09/06/2018, 23:01

Tốc độ giãn nở của vũ trụ nhanh hơn ánh sáng? - Câu hỏi hay

Theo tôi biết, thời gian tồn tại của vũ trụ kể từ vụ nổ BigBang khoảng 13-15 tỷ năm ánh sáng. Còn khoảng cách giữa hai thiên hà xa nhất của vũ trụ chừng hơn 90 tỷ năm ánh sáng. Có phải vận tốc giãn nở trung bình của vũ trụ gấp ba lần tốc độ ánh sáng? (Bình) ...

Theo tôi biết, thời gian tồn tại của vũ trụ kể từ vụ nổ BigBang khoảng 13-15 tỷ năm ánh sáng. Còn khoảng cách giữa hai thiên hà xa nhất của vũ trụ chừng hơn 90 tỷ năm ánh sáng. Có phải vận tốc giãn nở trung bình của vũ trụ gấp ba lần tốc độ ánh sáng? (Bình)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Trời ! sao không lo ngày mai nhà còn Gạo không !?. - (tommy)

1. Tuổi thọ vũ trụ là khoảng 13,798 ± 0,037 tỷ năm(wikipedia), chứ không phải "13-15 tỷ năm ánh sáng". 2. Điều bạn thắc mắc thì cũng là điều đang làm đau đầu các nhà khoa học mấy thế hệ qua. Chỉ có điều, ánh sáng thì di chuyển trong 1 không gian (có khoảng cách xác định), còn vũ trụ thì không giãn nở trong 1 không gian nào hết mà chính sự giãn nở của vụ trụ tạo ra không gian. Và còn các khái niệm như: Vũ trụ hữu hạn nhưng vô biên cho nên không có cái gọi là "bên ngoài vũ trụ", sự co không-thời gian, v.v. Nói chung tất cả chỉ là phỏng đoán mà thôi. - (Đức)

Nhận định của bạn được đặt trong không gian 3 chiều của Albert Einstein. Không gian thực của vũ trụ hiện nay vẫn chưa hình dung được là bao nhiêu chiều. Vậy nên có những hành tinh chỉ cách nhau vài năm ánh sáng (theo quan điểm cũa chúng ta) nhưng để đi từ chúng đến nhau lại mất vài tỷ năm, thậm chí 90 tỷ năm ánh sáng. Sự hiểu biết của con người về vũ trụ là rất hạn chế, việc có hay không vụ nổ Big bang cũng chưa được khảng định.
Chúng ta vẫn hình dung rằng ánh sáng đi theo đường thẳng nhưng thực tế lại chỉ ra rằng, tất cả mọi thứ khi gặp hố đen vũ trụ đều bị bẻ cong, kể cả không gian và thời gian, cũng như người ta không xác định được con gà có trước hay quả trứng có trước.
Những gì chúng ta biết về vũ trụ chỉ để "thưởng thức" và thỏa mãn sự hiếu kỳ. Sự nghiên cứu kỹ lưỡng là công việc của các nhà khoa học. - (Trương Trường Hải)

Vụ nổ Big Bang, sự giãn nở của vũ trụ,... đều là những thuyết được đặt ra để giải thích những gì chúng ta thấy. Vì thế nên hệ quả của thuyết đó đúng khi và chỉ khi thuyết đó đúng. Bạn suy luận như vậy nhưng có thể nó không như vậy, nhưng thật ra, nó là như vậy. Nói tóm lại, không có gì chắc chắn rằng nó là như vậy nhưng có khả năng nó là như vậy. Vì vậy bạn có thể nghĩ như vậy và ngủ ngon. - (Trí Nguyễn)

Cái bạn biết tôi không biết và cái bạn không biết tôi không biết mình có biết không, cảm ơn bạn đã cho tôi biết cái mà tôi biết bạn biết nhưng tôi cũng không biết cái bạn không biết, cảm ơn bạn vì đã chia sẻ! - (NQH)

