09/06/2018, 23:36

Tại sao tên lửa hành trình bay tầm thấp lại khó đánh chặn? - Câu hỏi hay

Tại sao tên lửa hành trình bay ở độ cao càng thấp thì lại càng khó đánh chặn? (David Martin) Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Ảnh:  Wikipedia Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Tại sao tên lửa hành trình bay ở độ cao càng thấp thì lại càng khó đánh chặn? (David Martin)

tai-sao-ten-lua-hanh-trinh-bay-tam-thap-lai-kho-danh-chan

Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Sóng radar, đặc biệt là radar tầm xa thường là các sóng ngắn hoặc cực ngắn. Các sóng này không bị phản xạ bởi tầng điện ly. Do hiệu mặt cong của trái đất nên khi tên lửa hành trình bay thấp sẽ bị khuất sau đường chân trời, các sóng radar không chiếu được đến khi mục tiêu ở xa.

Có một số loại radar khác sử dụng sóng bước sóng dài được phản xạ bởi tầng điện ly nên có thể thu được sóng phản xạ từ mục tiêu. Hoặc sử dụng các radar đặt trên các máy bay cảnh báo sớm. Khi đó sóng được chiếu từ trên cao xuống, có thể bao trùm phát hiện được các mục tiêu bay thấp bên dưới. Cũng có một số loại radar thụ động sẽ bắt tín hiệu trao đổi giữa tên lửa và trung tâm điều khiển để xác định mục tiêu. - (Lê Minh Nghĩa)

Nói đến tên lửa hành trình trên thế giới thì phải kể đến một đại diện xuất sắc là tomahawk của quân đội mỹ .khả năng lọt rada và đánh trúng mục tiêu của đối phương là rất cao. Việc tránh được ra da chủ yếu là do lớp vỏ của tên lửa được chế tạo từ những vật liệu hấp thụ sóng ra đa( phải có rada cực nhạy mới có thể phát hiện được nó từ xa ) và sóng hồng ngoại từ nhiệt của động cơ cũng được kiểm soát hợp lý nhất, kết hợp với việc tầm bay thấp(nếu ngoài biển hay xa mạc nó chỉ bay ở độ cao khoảng 10_15 m) để loại trừ tối đa việc bị bắn hạ bởi hệ thống đánh chặn tên lửa do đánh chặn tên lửa tầm thấp khó khăn hơn nhiều so với tầm cao.tên lửa được nạp dữ liệu hình ảnh mục tiêu và kết nối định vị gps , ngoài ra nó còn có thể lấy và trao đổi dữ liệu với các thiết bị do thám như vệ tinh hay từ hệ thống tác chiến điện tử để tăng độ chính xác . Tuy vậy cách phòng tránh nó người ta vẫn có các phương án như dùng pháo phòng không để bắn hạ nó hoặc làm nhiễu, tạo ra nhiều mục tiêu giả( nếu để lộ mục tiêu chắc chắn nó sẽ đánh trúng với sai số vòng tròn chỉ là 10 m với khoảng cách từ xa lên đến 2400km____3000km). Mình chỉ biết có vậy thôi - (Time flies like an arrow)

Không có gì là khó mà ngược lại, tên lửa hành trình (thực chất là máy bay không người lái) có tốc độ bay thấp, bay bám bề mặt địa hình, địa vật (để so sánh đạo hàng) và thường dễ đoán đường bay (nếu tên lửa được phóng đi từ tàu chiến hoặc đất đối phương). Nó ít bị phát hiện bởi radar thông thường (vì nó bay thấp, bám địa hình) nhưng lại dễ bị phát hiện bởi các radar thụ động và nhất là các trạm quan sát mắt, các trạm quan sát quang điện tử (dễ chế tạo). Vi có đặc tính bay chậm (dưới âm), độ cao thấp nên nước nào có hệ thống phòng không nhân dân tốt thì tên lửa hành trình khó phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, do sử dụng công nghệ dẫn đường vệ tinh (GPS chẳng hạn) nên khi bị gây nhiễu vệ tinh, tên lửa hành trình mất hẳn một kênh dẫn đường quan trọng dẫn đến mức độ chính xác kém. Để khắc chế tên lửa hành trình, người ta chế tạo các loại súng, pháo nhiều nòng, có tốc độ bắn nhanh, bố trí thành các cụm hỏa lực liên kết bắn tự động. Thực tế qua cuộc chiến Ko xo vo 1998, Quân đội Nam tư đã bắn rơi nhiều tên lửa hành trình của liên quân. - (Tien Minh)

