03/06/2018, 23:26

Sự lầm tưởng giữa bệnh lang ben và bệnh bạch biến

Hiện nay, rất nhiều người đang gặp phải vấn đề lầm tưởng giữa hai căn bệnh lang ben và bệnh bạch biến . Tuy nhiên 2 căn bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng gây mất thẩm mỹ người ta thường mua các loại thuốc về bôi điều này sẽ hại đến da của bạn. Vậy cách nhận dạng giữa 2 căn bệnh này như ...

Hiện nay, rất nhiều người đang gặp phải vấn đề lầm tưởng giữa hai căn bệnh lang ben và bệnh bạch biến. Tuy nhiên 2 căn bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng gây mất thẩm mỹ người ta thường mua các loại thuốc về bôi điều này sẽ hại đến da của bạn. Vậy cách nhận dạng giữa 2 căn bệnh này như thế nào?

Bác sĩ Trần Duy Phúc, Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết, bệnh lang ben không khó để chẩn đoán nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với bạch biến, phong và một số bệnh ngoài da khác, do đó điều trị sai cách, không hiệu quả. Ngược lại, nhầm lẫn bạch biến là lang ben cũng gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Thực tế trong quá trình điều trị, bác sĩ Phúc từng gặp nhiều bệnh nhân bị những đốm màu trắng xuất hiện trên lưng lại tưởng là bị lang ben. Họ tự ý bôi nhiều loại thuốc điều trị nhưng không khỏi. Đến bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện đó là bạch biến và chuyển hướng điều trị thích hợp.

hinh1

Theo bác sĩ, biểu hiện của bệnh bạch biến hay bệnh phong cũng có những đốm trắng tương tự như dấu hiệu của lang ben nên rất nhiều bệnh nhân chủ quan. Lang ben là một loại bệnh nhiễm nấm trên da, rất hay gặp ở Việt Nam vì khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, đôi khi gây ngứa, nhất là khi ra nhiều mồ hôi. Tổn thương trên da thường là các đốm hình tròn hay hình bầu dục, trên có các vảy nhỏ, các đốm này thường liên kết với nhau làm thành đốm lớn hay mãng lớn.

Những nấm hay mảng nấm trên da có thể tồn tại nhiều năm, thường hiện rõ hơn vào mùa hè, khi trời nóng hay da có màu sậm hơn do đi dưới nắng nhiều. Các đốm này có thể có màu trắng, hồng hay nâu, thường ở trên cánh tay, cổ, ngực, lưng, bụng, có khi trên mặt. Đây là một loại bệnh nấm mạn tính, dễ tái phát do nấm là một phần của hệ thống các vi sinh vật ký sinh bình thường ở trên da.

Cách phân biệt bệnh lang ben và bạch biến

– Lang ben thường có vảy mịn trên tổn thương. Bạch biến không có vảy trên tổn thương.

– Lang ben đôi khi kèm theo ngứa, nhất là khi ra nhiều mồ hôi. Bạch biến không gây ngứa.

– Lang ben thường bắt đầu từ vài đốm nấm rồi lan rộng ra do sự phát triển của nấm. Bạch biến không lan ra mà da mất sắc tố rất nhanh.

Điều trị lang ben

Về cơ bản, việc điều trị lang ben là tiêu diệt nấm bằng thuốc bôi tại chỗ hay thuốc uống. Bác sĩ có thể cho các loại thuốc bôi điều trị trong 3-4 tuần hay chỉ định dùng các thuốc uống trong 7-10 ngày trong các trường hợp bệnh lang ben lan trên diện rộng hay các trường hợp khó điều trị.

Lưu ý: Các vảy nhỏ trên những đốm da có thể biến mất sau vài lần bôi thuốc nhưng màu của da chỉ trở lại bình thường sau vài tháng. Đây là một quá trình hồi phục sắc tố da bình thường sau khi nấm đã bị tiêu diệt chứ không phải do điều trị thất bại. Lang ben rất dễ tái phát, đặc biệt vào mùa nóng. Có thể phòng tránh việc tái phát này bằng cách bôi thuốc trị nấm một tuần trước khi mùa nóng bắt đầu.

Điều trị bạch biến gồm:

– Dùng thuốc bôi ngoài da.

– Chiếu ánh sáng PUVA.

– Dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.

– Dùng “thuốc hóa trang” để che dấu vùng da mất màu.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Kim miễn khang một sản phẩm được sản xuất ra nhằm hỗ trợ điều trị căn bệnh bạch biến này. Bạn có thể xem chi tiết hơn về sản phẩm này tại đây

Hi vọng qua bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về cách nhận dạng 2 căn bệnh da liễu gần như giống nhau này. Nhằm mục đích sử dụng các loại thuốc phù hợp để ngăn chặn căn bệnh bạn mắc phải không gây ảnh hưởng tình trạng sức khỏe tổn thương cơ thể của bạn.

Chúc các bạn mạnh khỏe!

Nguồn: suckhoe.vnexpress.net

0