Bạn Bình đặt câu hỏi với hàm ý có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng hay không? Theo tôi cách đặt vấn đề của bạn là chính xác. Xung quanh vấn đề này nhìn chúng là chưa có ý kiến thống nhất. Về vụ nổ vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,9 tỷ năm người ta cho rằng: lúc đầu vũ hỗn loạn giãn nở bất thường, khoảng 500 triệu năm sau đó vũ trụ giãn nở tương đối bình thường như hiện nay tấtt nhiên với tốc độ nhỏ hơn ánh sáng rất nhiều. Chú ý rằng nếu nếu có vật thể nào đó di chuyển tương đối so với chúng ta với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng thì ta không thể nào quan sát thấy vật thể đó được, như khi ta quan sát thấy một thiên hà nào đó thì sự chuyển động tương đối này phải nhỏ hơn vận tốc ánh sáng rất nhiều. Như vậy có khả năng ở những thời điểm đầu sau vụ nổ Big Bang vũ trụ giãn nở rất nhanh và có vận tốc lớn hơn cả vận tốc ánh sáng,. - (Bảo Ngọc)

Không phải đâu bạn, từ khi vụ nổ Big Bang xảy ra đến nay là khoảng 15 tỷ năm, nhưng là năm của con người, chứ không phải là năm ánh sáng. Còn khoảng cách giữa hai thiên hà xa nhất... thực ra chưa một ai dám khẳng định điều đó, vì kính thiên văn của trái đất vẫn chưa nhìn thấy nơi tận cùng của vũ trụ, nên không thể biết được hai thiên hà xa nhất là hai thiên hà nào. - (Dư Đạo)

Đúng vậy bạn ạ. Nhưng bạn lên hiểu rằng kích thước vũ trụ lớn như vậy là do không gian giãn nở. Giống như con kiến bò trên sợi dây cao su và bạn cầm dây cao su kéo giãn ra. Con kiến như ánh sáng đi với tốc độ không đổi. Sợi cao su có thể giãn nhanh hơn, nếu đủ dài và giãn đủ nhanh con kiến sẽ không bao giờ đi hết sợi dây đó. - (Đình Chung)

Mình không hiểu tại sao vụ nổ bigbang lại tồn tại 13-15 tỷ năm ánh sáng. Đơn vị đo thời gian chỉ có là tỷ năm thôi chứ còn tỷ năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách. Nữa là vụ bổ bigbang chỉ là sinh ra dải ngân hà của chúng ta thôi chứ có phải là sinh ra toàn vũ trụ đâu. - (mepwep)

Bác đợi e chút để em tính toán lại đã.! - (longbg)

Chà ! Nếu quả đúng như suy nghĩ của bạn thì vũ trụ thật vô cùng rộng lớn. Tôi đánh xong cái cmt này nó đã giãn nở to thêm 118s x900k Km/s = 106.200.000 km rồi đấy ! - (sytd)

Tôi chỉ suy luận chém gió trên một vài phương diện thế này thôi bạn nhé. Thứ nhất, theo các nhà khoa học giả sử vũ trụ của chúng ta hiện nay giãn nở ra theo mọi hướng từ khi xảy ra sự kiện big bang, tức nó có một hình cầu tương đối, thì hiển nhiên hai thiên hà xa nhất về hai phía sẽ cách nhau độ dài một đường kính, trong khi sự giãn nở của vũ trụ tương đương bán kính, như vậy hai thiên hà cách nhau một khoảng cách lớn chí ít là gấp đôi. Thứ hai, khi ánh sáng từ các thiên hà đến chúng ta ngày nay, đã là sự kiện của nhiều tỷ năm về trước, trong khi vũ trụ vẫn giãn nở không ngừng và do đó, khoảng cách thực của chúng đã quá cách xa cái mà ta đã biết. Thứ ba, ánh sáng có thể bị bẻ cong trong các không gian khác nhau, giống như bạn uốn cong một tờ giấy, hai cạnh của tờ giấy rất gần nhau nhưng thực chất lại rất xa nhau. - (Hà)