Muốn oánh ai phải thấy nó mới oánh được. Muốn thấy được nó thì ít nhất nó phải bắt sóng radar, track được nhiệt nó... muốn nó bắt được sóng radar thì nó phải bay đủ cao để rơi vào lưới radar của mình, hoặc nó không tản xạ sóng, hấp thụ sóng radar (mấy con được nói là tàng hình ưa giở bài này), nhiệt nó thải ra đủ để nhìn thấy bằng các thiết bị track nhiệt...

Chưa hết, đã vậy nó bay trong tốc độ mình có thể đánh chặn. Giờ người ta bàn tới tốc độ "siêu siêu âm" rồi siêu âm là xoàng lắm. Giờ sao? Mở nhà máy sản xuất ốc vít được chưa ? - (phutai1984)

Theo tôi được biết Tên lửa hành trình (Cruise Missile) có nhiều loại với các tính năng, khả năng tấn công khác nhau. Về nguyên lý có thể nói nó như 1 máy bay không người lái dùng 1 lần, mang theo lượng chất nổ nhất định, được dẫn đường bởi GPS.
Để có thể đánh chặn được nó hệ thống phòng thủ phải nhờ vào radar để phát hiện và xác định mục tiêu; tuy nhiên vì khả năng bay thấp dựa vào địa hình nhấp nhô đồi núi và cũng không phải lúc nào cũng bằng phẳng như vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, nên radar khó mà phát huy tác dụng, nên việc đánh chặn chúng là cực kỳ khó. - (Chu Tiến Hùng)

Khó đánh chặn tên lửa hành trình bay thấp là do nó khó bị phát hiện bằng mắt thường hoặc radar. Việc này cũng giống như người lính bò trên mặt đất thì khó bị phát hiện và tiêu diệt hơn là người lính đứng thẳng và đi bình thường. - (Tuanisation)

Đơn giản là vì bay càng thấp thì radar càng khó phát hiện.
Trên thế giới bây giờ tên lửa thường được dẫn đường bằng 2 loại
1 radar
2 vệ tinh
Với tên lửa hành trình thì thường dùng vệ tinh vì ưu điểm vùng quan sát của vệ tinh thường rộng. Nhưng nhược điểm là độ trễ cao.
Với tên lửa đánh chặn thì lại dẫn đường bằng radar ưu điểm là độ trễ ít (tên lửa đánh chặn cần độ chính xác cao nên cần độ trễ ít) nhưng nhược điểm lại là tầm nhìn radar hạn chế (do hiệu ứng bề cong của mặt trái đất) thế nên khắc phục điều này người ta thường đặt nhiều trạm radar.
Ngoài ra ra đa còn có nhiều điểm mù vì cơ chế hoạt động sinh ra thế nên người ta chế tạo tên lửa hành trình thường bay rất thấp là để lợi dụng một trong những điểm mù này - (Bá Tê Kô)

Tui giải thích cho. Ý bác muốn nói tới loại Tomahawk của Mỹ chứ gì. Nó là loại tầm thấp mà còn bay chậm nữa cơ. Nó chỉ là tên lửa cận âm chứ không phải siêu âm. Thế nhưng nó lại rất thông minh, luôn thay đổi hướng bay liên tục khiến bắn nó là điều không thể.
Điều làm nên sự khó bắn chặn nhất là nó bay quá thấp, thậm trí nó bay chỉ cách mặt đất 3m khiến cho rada phòng không vô dụng không bắt nổi nó. Mà rada không bắt được nó thì kết cục bạn tự hiểu. - (Nguyen Son Hoang)

