Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Văn mẫu lớp 12
Đánh giá bài viết Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 1 2 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 2 3 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 3 4 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – ...
Đánh giá bài viết Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 1 2 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 2 3 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 3 4 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 1 Trong cuộc sống không ai là không mắc sai lầm, khuyết điểm, mỗi khi gặp sai lầm ...
Nội dung bài viết
Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 1
Trong cuộc sống không ai là không mắc sai lầm, khuyết điểm, mỗi khi gặp sai lầm ta được người khác tha thứ và ngược lại ta tha thứ cho người khác, đó chính là thái độ là lẽ sống cao đẹp, là biểu hiện của lòng khoan dung.
Trước tiên ta phải hiểu lòng khoan dung là gì? Đó là cách ứng xử độ lượng, là biết nhường nhịn thậm chí là hi sinh cho người khác, cao hơn nữa là khoan dung là tha thứ cảm thông trước những sai trái mà người khác gây ra cho mình, cho xã hội.
Vậy tai sao phải có lòng khoan dung? Vì lòng khoan dung là một phẩm chất cao đẹp một cách ứng xử cao thượng đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ta đã bắt gặp sự bao dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh, rồi áng thiên cổ hùng văn: ” Bình ngô đại cáo”, là những trang văn đẹp về lòng khoan dung độ lượng khi nói vê việc ta đã tha chết cho giặc Minh tàn bạo…
Trong thực tế, ta đã biết là con người thì ” nhân vô thập toàn”, ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt hơn trong cuộc sống hiện đại với nhịp độ hối hả tất bật con người dễ bị cuốn vào guồng quay của thời gian, của công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống nên họ rất cần những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại giá trị trân chính của cuộc sống. Chẳng hạn sự tha thứ của cha mẹ trước những việc làm sai trái của con cái sẽ giúp con rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện mình, rồi tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ sẽ giúp học sinh nhận ra lỗi lầm, hoàn thiện nhân cách đạo đức. Rồi khi ta tha thứ cho lỗi lầm của bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống và cũng sẽ có một tình bạn tốt đẹp.
Có thể thấy rằng khi ta tha thứ cho ngươi khác, chẳng hạn những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình trở thành người tốt hơn và ngay cả khi bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt, xã hội vì thế mà trở nên thanh bình. Người có lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn luôn nhìn những biểu hiện sai trái của mọi người bằng cái nhìn đồng cảm chia sẻ.
Tuy nhiên, lòng khoan dung không có nghĩa là bao che dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Bên cạnh rất nhiều người có tấm lòng bao dung vẫn còn những kẻ sống vô cảm không quan tâm tới những người xung quanh, rồi những kẻ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối nguy hiểm, những kẻ đó Xã hội cần phải lên ái, trừng trị.
Như vậy lòng khoan dung là thái độ là lẽ sống cao đẹp, chúng ta hãy thực hành lẽ sống khoan dung, bởi vì đó là phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống của ta bình yên hơn, là học sinh chúng ta hãy rộng lòng tha thứ với lỗi lầm của bạn bè, của những người xung quanh, hãy suy nghĩ và thực hiện lời nói, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”.
Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 2
Trong cuộc sống của chúng ta, lòng khoan dung, độ lượng là một trong những đức tính tốt đẹp và cũng chính là tài sản của đời người mà ngày nay trong mỗi chúng ta ai cũng cần thiết phải có. Vì thế câu nói trên là hoàn toàn đúng “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. Vậy chúng ta hiểu “lòng khoan dung” là đức tính như thế nào?
Quả đúng như vậy, lòng khoan dung là sự tha thứ, độ lượng, không khắt khe, có thể tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, không nóng nảy. Vì thế mỗi người trong chúng ta cần phải có lòng khoan dung để xử sự đúng cách trong cuộc sống và quan hệ xã hội.
Tại sao chúng ta phải có “lòng khoan dung”? Vì nó giúp chúng ta cư xử đúng mực trong cuộc sống, cho ta biết phải quan tâm đến người khác, biết độ lượng, tha thứ cho những việc làm sai trái, giúp ta hiểu hơn những cái đúng, cái sai, những gì nên tha thứ. Giống như Bác Hồ, khi thấy các anh bộ đội làm sai điều gì chỉ khuyên nhủ, nhắc nhở chứ không la mắng. Chúng ta thấy đó, lòng khoan dung chính là tài sản lớn nhất mà con người cần phải có.
Biểu hiện của lòng khoan dung là ta cần phải giúp đỡ, quan tâm người khác, đến người làm sai thì biết tha thứ, khuyên dạy điều đúng đắn. khi ta biết khoan dung, ta sẽ được sự tôn trọng của người khác, yêu mến, quí trọng của mọi người xung quanh. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hòa thuận, hạnh phúc cho xã hội và gia đình. Khi thể hiện lòng khoan dung với người khác thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quí giá của con người.
