Si Nghi)
Bản chất khi hình thành ở dạng dẻo, lỏng hoặc khí đặc ở phần nhân nên nó hình cầu. Trái đất cũng đang ở dạng dẻo chỉ có lớp vỏ nguội mới thành dạng rắn nhẹ hơn nên nổi trên lớp dung nham ở bên trong.
Các thiên thạch không hình cầu bản chất là lúc hình thành ở dạng rắn như vỡ ra từ một khối nào đó. Chứ chỉ cần vỡ ra ở một khổng lỏng dẻo dù nhỏ hay to nó tự co lại thành dạng cầu để sức căng mặt ngoài nhỏ nhất. - (Quang Viet Nguyen)
các hành tinh có hình cầu là do nó luôn quay tròn theo trục của nó - (bangtaivantiendung)
Vì lực trọng trường tỏa ra từ mọi hướng . - (Sunshine Green)
Tại vì nó quay theo qũy đạo hình cong elip - (Trái đất)
Nếu không tròn sao nó quay được - (Quanglh1966)
giong qua bong hoi la hinh tron ban oi - (Phuong Huynh Van)
uhmmm, phải là hình đĩa mới đúng chớ :)) - (Hieu Tran)
đơn giản đây là khí động học khi di chuyển trong ko gian và tự quay với vân tốc lớn - (Vu Ta Quang)
nếu bánh xe máy hình cữ nhật thì nó tồn tại ko - (Vu Ta Quang)
chào bạn .cái này gọi là xu hướng biến động tròn ,khi bị kích thích bởi các lực tương tác không ngừng vật thể có xu hướng lập chu trình tuần hoàn ,theo đó hình cầu hoặc tròn dẹt dễ hình thành - (Long)
THEO MÌNH THÌ LÀ HÌNH CẦU DẸT LÀ CHUẨN HƠN, HÌNH CẦU LÀ DO CÁC HÀNH TINH TỰ QUAY QUANG CHÍNH NÓ TẠO RA LỰ HƯỚNG TÂM CÁC VẬT CHẤT SẼ BỊ KÉO VÀO TRONG TÂM NÊN CÓ HÌNH CẦU , CÒN HƠI DẸT LÀ DO CÁC HÀNH TINH CŨNG QUAY QUANH MẶT TRỜI, VÀ CHỊU LỰC HẤP DẪN CỦA MẶT TRỜI NÊN HƠI DẸT - (Thuan Lieu)
Các bạn cho mình hỏi thế quả trứng gà cũng có lực hướng tâm hay sao mà nó cũng hình cầu , và các loại quả , củ , hạt nữa - (Quang Đại)
Vì nó được gọi là tinh cầu thì nó phải hình cầu thôi. Nó có hình lập phương thì bạn sẽ lại hỏi: Tại sao nó lại có hình lập phương. Chẳng lẽ nó không có hình gì ư? - (sỹ văn)
Thực ra có cả hình hộp vuông hình hộp lục giác, hình trụ... nhưng bị Berus phá hủy hết rồi vì nhìn không thuận mắt - (Hoàng Bách)
vì nguồn gốc của các hành tinh có dạng khí hoặc lõng .nếu nguồn gốc ở thể rắn hoàn toàn thì khác - (voquochung)
tất cả các vật thể khí và lòng đứng độc lập (không chạm vào vật khác) đều hình tròn vì lực hút phân tử hướng vào tâm của khối vật chất, hình cấu tạo thế cân bằng. (giọt nước rơi tự do trong chân không) quá trình hình thành thiên thể ở dạng khí rồi tới lòng rồi tôi răn. lúc nó rắn thì đã là hình tròn.(theo tôi là như thế còn bạn? - (Trantuan Kts)