Theo mình hiểu thì với loại này thì có các lí do sau khiến nó khó bị tiêu diệt:
1. Bay thấp bám sát theo địa hình lập trình sẵn theo bản đồ (cái này mình nhớ không nhầm là phải địa hình mấp mô và có điểm mốc -nếu ở xa mạc thì chịu). nên các radar sẽ "khó" phát hiện hoặc phát hiện muộn. khi phát hiện thì tên lửa ở quá gần nên khó kịp triển khai các tên lửa, hệ thống đánh chặn.
2. Do bay thấp nên góc ngắm bắn của các hệ thống phòng không tầm thấp sẽ bé nên khó bắn trúng được, ngoài ra tốc độ của nó cũng không phải chậm như các bạn trên nói. dù nó có chậm hơn tên lửa siêu thanh nhưng tốc độ cũng cận thanh nên việc tiêu diệt nó bằng các hệ thống phòng không thường là rất khó. (cái máy bay to và bay chậm như thế còn khó bắn trúng nữa là). - (Hoàng Bách)

Tại vì muốn đánh trúng thì phái khom xuống nên khó chứ sao nữa...! - (Thục Nữ)

Đã tham khảo nhiều ý kiến của bạn, đang suy nghĩ khi 1 quả Tomahawk bay cách mặt đất 10-15m với tốc độ 800km/h thì sẽ phán đoán như thế nào để bắn nó đây - (KhoiNguyen)

Khi tên lửa bay thấp thì nó vẫn bị phát hiện nhưng lúc đó sẽ bị nhầm với các vật thể cùng độ cao thấp với nó , vì khoảng cách từ khoảng 50m trở xuống , tín hiệu sóng phản xạ lại trên màn hình hiển thị radar sẽ bị nhầm lẫn với các vật thể xung quanh ( nhà cửa , đồi núi , cây cối, tất nhiên với tốc độ tên lửa hành trình hiện nay thì vẫn có thể nhìn bằng mắt thường, có thể tiêu diệt nó bằng các hệ thống súng phòng không tốc độ cao bắn theo dải chùm như hệ thống pantsir-s1 của Nga bạn ạ , như vụ tiêu diệt Binladen máy bay trực thăng của đặc nhiệm Mỹ đã bay rất thấp để tránh radar của Pakistan là một ví dụ - (Huy Hải Đinh)

Tên lửa hành trình bay ở tầm thấp và bám địa hình theo bản đồ lập trình sẵn.
Tên lửa hành trình khó đánh chặn chỉ khi nó bay ở địa hình phức tạp, nhiều đồi núi. Vì độ cong của mặt đất, đồi núi chắn mất các sóng rada dò tìm nên việc phát hiện nó là khó và từ đó khó đánh chặn.
Tuy nhiên nếu tên lửa hành trình bay trên sa mạc hay các vùng có địa hình bằng phẳng thì việc đánh chặn nó lại dễ dàng do nó có đường bay cố định. - (( ͡° ͜ʖ ͡°) Thanh Y)

Muốn biết vì sao khó đánh chặn bạn kiếm một khẩu súng rồi bắn chú chim bay trên trời xem có dễ không. Đối hệ thống phòng không muốn bắn hạ được mục tiêu thì phải phát hiện được mục tiêu đủ thời gian để kích hoạt và dẫn bắn chính xác tên lửa để tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa hành trình bay thấp bám địa hình nên hệ thống ra da bị nhiễu địa hình nên không phát hiện được từ xa đủ thời gian để kích hoạt đánh chặn. Nói tên lửa hành trình bay châm nhưng cũng gần 1000 km trên giờ nên rất khó mà đánh chặn bằng các thiết bị ngắm quang học. - (Độ Mai)

nó mới tập bay nên bay thấp-ra da không thèm chấp - (Dung Nguyen)

Vì thế Quân đội có bài tập bắn mục tiêu tầm thấp trong đó có tên lửa Tomahawk bằng súng bộ binh. Bay thấp thì phải bay chậm, đó là nhược điểm của tên lửa này - (Vạn Sự Thông)

