18/06/2018, 11:25

Hệ thống tài chính toàn cầu đang phát triển

Richard Vedder Trong thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 chỉ có ít sự phối hợp quốc tế về mặt tài chính. Điều này đã thay đổi một cách đáng kể sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, và ngày nay sự thay đổi này đang tiếp tục diễn ra. Là chuyên gia về lịch sử kinh tế và chính trị công ...


Richard Vedder

Trong thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 chỉ có ít sự phối hợp quốc tế về mặt tài chính. Điều này đã thay đổi một cách đáng kể sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, và ngày nay sự thay đổi này đang tiếp tục diễn ra.

Là chuyên gia về lịch sử kinh tế và chính trị công cộng, Richard Vedder là giáo sư xuất sắc về kinh tế học tại Đại học Tổng hợp Ohio. Những cuốn sách của ông gồm có: Mất việc: Thất nghiệp và quản trị trong nước Mỹ của thế kỷ 20 và Kinh tế nước Mỹ dưới góc nhìn lịch sử.

Sự hưng thịnh của thế giới đã được tăng cường một cách vô hạn bởi sự tăng trưởng trong các quan hệ kinh tế quốc tế – giao dịch hàng hóa và dịch vụ, sự di cư lao động, vốn và ý tưởng trên khắp hành tinh. Nguyên tắc của ưu thế cạnh tranh giả thiết rằng sự giàu có của các quốc gia được nâng lên bởi từng quốc gia tập trung vào những hoạt động kinh tế mà nó có cơ hội về chi phí thấp. Nhưng tất cả các hoạt động kinh tế này cần phải được cấp vốn, và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế là điều quan trọng đối với sự tăng trưởng liên tục trong thương mại trên thế giới. Điều này sẽ phức tạp thêm  bởi thực tế là phần lớn các quốc gia có tiền tệ của riêng mình, và các quy tắc và điều tiết chi phối các giao dịch tài chính khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia.

Trong thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chỉ có ít sự phối hợp quốc tế về mặt tài chính. Thủ phủ tài chính của thế giới là Luân Đôn, phần lớn các quốc gia giao dịch chủ chốt là những quốc gia theo tiêu chuẩn vàng, có nghĩa là các khoản nợ được giải quyết bằng những tiền tệ có thể được mua lại bằng vàng. Nếu một quốc gia sử dụng tiền tệ của mình quá nhiều để mua hàng nhập khẩu hoặc để đầu tư ở nước ngoài, nó sẽ mất dự trữ vàng của mình, buộc phải hạn chế nguồn cung tiền và hạn chế cho vay, do đó thường dẫn đến thiểu phát. Điều này làm cho việc xuất khẩu của quốc gia đó trở nên hấp dẫn hơn và việc nhập khẩu trở nên ít được mong muốn hơn, do đó sẽ điều chỉnh vấn đề mất cân đối của cán cân thanh toán. Nhiều học giả tin rằng hệ thống này đã hoạt động tốt một cách hợp lý trong thời gian từ 1871 đến 1914.

Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã liên quan đến các dòng vốn quốc tế vô cùng lớn, lớn hơn bất cứ khi nào trước đó, do các quốc gia châu Âu như Anh và Đức bị chìm sâu trong nợ nần nên đã vay mượn từ các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Hiệp ước Véc-xây (1919) đã quy định các lệ phí bồi thường có tính trừng phạt đối với Đức, nước mà sau đó đã bắt đầu các chính sách siêu lạm phát, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho mình. Những cố gắng thiết lập lại tiêu chuẩn vàng trong thập niên 1920 đã chỉ tồn tại trong thời gian ngắn: vào năm 1931 nước Anh đã vĩnh viễn rời bỏ tiêu chuẩn vàng đầy đủ, hai năm sau nước Mỹ cũng làm như vậy.

Cuộc Đại suy thoái của thập niên 1930 một phần là do sự sụt giảm mạnh thương mại quốc tế mà nguyên nhân một phần là các mức thuế cao. Nhưng từ năm 1934, các quốc gia đã bắt đầu giảm đi các hàng rào thương mại tai hại đó, được dẫn dắt bởi Đạo luật về hợp đồng thương mại tương hỗ tại Mỹ. Nhưng việc trở về tình trạng bình thường trong tài chính quốc tế đã bị phủ bóng đen bởi sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới Thứ hai năm 1939, cuộc chiến tranh tốn kém nhất từ trước đến nay, nó đã cắt đứt thương mại thế giới và dẫn đến các sắp xếp hợp tác quốc tế để hỗ trợ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Các thể chế quốc tế mới

Nhiều phát triển quan trọng giữa các năm 1944 và 1960 đã thay đổi sâu sắc tính chất của hệ thống tài chính quốc tế. Lo ngại về những khoản thiếu hụt lớn các đồng tiền mạnh nhằm chi trả cho các hàng hóa, dịch vụ và xây dựng lại nền kinh tế bị tàn phá vì chiến tranh, John Maynard Keynes của nước Anh và Harry Dexter White của Hoa Kỳ đưa ra hữu hiệu một trật tự tài chính quốc tế mới tại Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (World Bank) đã được thành lập.

