Tại sao bồn chứa khí nằm ngang? - Câu hỏi hay
Chúng ta thường thấy các bồn chứa bia hay nguyên liệu đều đứng thẳng, nhưng các bồn chứa khí đều nằm ngang. Nằm ngang sẽ giúp bồn này thuận tiện cho việc di chuyển, hay do tính chất vật lý của các chất chứa trong bồn? (Tuan Tran) ...
Chúng ta thường thấy các bồn chứa bia hay nguyên liệu đều đứng thẳng, nhưng các bồn chứa khí đều nằm ngang. Nằm ngang sẽ giúp bồn này thuận tiện cho việc di chuyển, hay do tính chất vật lý của các chất chứa trong bồn? (Tuan Tran)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
các loại bồn nếu dung tích lớn đều phải nằm ngang . Chứ không phải riêng gì bồn chứa khí để dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. Bạn thử tưởng tượng nếu bồn dài 10-15m mà vận chuyển đứng thì làm sao đi được , dây điện trên đường sẽ đứt hết..., cũng như khi lắp đặt bồn đứng như vậy sẽ quá cao rất khó lắp đặt và bảo dưỡng ... - (Tâm Nguyễn)
Bồn chứa xăng nằm ngang và bình gas chứa khí vẫn có loại nằm thẳng đứng vậy thôi bạn ah. Nên nằm ngang hay thẳng đứng không ảnh hưởng gì bởi tính chất hóa học cả. Vấn đề chỉ là thiết kế để phù hợp với mục đích sử dụng và diện tích đặt thôi. - (bot bien)
Bồn chứa khí nằm ngang chỉ đơn giản là do dễ thi công hơn, vận hành cũng đỡ rủi ro về độ cao hơn. Ở những nơi giá đất cao (ví dụ Tokyo) thì bồn chứa khí thường được đặt thẳng đứng để tiết kiệm diện tích. Kết cấu bồn hình trụ chịu áp thì không có sự khác nhau nhiều liên quan đến việc tồn chứa khi đặt ngang hay đặt đứng. - (Hải Thành)
Chất lỏng sẽ tạo được áp lực khi để đứng, thuận tiện khi xả. Chất khí không có tính chất này nên để thuận tiện khi di chuyển và an toàn người ta thường đặt nằm ngang - (Nhật Duyn)
Nằm ngang hay thẳng đứng không ảnh hưởng đến tính chất hóa học,mà chỉ liên quan một chút đến tính chất vật lý là nằm ngang có trọng tâm thấp khi lắp đặt và vận chuyển sẽ an toàn hơn - (Long Nguyễn)
Bồn chứa chất lỏng thường được thi công tại chổ bởi áp lực nó chịu áp suất nhỏ hơn rất nhiều so với bình khí, vậy nên người ta không sợ cồng kềnh khi di chuyển và tiết kiểm không gian, hinh dạng trụ tròn là tối ưu trong việc chịu áp suất thủy tĩnh. Bồn chứa khí thì sẽ chịu áp lực cao hơn rất nhiều nên được sản xuất và kiểm định tại nhà máy sau đó đến lắp đặt sau do đó cần có trọng tâm thấp để giảm bớt chi phí làm đế gia cố bền chống lại tải trọng gió. Vẫn có những bình chứa khí đặt đứng nhưng mà khí hóa lỏng thì nằm ngang - (Guest)
Theo tôi nghĩ một bình chứa dung tích lớn thì nằm ngang sẽ vững chãi và an toàn hơn - (đừng hỏi)
Bồn chứa nằm ngang là vì theo thiết kế nó sẻ saffety hơn ,nó có thể chiệu được các lực tác động từ bên ngoaì như gió ,nước lũ,động đất... Nói đơn giãn là nằm ngang tốt hơn và bền hơn bồn đặc đứng. - (anh hay)
Nằm ngang thì nhìn bồn sẽ quyến rũ hơn đó mà .. - (Trung Nguyen)
Thực ra thì bồn chứa xăng vẫn nằm ngang đấy thôi bạn ah. Chỉ trong trường hợp bồn chứa quá lớn nên để tiết kiệm diện tích người ta thường đặt thẳng đứng. Đặt nằm ngang đảm bảo độ an toàn cũng như lắp đặt dễ hơn nhưng đặt thẳng đứng tiết kiệm diện tích, lợi dụng được áp suất nhưng lại không an toàn cho lắm - (phan ha)
