06/02/2018, 15:25

Suy ngẫm về ý kiến: ‘Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá ”

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “'Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thủ hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá ”(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2004), nêu suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên Bài làm Con người ...

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “'Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thủ hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá ”(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2004), nêu suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên

Bài làm

Con người chúng ta trải qua nhiều khoảnh khắc trong cuộc đời, có những lúc vui, thì phải có những lúc ta phải cảm thấy buồn, lúc hờn giận mà ta không muốn chút nào dù là chuyện mà mình tạo ra mà còn đa số là do người khác tạo ra cho ta. Khi đó ta cần đối xử với nó đúng mức bằng thiện chí của sự tha thứ sẽ luôn được đánh giá cao.

Những khoảng buồn lặng, đau đớn, hận thù là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nếu như con người ta cứ giữ mãi cái tâm đó trong một thời gian dài, và lại không ngớt những điều đó lại đến làm phiền ta thì sao ta có thể sống nổi. Ý kiến đưa ra ở đây để chúng ta cùng bàn luận cách khắc phục điều đó tốt nhất chính là sự tha thứ, bao dung cho người khác rằng phải: “'Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thủ hận lên cát va khắc ghi những ân nghĩa lên đá. ”

cat-va-da

Vậy  thế nào là “Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”?. Hình tượng “cát” để thay cho hình ảnh nhẹ nhàng, dễ chảy trôi,mềm mịn để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận.Và  “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống chúng ta?.Thật  thông minh khi lấy hình ảnh của “đá” một vật cứng, chắc chắn để muốn nói lên rằng để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.

Cả hai hình tượng đều mang được đến cho ta những điều tuy bình dị, hiển nhiên nhưng ít người biết được ý nghĩa đáng giá khi thực hiện điều đó,xây dựng lên ý kiến này mang cho ta hiểu đều hướng con người đề nghi ̣ chúng ta hướng tới một thái độ sống tốt, một lối sống tích cực, khoan dung và tri ân.

Con người trong đời sống mang đầy trong mình những nỗi đau buồn, thù hận với chính mình, với người khác. Nhưng chỉ có khoan dung như cách viết nỗi buồn, thù hận lên cát kia để nó lặng lẽ trôi đi, xóa mờ dần những ký ức khi sóng xô vào bờ. Điều đó làm ta cảm thấy như trút bỏ điều gì đó mà không thấy hối hận như “khắc lên phiến đá” tốn công tốn sức, đau đớn lưu lại đến ngàn năm. Chẳng thể nào mang nỗi buồn, thù hận cứ chồng chất, dày lên thì chúng ta sống sao nổi với một tâm hồn không khỏe mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của ta và những người xung quanh.

Và cũng chỉ có sự khoan dung là đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta,ví dụ như câu chuyện mà ta đã nghe,về những tấm gương không kể hết trên hết hãy lặng lẽ nhìn mẹ chúng ta ta sẽ hiểu được tình bao dung, tha thứ lúc ta mắc phải lỗi lầm,để dần dạy cho ta bài học lớn lao. Vì “Nhân vô thập toàn” mà, nên nhiều người biết khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người cũng là nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích ví dụ những tù nhân được giúp đỡ, động viên hướng thiện để họ hoàn lương, biết nhận thức đúng đắn hơn, làm người tốt hơn.

 Còn bên cạnh đó cần rèn luyện làm người là cần biết sống tri ân. Làm người ta phải nhớ câu “Uống nước nhớ nguồn”, ta được sinh ra nhờ ai, được khôn lớn trưởng thành đến ngày này là do công sức của cha mẹ. Mọi thứ như nhà trường, xã hội tác động vào đó cùng nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để cho ta phát triển hết sức. Do đó việc của chúng ta là phải ghi tạc tấm lòng của những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta. Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” là biểu hiện chân thành, chân thực của lòng biết ơn, không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống tốt đẹp. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn, tạo nên những giá trị đời sống và làm đẹp thêm cho cuộc sống này.

Câu nói làm ta liên tưởng đến rất nhiều câu chuyện bổ ích, làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn ta điển hình như câu chuyện cậu bé và chiếc đinh cũng dạy cho ta hiểu lòng tri ân đối với điều ta làm tốt, và những nỗi đau để lại sẽ không sao xóa mờ mà ta đã tạo ra khi ta sống không tốt với đời với người khác. Nói xa hơn nữa thì ta hiểu được rằng mỗi hận thù, mỗi đau buồn ta mang theo nếu ta cố làm nó in đậm trong tâm trí ta sẽ tạo tổn thương cho tâm hồn mình trước, ta sẽ không minh mẫn để giải quyết tốt những điều khác, làm cho xã hội bất đồng, sứt mẻ tình cảm. Còn nếu như ta biết buông bỏ, biết chấp nhận thì ta sẽ tạo được cho mình sự khoan dung cao thượng, sự nhẹ nhõm nơi tâm hồn, vì cuộc sống của ta ngắn lắm chẳng thể đủ chỗ mãi cho những giận hờn, nỗi buồn đeo đuổi. Nếu ta làm được điều đó, ta dần bớt đi cho mình những vết sẹo xấu xí. Còn gì tuyệt vời hơn khi ta bồi đắp cho nó bằng đầy đủ sự tri ân, nhớ ơn, làm những việc tốt thì mãi mãi lan tỏa được trong ta và mọi người sự đẹp đẽ trong cuộc sống.

Đối với mỗi người giờ đây,biết khoan dung chưa đủ, cũng cần phải tỉnh táo, cũng phải đúng lúc, đúng chỗ. Và với việc tri ân ta không chỉ cứ để trong suy nghĩ mình mà hãy nhớ qua hành động cụ thể thì điều đó mới có tác dụng tốt…

Hơn bao giờ hết, là một thế hệ trẻ, ta tự thấy mình vẫn còn phải sửa những lối sống ích kỷ trong mình, cải thiện những khuyết điểm trong khi tiếp xúc với người thân, bạn bè, thầy cô để dần tốt hơn. Ta nên nhẹ nhàng khuyên bảo những người vẫn còn sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc với gia đình, xã hội để họ nhận thức đúng hơn, luôn nuôi dưỡng trong mình những điều tốt, sự biết ơn cao quý. Từ đây, tâm hồn ta thanh tịnh và sẽ mãi được tỏa sáng.

Từ khóa tìm kiếm

0