28/05/2017, 20:42

Suy nghĩ về quan niệm của nhà văn Nam Cao

Đề bài: Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên ...

Đề bài: Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình" (Trích Đời thừa – Nam Cao) Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói trên? GỢI Ý A. Về kĩ năng – Học sinh biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận ...

Đề bài: Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình" (Trích Đời thừa – Nam Cao)

Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói trên?

GỢI Ý

A. Về kĩ năng

– Học sinh biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận đã học như: giải thích, phân tích, chứng minh, phản bác, bình luận để làm bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lí được đúc rút từ tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.

– Bài viết có bố cục, lập luận rõ ràng, chặt chẽ; dẫn chứng phù hợp, sinh động; văn viết truyền cảm, thuyết phục.

B. Về kiến thức

Nội dung bài viết cần đảm bảo các luận điểm chính sau:

a. Giải thích, chứng minh vấn đề

– Giải thích các khái niệm: kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai kẻ khác, kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình…

– Giải thích toàn bộ vấn đề: học sinh cần làm rõ tại sao Nam Cao lại quan niệm như thế. Từ đó thấy ý nghĩa của câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng, đức hi sinh, tình thương yêu giữa con người với con người trong cuộc sống.

– Phân tích một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ vấn đề (dẫn chứng trong học tập, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ giữa các quốc gia…)  

b. Bình luận vấn đề  

– Trình bày ý kiến, quan điểm về câu nói của Nam Cao: Đó là triết lí nhân sinh cao đẹp mà Nam Cao tôn thờ. Học sinh cần thấy hai mặt của vấn đề: phủ định “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ và khẳng định “kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”

Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình

– Nêu một số biểu hiện trái với vấn đề được bàn:

+ Sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo lấn lướt chân lí theo triết lí “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.  

+ Sống “giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kí”, vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, huỷ diệt đồng loại vì lợi ích cá nhân, “cá lớn nuốt cá bé”.

+ Sống chỉ biết bản thân, không quan tâm đến người khác, “mạnh ai nấy sống”.

+ Sống ươn hèn, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí vươn lên…

Những thái độ sống đó cần phải phê phán.

C. Rút ra bài học cho bản thân: Rèn luyện để có kiến thức, sức khoẻ, nhân cách tốt, có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh chân chính.

(VH&TT số tháng 8 – 2009) 

ĐẶNG TUYẾT NHUNG 
GV. THPT Lômônôxôp – Hà Nội

Từ khóa tìm kiếm

  • bài văn nghị luận kẻ mạnh là kẻ dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ
  • ke manh khong phai la ke giam len vai ke khac de thoa man long ich ki ke manh chinh la ke giup do ke khac tren doi vai minh
  • suy nghĩ của anh chị về câu Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai của người khác để thoả lòng ích kỉ của mình Kẻ mạnh chính là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình
  • suy nghĩ về câu nói kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lêm vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ của mình kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình
  • suy nghĩ về quan niệm sống để biết yêu cội nguồn
0