Theo mình nghĩ có thể do đặc điểm của bình chứa khí thường di chuyển hơn, nên nếu để đứng thì khả năng bị xô ngã, bị nghiêng và dễ xảy ra tai nạn. Nên để nằm ngang nếu xảy ra sự cố nó chỉ lăn ngang chứ không đập mạnh xuống. - (Gia An)
Mình là sinh viên ngành Lọc-Hóa dầu mình xin giải đáp thắc mắc trên như sau : Thường thì có dạng bể trụ đứng-ngang hoặc bể cầu để tồn chứa xăng dầu, khí Gas dễ bay hơi và thất thoát, áp suất làm việc lớn nên thường đặt bình nằm ngang để hạn chế thất thoát, giảm trở lực đường ống, dễ dàng xuất nhập sản phẩm. dễ lắp đặt và thi công, việc lắp đặt các thiế bị an toàn, đo lường cũng thuận tiện hơn tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tốn diện tích, dung tích chứa thường không cao, thường sử dụng để tồn chứa ngắn hạn. - (Nguyên Trường Cư Sĩ)
Có máy bơm hơi nào nằn ngang không ta - (Heart My)
Nhà sản xuất ra bình chứa chất lỏng hoặc bình chứa khí (ở thể lỏng) nằm ngang hay đứng là tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cách sử dụng chúng. VD: Những bình rất lớn và đặt cố định thì làm theo chiều đứng để đỡ tốn diện tích mặt đất, những bình hay di chuyển như là đặt trên oto thì làm ngang để đỡ chiều cao. Nhưng có điều chắc chắn là theo định luật Acsimet thì cùng một thể tích, hình dạng như nhau (tóm lại là cùng 1 bình) áp suất ở đáy bình đặt đứng cao hơn áp suất ở đáy bình đặt nằm ngang, nên sản xuất bình đặt đứng thì phải tính toán vật liệu chịu lực cao hơn, vỏ phải dầy hơn bình nằm ngang. Các nhà sản xuất phải tính toán giá thành sản xuất và kinh doanh để quyết định đặt bình đứng hay ngang. Thiển ý của tôi là vậy. - (A Hung)
Tuỳ theo hoàn cảnh. Muốn an toàn ít rủi ro thì nằm ngang muốn tiết kiệm mặt bằng thì nằm thẳng. Muốn chế biến thì bắt buộc nằm thẳng( đồi với chế dầu nha). Còn tại sao nằm ngang an toàn nằm thẳng tiết kiệm thì xem sách vật lí phần trọng tâm - (Tuythuoc)
Vấn đề này giải thích đơn giản thế này nhé: Tồn chứa khí Gas thường ở hai dạng là Khí hóa lỏng (LPG. LNG) và dạng Khí nén (CNG) thông thường để tồn chứa thì người ta dùng bồn hình trụ đứng, hình cầu. Còn bình trụ nằm ngang cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến trong việc tồn chứa Gas mỗi loại có ưu nhược điểm riêng phụ thuộc vào yêu cầu của từng đơn vị, yêu cầu về dung tích, thi công lắp đặt bồn chứa và các thiết bị phụ trợ (xuất nhập sản phẩm, đo lường, an toàn cháy nổ). Còn việc vận chuyện của xe bồn chạy trên đường nằm ngang hết sức đơn giản vì nó dễ di chuyển đi đến những nơi xa thay vì dựng đúng nó lên. - (Nguyên Trường)
Khí nén thường hóa lỏng: khi bình ở trang thái vận chuyển để ngang sẽ giúp trọng tâm xe vận chuyển xuống thấp tránh bị lật xe, đồng thời dạng lỏng khi vận chuyển chất lỏng trong bình sẽ tròng trành gây cộng hưởng do đó bình để dạng đứng sẽ càng dễ lật xe hơn để nằm. Còn với bình nén dạng khí,.. để nằm thì diện tích bề mặt phía trên sẽ lớn giúp giảm áp suất khí tác động lên thành bình ( bề mặt thoáng) tránh nổ bình.. Để nằm hay đứng còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người nữa - (Nguyễn Đạt)
Bồn chứa nằm ngang hay đứng là do thiết kế để phù hợp với khu vực làm việc thôi. Còn việc áp lực thì xin thưa các bạn là bồn có hệ thống tự tạo áp lực đôí với khí lỏng, nên khi xả thì ko thành vấn đề. Bồn khí lỏng áp lực bên trong căng như áp lực lốp xe otô. 3kg/cm2 - (kcnvanloi)