Vây trước vụ nổ bigbag thì vũ trụ ra sao?.theo mình biết thì tất cả chỉ là suy luận của con người.13tỷ năm la tuổi thọ vũ trụ cũng chỉ là dựa vào khoảng cách từ điểm xa nhất mà con người biết được tính bằng khoảng thời gian 13tỷ năm ánh sáng.chứ thực tế ngoài đó còn có j nữa thì ngoài khả năng con người.mình không tin vào thuyết bigbag.cứ mặc định vũ trụ là bất biến.giống như cục sắt và các thiên hà chỉ là 1 nguyên tử trong đó. - (nguyen hung manh)

Đối với vấn đề này, con người ngày nay quả là như Thầy Mù Xem Voi :) - (nhatniem)

Vụ nổ BigBang được coi như vũ trụ được khai sinh và dựa vào kính thiên văn các nhà khoa học nhìn về quá khứ đã thấy được tàn tích của vụ nổ Bigbang và ước tính tuổi thọ của vũ trụ khoảng 13-15 tỷ năm,
Khoảng cách xa nhất giữa các thiên hà chưa ai nói là 90 tỷ năm ánh sáng vì kính thiên văn con người sản xuất ra chỉ nhìn được 13-15 tỷ năm ánh sáng, vũ trụ được cấu thành 3 thành phần chính là vật chất thường như các ngôi sao, hành tinh. vật chất tối là vật chất không nhìn thấy được và tạo ra các lực hấp dẫn để tạo thiên hà, tạo sao, Năng lượng tối chính là nguyên nhân dẫn đến vũ trụ giãn nở.
Để đo tốc độ giãn nở của vũ trụ các nhà khoa học đo sự dịch chuyển của các thiên hà, ngôi sao để xác định, và các nhà khao học đã thực nghiệm đo được tốc độ giãn nở của vũ trụ là 74,3km/s trong một diện tích 3 triệu năm ánh sáng.

- (Khởi Văn Phạm)

Khoảng cách giữa 2 thiên hà xa nhất theo cách nói của bạn ( hơn 90 tỷ năm ánh sáng) thực ra là của phần vũ trụ quan sát được thôi. Điều mà nghe có vẽ nghịch lý là vũ trụ chỉ xấp xỉ 14 tỷ năm làm sao 2 thiên hà có thể chuyển động ra xa đến thế bởi vì theo thuyết tương đối không gì có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Thực tế, sự dịch chuyển của các thiên hà ra xa nhau là do sự giãn nở nội tại của không gian. Nó tương tự như việc bạn bỏ 2 vật trên tấm cao su và kéo giãn ra, khoảng cách của 2 vật tăng lên la do tấm cao su bị giãn chứ không phải do chúng chuyển động ra xa nhau. Năm 2012, các nhà khoa học đã đo được giá trị của hằng số Hubble ở mức 74,3 ± 2,1 km/giây dọc theo từng megaparsec không gian. Mỗi megaparsec kéo dài khoảng 3 triệu năm ánh sáng. - (Cesar)

Mấy bạn cứ nói không gian gian nở vậy ngoài cái không gian đấy là cái gì? - (mochi)

Cái này thì chưa rõ. Chỉ có thể khẳng định là tốc độ của sự suy nghĩ, trí tưởng tượng nhanh hơn bất kỳ một tốc độ nào. Ví dụ bạn nghĩ đến mặt trời là sẽ thấy mặt trời liền, trong khi ánh sáng từ mặt trời đến trái đất phải mất 8 phút - (Danh)

không gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng, vì bản chất của ánh sáng là những hạt photon, có khối lượng bằng 0, do đó không thể có hạt nào có khối lượng lớn hơn 0 mà di chuyển nhanh hơn photon được - (Trần Đức Nhã)

Thắc mắc này khá thú vị, câu trả lời là tốc độ giãn nở của vụ trụ vốn rất nhỏ so với tốc độ ánh sáng, đa phần kích thước vụ trụ hiện nay được tạo ra trong phần tỉ giây đầu của vụ nổ big bang. - (Yên)