IMF sẽ giúp đỡ các quốc gia có các vấn đề về cán cân thanh toán và có những khó khăn duy trì nguồn dự trữ phù hợp với các tỷ giá hối đoái cố định đã được thỏa thuận được xác định dưới dạng vàng. Trong khi hệ thống tỉ giá cố định đổ vỡ sau năm 1971, IMF tiếp tục với những trách nhiệm lớn hơn.Ví dụ, IMF đã đóng vai trò mấu chốt trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu các cuộc khủng hoảng tài chính quốc gia và khu vực, đóng vai trò như một người cho vay đỡ đầu cho các quốc gia có khó khăn về tài chính. Ban đầu Ngân hàng Thế giới (WB) đã cung cấp các khoản vay cho các nước bị tàn phá vì chiến tranh nhằm tài trợ cho việc tái thiết, mặc dù vào những năm 50, ngân hàng đã chuyển sang cho vay những khoản lớn hơn để tài trợ cho những dự án phát triển mới. Cả IMF và WB có trụ sở chính tại Washington D.C. (Căn cứ vào vai trò nổi bật của Mỹ như là một cường quốc tài chính toàn cầu), các tổ chức này thực sự có vai trò quốc tế trong việc định hướng và kiểm soát.

Tổ chức quốc tế quan trọng nhất, Liên Hợp Quốc (LHQ), ra đời tại San Francisco vào năm 1945. Trong khi thay vì tập trung chủ yếu vào những vấn đề tài chính và kinh tế, những vấn đề này đóng vai trò quan trọng đối với các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc như là UNCTAD (Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển) và UNESCO (Tổ chức LHQ về kinh tế, xã hội và văn hóa). Sự giúp đỡ quốc tế chủ yếu để đáp ứng những gay cấn về tài chính đã nhận được cú hích nổi bật với chương trình Phục hồi Kinh tế (Kế hoạch Marshall) của Hoa Kỳ (1948-1952), chương trình này đã cung cấp viện trợ giúp cho nhiều quốc gia châu Âu. Kế hoạch Marshall thúc đẩy sự hợp tác quốc tế ở các nước nhận được sự hỗ trợ của kế hoạch gồm trên 12 tỉ đô-la nhằm viện trợ kinh tế dưới hình thức các khoản vay. Chiến tranh Lạnh sau năm 1945 đã dẫn tới những hình thức mới về sự hợp tác khu vực chính trị và kinh tế như là một sản phẩm phụ nhằm tạo ra hai khối liên minh quân sự, NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và khối Vác-sa-va của các nước đồng minh với Liên Xô.

Nhiều hình thức hợp tác tài chính trực tiếp đã bắt đầu, đưa tới việc hình thành một hệ thống các thỏa ước tài chính quốc tế. Năm 1947, Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan (GATT) được bắt đầu và tạo khuôn khổ cho một loạt các cuộc thương lượng (như là Hội nghị bàn tròn Kennedy và Hội nghị bàn tròn Uruguay mà hơn một nửa thế kỷ sau đã dẫn đến những sự sút giảm nhanh chóng các àng rào thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với hàng hóa và các dịch vụ.

Sự sáp nhập kinh tế và tài chính thế giới

Sự căng thẳng tài chính của Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã góp phần đẩy nhanh sự suy thoái đột ngột của chủ nghĩa thuộc địa, bởi lẽ hàng chục quốc gia mới đã xuất hiện. Ấn tượng mạnh mẽ nhất là sự độc lập của Ấn Độ vào năm 1947, và phần lớn châu Á và châu Phi cũng trở thành các quốc gia độc lập trong hai thập kỷ sau đó. Điều này làm tăng mạnh nhu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế như là IMF và WB. Mỗi một quốc gia mới phải đặc biệt xây dựng một đồng tiền có thể được quốc tế chấp nhận rộng rãi, cần thiết để vay những khoản tiền lớn từ các quốc gia bên ngoài mặc dù không chắc chắn có khả năng trả nợ, và thường phải học cách sống trong khuôn khổ pháp trị và kỷ luật được đặt ra theo các điều kiện thị trường. Các tổ chức như là IMF và WB ngày càng trở nên quan trọng để hỗ trợ cho các yếu tố đó.