Bình gas... (bồn chứa khí nhỏ) vẫn đứng. Xe bồn (chở xăng) thì bồn vẫn nằm! >>> Nằm hay đứng là do thuận tiện thôi! - (Văn Vân)
Bình có kích thước lớn mới đặt nằm ngang nhé. Làm như vậy để hạ thấp trọng tâm, tăng độ vững vàng đó bạn. - (Biết Tuốt)
vấn đề này liên quan đến vật lý. Khi vật nằm ngang thì trọng tâm(center of mass) của vật gần đất. Dù gió to thì vật cũng không bị đổ. Những vận động viên lướt sóng học lướt ván cũng hạ thấp trọng tâm để không bị ngã. - (Phuong Hoang)
Thể tích mặt thoáng bồn nằm ngang lớn hơn bồn thẳng đứng nhằm làm giảm áp lực hơi nén khi chất lỏng rung lắc do di chuyển. - (Lesan)
theo tôi bình chứa khí phải nằm ngang ..chứ nếu cho bình đó đứng lên được thì người ta đã làm rồi - (cường)
vay thi che bon nam cheo di, do phai ban tan sot het ca ruot gan. - (cong anh)
Một số bạn nói đúng đó, nằm ngang chỉ có tác dụng cho việc di chuyển, nằm đứng để tiết kiệm diện tích. Không ảnh hưởng gì đến tính chất vật lý hóa học ở đây cả. Bạn thử đi đến các nhà máy khí, gas lớn đi, toàn là bồn khổng lồ dạng đứng cả! - (thành)
Bồn nằm ngang thì trong tâm sẽ thấp hơn bồn đứng => thuận tiện di chuyển.
Bồn đứng thì tiết kiệm không gian.
Nếu xét về tính chất vật lý thì:
Bồn chứa khí: Áp lực khí lên thành bồn là như nhau.
Bồn chứa chất lỏng: Áp lực lên thành bồn tăng từ trên xuống do trọng lực. Trường hợp vận chuyển mà chất lỏng không đầy bồn sẽ có hiện tượng sánh, dồn khi thay đổi vận tốc do lực quán tính => trường hợp này: trọng tâm càng thấp càng tốt. - (nttu2000)
Khí bơm vào bình với một áp suất rất lớn nó đạt đến 100 -120kg/cm2. áp suất đó được tính băng atphotfe mà 1at = 100độ. Với áp suất đó nó sẽ bị hóa lỏng nhưng nên nhớ nó vẩn là thể khí bạn nhé. Khi bị bị tác động bởi ngoại lực nó có thể phát nổ do áp suất bên trong bị thay đổi. Còn chất lỏng không thể bơm vào bình với áp suất như khí nên nó không thể nổ khi va chạm với ngoại lực. Bạn nhìn đi một bình khí to và dài như thế khi dựng đứng nó mà rơi xuống thì đáng sợ đến thế nào. Tôi nói thêm một chút về vật lý. Theo định luật vạn vật hấp dẩn vạn vật đều rơi theo phương thẳng đứng. Khi bạn để bình khí nằm thì lực tác động của trái đất là gần như toàn bình khí. Khi bạn dựng đứng bình khí thì lực hút trái đất sẽ tác động lên đáy bình khí nhiều hơn, hiện tượng mất cân bằng trọng lượng luôn xảy ra , và tác động của gió nữa sẽ dể làm đổ bình khí hơn. - (tranphucsu)
Bồn đứng hay ngang đều được hết, Tùy vào đặc điểm công việc (cố định hay di động), diện tích mặt bằng hay chi phí chế tạo, an toàn sử dụng, ... để người ta chọn thiết kế đứng hay nằm. Ví dụ xe téc chở xăng thì bồn nằm nhưng kho chứa nhiên liệu xăng dầu ngoài cảng thì dạng đứng. Bình áp lực trong các hệ thống lạnh lớn thường làm dạng nằm nhưng chai oxy thì thường để đứng, vv....vv... - (batvantiensinh)
chả liên quan j đến tính chất hoá học cả. Vật lý thì đúng hơn. Nằm ngan thì trọng tâm thấp hơn hẳn nên dễ vận chuyển hơn nhiều. Ngay cả bê đồ mình cũng thường để ngang ra bê thì dễ hơn nhiều chứ bê dọc, vừa khó bê, vừa vướng - (phạm huy)