Các lý giải về những quan sát thiên văn đương thời cho thấy tuổi của Vũ trụ là 13,798 ± 0,037 tỷ năm. và đường kính thực sự của phần Vũ trụ quan sát được hiện nay ít nhất là 93 tỷ năm ánh sáng hay 8,80×1026 met.Việc hai thiên hà có thể rời xa nhau một khoảng bằng 93 tỷ năm ánh sáng chỉ sau 14 tỷ năm dường như là một điều nghịch lý không thể xảy ra, vì theo Thuyết tương đối hẹp không một đối tượng vật chất nào có thể được gia tốc để chuyển động với vận tốc vượt quá vận tốc ánh sáng. Tuy nhiên, theo Thuyết tương đối rộng, không gian có thể giãn nở mà không gặp phải một giới hạn nội tại nào về tốc độ, và như vậy hai thiên hà có thể rời xa nhau nhanh hơn tốc độ ánh sáng khi không gian giữa chúng bị giãn ra. [Wikipedia] - (The River)

"thời gian tồn tại của vũ trụ kể từ vụ nổ BigBang khoảng 13-15 tỷ năm ánh sáng" ? Bây giờ tôi mới nghe có cách tíinh thòi gian bằng năm ánh sáng ? - (ktsphlong)

Năm ánh sang là đại lượng về khoảng cách. - (Bot)

Khối lượng của vật chất-bản chất thực như thế nào ngoài sự cảm nhận của con người hiện nay- vẫn còn là câu hỏi chưa giải thích được. Mà mọi sự kiện của vũ trụ đều từ cái này mà ra. Hố đen chỉ là một ví dụ con con thôi...Ôi vũ trụ ai ai cũng biết và hiểu rằng đó là nơi để khám phá thỏa mãn cho trí tuệ của loài người... - (Le Hung Son)

năm ánh sáng là để đo khoảng cách chứ không phải đo thời gian bạn à - (Nguyễn Thanh Triều)

Vũ Trụ có tuổi thật thì theo các nghiên cứu mới nhất thì con người mới chỉ biết vũ trụ xuất hiện từ vụ nổ bigbang nhưng trước đó sao lại có vụ này và điều gì làm lên món súp "nóng" với đường kính ước chừng khoảng 100 ngàn đến 200 ngàn năm ánh sáng này thì chưa ai rõ, vụ nổ này cách chúng ta khoảng 13,5 đến 15 tỷ năm về trước, ngày nay vũ trụ giãn nở nhanh được giới khoa học đánh giá là do nguyên nhân vật chất tối và năng lượng tối chi phối, còn vận tốc của một thiên hà là ước chừng 14000 km/s đến 1,4 triệu km/s, vũ trụ ngày càng giãn nở theo thời gian khoảng cách các sao trong thiên hà cũng vậy và nhiều bằng chứng cho thấy khoảng 5 đến 5,5 tỷ năm nữa thì hệ mặt trời chúng ta sẽ cách sao gần nhâts khoảng cách là gần 15 năm ánh sáng - (Đức Hoàng)

 Câu hỏi có 2 cái sai. 1 là 13-15 tỉ năm, chứ ko có ánh sáng nhé , thứ 2 là ko có cái 90 tỉ năm ánh sáng của bạn đâu. Con người quan sát được 1 vật thể thì phải có ánh sáng từ vật thể đó truyền tới mắt vì vậy con ng chỉ quan sát đc vật thể ở khoảng cách tối đa 13 tỉ năm ánh sáng. Xa hơn thì ko nhìn đc nên ko thể đo đc nha vậy ko thể biết đc có thiên hà nào ở cách mấy chục tỷ năm ánh sáng như lời bạn nói - (Trần Lý Tú)

Tôi nghĩ nếu bạn đọc xong quyển sách " Những con đường của ánh sáng " của giáo sư Trịnh xuân Thuận - sẽ hiểu được điều này. - (Hiển)

Giả sử vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 15 tỷ năm thì khoảng cách tối đa giữa 2 thiên hà là 30 tỷ năm ánh sáng. Còn nếu khoảng cách lớn hơn 30 tỷ năm ánh sáng thì có gì đó không ổn:
- Hoặc là tốc độ giãn nở vũ trụ lớn hơn tốc độ ánh sáng => Tốc độ ánh sáng không phải là giới hạn.
- Hoặc là có 1 thiên hà không phải được sinh ra từ vụ nổ Big Bang. Như vậy thì còn có 1 vũ trụ khác nữa => Giả thuyết vụ nổ Big Bang là không hợp lí.
- Hoặc là dữ liệu câu hỏi của bạn sai (15 tỷ hoặc 90 tỷ). - (Ngọc Bộ)

