06/02/2018, 10:45

Tả cây đa cổ thụ mà em biết

Đề bài: Hãy tả cây đa cổ thụ mà em biết – Bài làm 1 : Làng em có một cây đa cổ thụ, đó là cây đa,cây này rất to ,ước tính tuổi của nó chắc khoảng mấy trăm năm. Mỗi sự việc quan trọng của làng đều quây quần bên gốc đa vì nó ở ngay nhà văn hoá thôn. Cây đa này thân nó rất ...

Đề bài: Hãy tả cây đa cổ thụ mà em biết 

– Bài làm 1

 Làng em có một cây đa cổ thụ, đó là cây đa,cây này rất to ,ước tính tuổi của nó chắc khoảng mấy trăm năm.

 Mỗi sự việc quan trọng của làng đều quây quần bên gốc đa vì nó ở ngay nhà văn hoá thôn.Cây đa này thân nó rất to khoảng 15 người đan tay vào nhau mới ôm xuể. Vì cây đã quá già nên thân nó xù xì mang vẻ đẹp cổ kính đậm chất quê hương. Em cứ đi đâu xa nhà mấy hôm mà nhìn thấy ở đâu đó có gốc đa cổ thụ là em lại nhớ về quê nhà em. Mùa này là mùa đông nên lá cây đa đã rụng gần hết chỉ còn cành khẳng khiu. Cây rũ bỏ hết lớp lá già và cỗi. Nếu không như vậy bản thân nó không thể sống được. Đây là quy luật tự nhiên mà tạo hóa đã ban cho. Đến mùa xuân cây đa lại đâm chồi nảy lộc mang một sức sống và vẻ đẹp mới. Khi tiếng chim én kêu gọi mùa xuân về không riêng chỉ cây đa mà mọi loài đều hồi sinh trở lại. Hình ảnh trơ trụi cành và không lá nay đã trở nên đâm chồi xanh tươi mới đầy sinh khí. Em có thể cảm nhận được giống như chúng cũng đang hoạt động có ý thức bởi mỗi ngày cây lại thay đổi rất nhanh, nhiều lá và nhiều lộc. Xa xa cây đa cứ sừng sững uy nghi.

Em mỗi ngày đi học đều đi ngang qua cây đa này nên từng ngày từng ngày thấy sự biến đổi của cây.

Mỗi lần như vậy là em lại thấy tự hào bởi về độ tuổi của cây đã sống cùng làng quê bao năm tháng. Thuở bé bé,em hay chơi trò chơi cùng các bạn xung quanh gốc cây.Chúng em cứ nô đùa cùng nhau và chơi với nhau nhiều trò như thế.

Em rất mong cây đa cổ thụ cứ sống mãi với làng quê đậm chất cổ kính của em.

– Bài làm 2:

Có rất nhiều loài cây sống lâu năm nhưng em thấy ấn tượng với cây đa cổ thụ rất to ở đầu đình.

Cây đa, bến nước, con đò,… Đó là hình ảnh quen thuộc của một làng quê yên bình.Nhắc đến cây đa cổ thụ thì vòng đường kính xung quanh cây rất lớn là đặc điểm đặc trưng. Cây đa ở quê em khoảng 15 người ôm mới xuể. Chính bởi vậy, gốc cây đa to và tạo thành nhiều ngăn, thậm chí chúng em còn chơi trốn tìm xung quanh gốc. Gốc vững chãi giống như một cái cột lớn và có nhiều chân chắc chắn. Thân cây đa cao  khoảng 80m , cao nhất trong những cây trong làng. Lá đa giống như lá xà cừ nhưng dầy hơn và được tráng lớp màu bạc phấn. Vì cây cao nên các tán lá cũng không ở gần đất mà ở gần ngọn rất cao khó có thể trông rõ được. Nhiều nhánh cây trải ra một hướng bao phủ một khoảng đất rộng. Khi gió thổi lá đa rụng được đưa đi rất xa gốc cây.

Cây đa suốt bốn mùa đều đứng vững trải qua nhiều mưa nắng nên thân cây rất xù xì. Thỉnh thoảng có bầy chim đậu và hít líu lo rất vui tai. Mùa đông cây đa cổ thụ rũ bỏ hết lớp lá già và khô. Đến mùa xuân vào đầu năm mới nó lại đâm chồi và nẩy lộc. Cây đa đã gắn bó với làng quê em suốt bao năm tháng , suốt bao mái tóc bạc và không ai nhớ nó được trồng bởi ai. Nhưng có một điều đặc biệt là dù người bé hay người lớn đi đâu cũng khoe về cây đa cổ thụ của quê.

  Giống như bao người , sau này lớn lên đi làm em vẫn nhớ mãi hình ảnh quê hương với cây đa cổ thụ.

Phạm  Loan 

0