Bên cạnh những điều ca ngợi về lòng khoan dung ta cũng phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai, thờ ơ. Tác hại của những lối sống đó làm cho con người trở nên ganh ghét nhau, có xích mích không thể giải quyết. Con người sẽ không còn sự tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau. Mà họ chỉ biết hơn thua, đấu đá để chứng tỏ chính mình.
Qua những dẫn chứng trên ta rút ra được lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên độ lượng, cao thượng và giàu có hơn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn, chín sự lành”. Và chúng ta cần rèn luyện nhân cách, phẩm giá, sống là phải biết yêu thương sẻ chia, đồng cảm, biết kiềm chế những cảm xúc nóng giận và học cách yêu thương, vị tha, khoan dung.
Tóm lại, bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất.
Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Bài làm 3
Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người. Và vì thế ai cũng cần được khoan dung…
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình…
Khoan dung – ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung – ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung – là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái!!!
Vậy… tại sao phải khoan dung?
Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy đưọc truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết:
Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.
Trong "Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: "Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế"…
Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!
Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân ái đã thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình "một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lượt bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?
Vậy, không khoan dung với người khác là tàn nhẫn với chính mình…
Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ đẻ những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng..
Tôi cực kì lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Đối với những người đã từng phạm sai lầm giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? Là văn minh, tiến bộ sao?
Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,…
Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.
Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế. Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại… một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…?
Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, một lần, hai lần, rồi ba lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đây ư?
Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che.
Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.
Vâng! Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm… đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém…. tôi đã vô tình khiến bốmẹ và thầy cô thất vọng… Là khi tôi trách nhầm đứa bạn… là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giầy tội nghiệp…
Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình… đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng. Là khi nhận được lời giải thích, cái ôm xiết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn. Là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giầy nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.
Chính tình yêu, sự tha thứ của mọi người khiến tôi đứng lên sau những thất bại. Và tôi tin là lòng khoan dung có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt…
Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Dàn ý
I. MỞ BÀI
II. THÂN BÀI
-
Thế nào là lòng khoan dung ?
Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi làm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Khoan dung vừa có lợi cho ta vừa có lợi cho người. Chẳng thế mà danh nhân Pierre Benoit đã khẳng định “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”.
-
Bàn luận
Vì sao khoan dung mang lại nhiều cái lợi cho ta?
-
Vì : Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm vì đã làm được một điều vừa có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không vị phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người.
-
Mặt khác, khoan dung,tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải.
-
Vì thế, lòng khoan dung, độ lượng, tha thứ đã được mọi người đánh giá rất cao, xem đó là “Tài sản lớn nhất của đời người”. Bởi trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con.
-
Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự giàu có về vật chất không thể nào sánh được với sự giàu có của tâm hồn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn.
-
Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Trong cuộc sống đa dạng thường ngày, tránh sao khỏi sự va chạm trong lời nói, việc làm có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Trong tình thế ấy, ta nên bình tĩnh suy nghĩ và sẵn sàng đối xử bằng sự nhường nhịn, lòng khoan dung, thì mọi sự sẽ trở nên “hoà bình” và sự tốt đẹp của cuộc sống sẽ lại tiếp diễn. Trong gia đình cũng vậy, tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng con cái là thiêng liêng, bền chặt nhưng tránh sao khỏi có những lúc xung khắc, bất hoà.
-
Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn, chín sự lành” , “Chồng giận thì vợ bớt lời – Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”. Có thế thì gia đình mới luôn luôn được sống trong sự bình an, mà sự bình an là niềm sung sướng lớn nhất của con người. Vì như lời nhà đại thi hào nước Đức, Gớt : “Dù là làm vua chúa hay là dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”. Mặt trái của lòng khoan dung là sự khắt khe, cố chấp và cao hơn nữa là sự mặc cảm, thù dai. Mang trong mình lòng khoan dung thì không được cố chấp, thù dai. Nhà Phật từng dạy: “Oán thù nên cởi chứ không nên buộc” , “Oan ức mà trả thù thì oán đối kéo dài” (Lời tâm niệm thứ 10 của Phật). Còn cha ông ta ngày xưa từng khuyên con cháu : “Đấng trượng phu không thù mới đáng. Người quân tử không oán mới nên”. Người xưa gọi đó là “trượng phu”, “quân tử”, nhưng ngày nay, ta gọi đấy là những người có sự bao dung, rộng lượng, biết ứng xử có văn hoá. “Người yêu người, sống để yêu nhau”. Được như thế thì “Có gì đẹp trên đời hơn thế”. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta. Đúng như ca dao xưa từng nói: “Thương người người lại thương ta – Ghét người, người lại hoá ra ghét mình”.
-
Bài học nhận thức và hành động
Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện,phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn.Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.
III. KẾT BÀI