Bạn so sánh không cùng thứ nguyên: tuổi thọ của vũ trụ tính theo đơn vị đo thời gian, còn đơn vị "năm ánh sáng" là đơn vị đo khoảng cách. Bạn sẽ không thể so sánh 2 đơn vị này với nhau được. - (ALan Nguyễn)

trên trái đất còn chưa khám phá hết lo vũ trụ - (Thiên Trần)

tốc độ ánh sáng là tốc độ tối đa mà 1 lượng tử đi được từ điểm này tới điểm khác mà không có hiệu ứng đường hầm lượng tử . Tốc độ giãn nở vũ trụ không bằng tốc độ của ánh sáng .Nó chỉ bằng khoảng 70-100 km /s trên 1 magaparsec (tương đương khoảng ba triệu năm ánh sáng) ,và nhỏ hơn vận tốc ánh sáng rất nhiều . - (mina)

Vũ trụ là vô cùng vô tận. - (sytd)

Tốc độ ánh sáng như đã nêu trong thuyết tương đối hẹp là tốc độ giới hạn trong không gian tạo thành từ Big Bang, còn các thiên hà đang rời xa nhau mà chúng ta quan sát được với vận tốc rất cao (thậm chí có thể có những thiên hà có vận tốc xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng hay hơn nữa thì ta sẽ không bao giờ quan sát được - (Beat)

Theo tôi biết, thời gian tồn tại của vũ trụ kể từ vụ nổ BigBang khoảng 13-15 tỷ năm ánh sáng" - (Willy Arnett)

Đúng là tốc độ giản nở của vũ trụ nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Còn khoảng cách giữa hai thiên hà xa nhất của vũ trụ không hẳn là 93 tỷ năm ánh sáng, mà đó là khoảng cách giửa 2 thiên hà mà chúng ta có thể theo thấy được từ trái đất. - (kooler)

Chỉ là giả thiết - (Anh Long Tran)

Tại sao bạn lại lấy năm ánh sáng làm đơn vị đo thời gian. Đó là đơn vị đo khoảng cách mà. Tuổi thọ của vũ trụ vào khoảng 13 tỷ năm ( thời gian mà con người hang ngày sử dụng). Khoảng cách 2 thiên hà xa nhất con người từng biết là khoảng 90 tỷ năm as. Nếu tính cùng 1 hệ thời gian và từ 1 điểm kỳ dị thì 2 thiên hà kia đã sinh ra trước cả vũ trụ. Nhưng vụ nổ Bigbang chưa hẳn la thực. Vậy nên 2 thiên hà kia đã cách nhau trước đó cả mấy chục tỷ năm as rồi. Cũng có thể tuổi thọ của vũ trụ k phải là 13 tỷ năm mà là 90 tỷ năm cơ. Vậy nên nếu bạn lấy 1 mốc nào đó làm chuẩn và cho là nó là chân lý thì những sự kiện khác phải xoay quanh mốc đó. Rất tiếc với kiến thức của con người hiện tại. Ta chỉ bằng lòng chấp nhận một cái nào đó dúng thôi. Lại là vấn đề tương đối. Vậy nên k nên hiểu 1 vấn đề theo 1 chiều nào đó. Quay lại với câu hỏi của bạn. Bạn sẽ tin theo chiều nào thì banh lý luận theo chiều đó. Một cách thô thiển là : cả loài người ăn cơm thì mình ăn cơm và k ăn phân. Nhưng nếu loài người ăn phân mà bạn ăn cơm thì bạn lại là sai lầm - (lHung Linh)

