Suy nghĩ về cách ứng xứ của con người trong xã hội
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xứ của con người trong xã hội thông qua câu chuyện sau: Người ăn xin Một người ăn xin đã già. Đôi mất ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết tui nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có ...
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xứ của con người trong xã hội thông qua câu chuyện sau: Người ăn xin Một người ăn xin đã già. Đôi mất ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết tui nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: – Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ...
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xứ của con người trong xã hội thông qua câu chuyện sau:
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mất ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết tui nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông củ.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuôc-ghề-nhép)
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
A. Về kĩ năng
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
– Nêu rõ quan điểm đánh giá về vấn đề cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội thông qua nội dung câu chuyện.
– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điếm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.
B. Về kiến thức
I. Mở bài
– Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện: ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Mỗi người có một cách ứng xử riêng. Nhưng làm thế nào để có cách ứng xử lịch sự, hài lòng người đối diện là vẫn đề không phải dễ.
– Câu chuyện là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
II. Thân bài
1. Suy nghĩ về văn hoá ứng xử trong cuộc sống
– Cách ứng xử, giao tiếp giữa con người với nhau trong cuộc sống thể hiện rõ nhân cách, bản chất của từng người.
2. Thực trạng vãn hoá ứng xử trong cuộc sống
a. Ứng xử có văn hoá:
– Đó là cách ứng xử khéo léo, tế nhị, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
– Người đối diện cảm thấy dễ chịu hài lòng và quý mến mình.
(Học sinh lấy dẫn chứng từ nội dung câu chuyện hoặc từ thực tế cuộc sống…).
b. Ứng xử thiếu văn hoá:
– Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác.
– Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp.
(Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dân chứng trong học đường).
3. Liên hệ bản thân
– Đã có lúc nào em thiếu bình tĩnh dẫn đến ứng xử thiếu tế nhị với người khác? Sau những lần ấy em rút ra được kinh nghiệm gì?
– Ý kiến của bản thân: Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.
– Từ câu chuyện em rút ra bài học gì? Liên hệ với thái độ ứng xử của học sinh trong nhà trường hiện nay?
III. Kết bài
– Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.
* Lưu ý:
– Bài viết có thể trình bày theo nhièu cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý trên. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giải quyết vấn đề thuyết phục, thể hiện vốn sống phong phú. Tránh sa vào phân tích câu chuyện. Các chi tiết trong truyện chỉ lấy làm dẫn chứng.
DƯƠNG VĂN MƯU
GV. THCS Thụy Lôi – Tiên Lữ – Hưng Yên
Từ khóa tìm kiếm
- đừng vui quá sẽ đến lúc buồn đừng quá buồn sẽ có lúc vui
- nghị luận xã hội về câu chuyện người ăn xin
- dung vui qua se den luc buon
- đừng vui quá sẽ đến lúc buồn
- bài học rút ra từ câu chuyện người ăn xin
- suy nghi ve cach cu xu cua hoc sinh hien nay
- suy nghĩ về cách ứng xử của con người với con người
- suy nghi cua em ve truyen nguoi an xin
- suy nghi cua em ve cach ung xu cua con nguoi
- trình bày suy nghĩ của e về người ăn xin