Sóng rada phóng lên không trung theo hình phễu, bay thấp thì sóng rada không hoặc khó bắt được mục tiêu vì địa hình phức tạp cản trở nên tên lửa hành trình khó bị tiêu diệt hơn - (Do Dang)

Khó đánh chặn là vì..........................nó khó bị đánh chặn. - (X Khoa)

các bạn ai cũng nói đúng, mình muốn nói ngắn gọn là, nó bay thấp ra đa khó phát hiện, bay thấp cho dù tốc độ không cao thì cũng khó thấy hơn vì bị che khuất bởi địa hình địa vật, bay thấp khiến cho nó "nhanh hơn" nhanh ở đây không phải tốc độ nhanh hơn mà là quang sát bằng mắt nó sẽ nhanh hơn, ví dụ : bạn dễ dàng nhìn kỹ một chiếc phi cơ với vận tốc 1000km/h bay cao 500 m, nhưng không thể nhìn được 1 chiếc mô tô chạy 200 km/h cách 10m - (Vo Tan Khoa Vo)

Bay thấp thì radar không dò được vì bị phản xạ của các vật cản như núi ,đồi, nhà cao tầng, tạo ra các bóng nhiễu trên màn hình. Nhìn bằng mắt thì chỉ thấy khi nó bay ngang qua đầu, lúc đó bắn cũng không kịp vì chỉ thoáng qua trong vài giây. - (Dung Le Ngoc)

Tên lửa hành trình có tầm bay thấp, tốc độ chậm. Tuy có thể tránh được rada và đánh chặn bằng tên lửa phòng thủ, nhưng dễ bị các đài quan sát mặt đất, vũ khí phòng không tầm thấp tiêu diệt. - (Thao hoang minh)

không có gì là khó hết chẳng qua nếu nó bay cao 10,km thì 1 trạm rada bao được 1,000 km2 còn nó bay cao 10m thì cần 100,000 trạm rada và mạng điều khiển 100,000 rada đó nên chi phí xây dựng và bảo trì tăng lên 10,000 lần tích lũy theo thời gian - (thanhchemgio)

hệ thống ra đa cảnh báo sớm thường quét mục tiêu theo phân tầng , mỗi tầng một rada làm nhiệm vụ, khi tên lửa di chuyên lúc mới phóng sẽ di chuyển lên độ cao nhất định thường là ngoài bầu khí quyển, sau đó khi tiến đến gần mục tiêu sẽ hạ thấp xuống nhằm tránh hệ thống phóng tự động , và cũng làm tăng khả năng sát thương , - (Chú Tư)

Vì khó phát hiện bằng radar. Không phát hiện được thì không đánh chặn được. - (quanglan)

Do trái đất hình cầu, tên lửa bay tầm thấp sẽ không bị radar phát hiện từ xa do bị khuất đường chân trời. Khi tên lửa đến gần, radar phát hiện được nhưng không đủ thời gian phản ứng - (Nucando)

Do trái đất hình cầu nên tên lửa càng bay thấp càng khó phát hiện. - (Khánh Hoàng)

Bay thấp thì đỡ mệt hơn bay cao - (Chu Ba Chê)

Vì rada khó phát hiện khi tên lửa bau thấp. - (Le Vy)

Vì tên lửa bay tần thấp bị các dãy núi chê khuất, với tốc độ bay nhanh sẽ nhanh chống bay qua tầm nhìn của ta thì khó bắn hạ. Còn bay tầm cao thì bay hàng 100 km ta quang sắt được và ta dùng tên lửa chống tên lửa hanh trình bắn hạ ngay, cac vị cứ giải thích khoa học nhiều quá hjhj - (quang)

1. Rada khó phát hiện để có thể điều khiển tên lửa hay pháo phòng không đánh chặn
2. Các tên lửa, máy bay đánh chặn xoay sở trong độ cao thấp sẽ khó khăn hơn.
3. Dù sao thì nó cũng muốn ngắm nhìn phong cảnh trên đường bay được rõ hơn - (Ninh Tran)

0