09/06/2018, 23:36

Quy định đặt tên bão? - Câu hỏi hay

Xin hỏi việc đặt tên các cơn bão do quốc gia tự đặt, hay phải theo một quy chuẩn quốc tế? Cơ quan nào chịu trách nhiệm cho việc này? (Phan Thanh Hiếu) Bão Sơn Tinh năm 2012 trên Biển Đông. Ảnh: ...

Xin hỏi việc đặt tên các cơn bão do quốc gia tự đặt, hay phải theo một quy chuẩn quốc tế? Cơ quan nào chịu trách nhiệm cho việc này? (Phan Thanh Hiếu)

quy-dinh-dat-ten-bao

Bão Sơn Tinh năm 2012 trên Biển Đông. Ảnh: NEA

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Cách đây vài năm, có một cơn bão được đặt tên là Sơn Tinh, gây tranh cãi ở nước ta vì lấy tên một vị thần (được cho là tốt) làm tên bão, và thời điểm đó đã có lời giải thích cho câu hỏi của bạn, mình xin được trích dẫn lại bài viết trên báo VNExpress năm 2005:

Các cơn bão nhiệt đới được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên "của những chính trị gia mà ông ghét nhất.

Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.

Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.

Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-61. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên. - (Tuấn Vũ)

Do đài khí tượng đầu tiên nào phát hiện đầu tiên thì sẽ đc đặt tên cho cơn bão đó, và đặt tên tuỳ sở thích ng đặt luôn, thường thì bão ở biển đông thì đa phần do nhật, trung quốc phát hiện nên các bạn sẽ thấy tên đa phần là gốc nhật hoặc trung, thường thì nó sẽ mang một ý nghĩa nhất định nào đó tuỳ thuộc vào thời đieemr phát hiện hoặc độ mạnh,nđộ phức tạp của nó. - (Phùng Công)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html bạn tham khảo bài viết này. VNEXPRESS có đang ròi nhé.
Nói chung là "Phụ Nữ" vẫn nguy hiểm nhất, hehe - (Ở Trọ Trần Gian)

Cứ lấy tên phụ nữ là được bạn ạ. - (Saru Sama)

Theo tôi được biết thì tên quốc tế của các cơn bão sẽ lần lượt do các nước trong khu vực đặt.
VN mình đã đặt tên cho 1 số trận bão như: Sơn Tinh, Phượng Hoàng....
Ngoài các tên quốc tế do các quốc gia đặt thì VN còn đặt theo số thứ tự để tiện theo dõi. - (Htd)

Tên bão trong nước thì đánh số thứ tự theo sự xuất hiện trong năm, hết năm đánh số lại từ đầu. Tên bão quốc tế xung quanh khu vực Đông Á, Đông Nam Á do luân phiên từng nước đặt. - (Thao hoang minh)

Hình như là nước nào phát hiện ra trước thì đặt tên cho cơn bão đó thì phải - (Ryan Martin)

Các nước trong cùng khu vực có bão (giáp vùng biển, ví dụ Khu vực Thái Bình Dương) sẽ cung cấp chung một quỹ tên và sẽ lấy quay vòng theo thứ tự, quỹ tên của mỗi nước được đặt 1 lượt và xoay vòng. - (tuansbdn)

Tên bão là do trung tâm khí tượng của từng quốc gia đặt, và quan trọng nhất là quốc gia nào là thành viên của hiệp hội khí tượng thế giới mới được đặt tên bão. Mỗi quốc gia thành viên được đặt tên bão lần lượt theo vòng tròn. - (Đỗ Dũng)

Ở việt Nam thì chỉ được đặt theo số thôi bạn nhé còn tên bão là tên quốc tế không nghe dẫn chương trình nó nói ak con bão số 3 có tên quốc thế là thế này tế kia. Dó là do cục cơ quan khí tượng địa cầu báo nhé không phải Trung quốc nhật bản nào hết. Chỗ nào có bão bùng ông này biết hết. Mà đặt tên thì tùy vào cường ddoj bảo và khu vưc để đặt mà tóm lại tên quốc tế để cho nó chúng cả thế giới giống bố mẹ bạn đẻ bạn đawtj tên thé thôi - (Chinh459)

Tên bảo trong khu vực Tấy Bắc Thái Bình Dương do các nước trong khu vực này cùng nhau góp tên. Mỗi nước nhớ không lầm 10 tên. Và được xếp xen kẻ theo thứ tự. VN có vài tên như: SaoLa (Sao La), LeKima (Lê Ki Ma), Halong (Hạ Long), Vamco (Vàm Cỏ), Bavi (Ba Vì), Sonca (Sơn Ca), Conson (Côn Sơn)... Những cơn bão nào gây thiệt hại lớn cho các quốc gia thì sẽ bị rút tên đó và thay vào tên khác do quốc gia đó đề xuất. VD: năm 2014 bão Halong gây thiệt hại cho nước Nhật nên VN đã rút tên này và thêm vào tên khác. - (Đắc Hưng)

0