Mình hiểu ý bạn muốn nói là gì. Nhưng bạn dùng đơn vị tính thời gian bằng năm ánh sáng thì có vấn đề.
Hãy tưởng tượng vũ trụ là 1 quả bong bóng vô cùng lớn. và đc thổi to lên liên tục.
Tốc độ quả bóng vô cùng lớn này to ra sẽ như thế nào so với 2 chất điểm di chuyển với v= 45 tỷ năm as - (ngọc đức đinh)

Vụ nổ BigBang được coi như vũ trụ được khai sinh và dựa vào kính thiên văn các nhà khoa học nhìn về quá khứ đã thấy được tàn tích của vụ nổ Bigbang và ước tính tuổi thọ của vũ trụ khoảng 13-15 tỷ năm,
Khoảng cách xa nhất giữa các thiên hà chưa ai nói là 90 tỷ năm ánh sáng vì kính thiên văn con người sản xuất ra chỉ nhìn được 13-15 tỷ năm ánh sáng, vũ trụ được cấu thành 3 thành phần chính là vật chất thường như các ngôi sao, hành tinh. vật chất tối là vật chất không nhìn thấy được và tạo ra các lực hấp dẫn để tạo thiên hà, tạo sao, Năng lượng tối chính là nguyên nhân dẫn đến vũ trụ giãn nở.
Để đo tốc độ giãn nở của vũ trụ các nhà khoa học đo sự dịch chuyển của các thiên hà, ngôi sao để xác định, và các nhà khao học đã thực nghiệm đo được tốc độ giãn nở của vũ trụ là 74,3km/s trong một diện tích 3 triệu năm ánh sáng. - (Khởi Văn Phạm)

Ngân hà hay thiên hà thì cũng chỉ là hình thức đồng dạng với một nguyên tử uranium mà thôi. Bởi vậy khoảng không vũ trụ sẽ ko có giới hạn ... - (nguyenthang)

Bạn Bình nhầm lẫn hai khái niệm: 1. Năm ánh sáng là khái niệm để đo khoảng cách, đây chính là chiều dài của quãng đường mà ánh sáng được trong 1 năm (khoảng 9500 tỷ km); còn năm là khái niệm để đo thời gian, nó là thời gian mà trái đất quay đủ 1 vòng xung quanh mặt trời. - (Nguyễn Thường)

Nếu giãn nở tỉ lệ 1:1 thì khoảng cách xa nhất sẽ bằng thời gian tồn tại, nhưng tỉ lệ giãn nở ở đây >1 nhé bạn.
Hằng số Hubble ~ 70km/s/Mpc, trong đó 1 pc = 3.26 ly (năm ánh sáng), bạn cứ tính xem có phải tương đương không?
Giải nghĩa hằng số: mỗi giây, một kích thước tương đương 1Mega parsec sẽ giãn nở thêm 70km. - (Anh Tuấn)

các nhà thiên văn học của thời đại.tất cả các bạn đều rất giỏi. - (dungnguyenhc112)

o the cai gi no dang lam vu tru cua chung ta dang gian no ha cac ban:)) - (khanhk42b6)

Theo Big Bang, vũ trụ bắt đầu từ 13-15 tỉ năm trước, bản thân ánh sáng cg mới đi đc 13-15 tỉ năm, nhưng nên nhớ rằng trong những khoảng thời gian đầu sau khi vũ trụ hình thành, ko có học thuyết nào đúng vì lúc đó, chưa có sự hình thành vật chất, năng lượng lúc đó chỉ tồn tại độc lập, các hạt vc chưa xuất hiện và ko áp dụng đc thuyết tg đối! Chính lúc đó vũ trụ giãn nở với tốc độ khủng khiếp, và do chưa có các hạt vc, chưa có photon nên chưa có ánh sáng ! - (mufc)

Lấy gì để đo khoản cách giữa hai hành tinh là 90 tỷ năm ánh sáng, ai đo, và đo bằng cái gì, nếu lấy trái đất làm trung tâm thì chúng ta mới chỉ nhìn được hành tinh cách trái đất 13.7 tỷ năm ánh sáng, hay nói cách khác vũ trụ chỉ rộng khoản 27.4 tỷ năm ánh sáng với khả năng quan sát của con người - (Vo dang)

0