Động thái tiến tới hội nhập kinh tế/tài chính thế giới đã được đưa ra bởi các cơ quan quan trọng mới, đặc biệt là tại châu Âu. Một Liên minh Thanh toán châu Âu đã được triển khai vào năm 1950 để tạo ra các cách đối phó với việc thiếu đô-la gây khó khăn cho thanh toán quốc tế. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bắt đầu thu thập các thông tin kinh tế giống nhau về các nước công nghiệp lớn, sau đó bao gồm cả các quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latinh cũng như ở châu Âu và Bắc Mỹ. Quan trong nhất là Hiệp ước Rô-ma, được ký kết năm 1957, thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (thị trường chung). Từ một hiệp hội hải quan sáu nước năm 1958 thành một tập đoàn 27 quốc gia và đã hợp nhất phần lớn cơ cấu kinh tế của tập đoàn thành Liên minh châu Âu. Ngày nay, bao gồm một đồng tiền chung cho hơn một nửa khu vực (đồng ơ-rô) và một ngân hàng trung ương Liên minh châu Âu.

Nỗ lực của châu Âu đã được nhân đôi tại nơi khác với một quy mô nhỏ hơn nhiều khi các quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đang tiến tới hội nhập các nền kinh tế khu vực của họ. Ví dụ Ngân hàng Phát triển châu Á là một cơ quan của khoảng 40 quốc gia được lập ra để thúc đẩy hơn nữa dòng vốn  tự do trong một khu vực quan trọng của thế giới (đã có các khoản cho vay hơn 10 tỉ đô-la vào năm 2008) trong khi Thỏa ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994 đã mở rộng liên minh hải quan tới các nước châu Mỹ.

Bốn lần mở rộng thêm hệ thống tài chính thế giới đều quan trọng. Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) và đã có quyền hạn rộng rãi để ban hành các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến thương mại và các giao dịch tài chính. Nhóm G7 thoạt tiên là cuộc gặp của các bộ trưởng tài chính của 7 quốc gia công nghệ hàng đầu, nhưng nó đã gia tăng thêm về số lượng và hiện nay gồm 20 quốc gia (G20), nhóm này thường xuyên gặp gỡ để thỏa thuận về các chính sách chi phối, dàn xếp về kinh tế và tài chính quốc tế. Ngoài ra là các cuộc hội nghị do các tổ chức phi chính phủ tài trợ, đặc biệt là tại Davos, Thụy Sỹ, giúp các nhà lãnh đạo công ty và lãnh đạo tài chính gặp gỡ nhau, khơi nguồn cho các cải cách về chính sách sau này. Cuối cùng là một số các hiệp ước đa phương về thuế nhằm tiêu chuẩn hóa trong một chừng mực nào đó việc xử lý thuế cho các quốc gia tham gia vào các hoạt động quốc tế. Gần đây, các quốc gia nhỏ có thuế suất thấp đã đồng ý sửa đổi các điều khoản bí mật về ngân hàng để đối phó với việc trốn thuế.

Sự phối hợp là nguyên tắc cơ bản

Hệ thống tài chính toàn cầu đang diễn biến là nguyên nhân và cũng là hậu quả của sự phát triển nhanh chóng trong thời toàn cầu hóa. Đối với hầu hết các quốc gia, thương mại quốc tế gồm một phần lớn hơn của đầu ra so với một hoặc hai thế hệ trước đây. Các dòng chảy tư bản quốc tế ngày càng lớn lên một cách bất thường.

Ngoài ra, các tổ chức như IMF và WB đã đóng vai trò quyết định trong việc tài trợ cho các nhu cầu phát triển dài hạn và giúp ổn định các hệ thống tài chính bị suy sụp. Hai ví dụ đáng chú ý là các cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1998 bắt đầu tại châu Á nhưng đã lan ra ngoài khu vực, đặc biệt là tại Nga, và các cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã gây ra căng thẳng nghiêm trọng đối với các cơ quan tài chính và nền kinh tế toàn cầu. Trong cả hai trường hợp, IMF và WB đã bơm các nguồn tài chính quan trọng vào các nước bị căng thẳng như Thái Lan và Nga. Ví dụ: nhánh phát triển của Ngân hàng Thế giới đã dành cho các khoản vay ưu đãi lên tới khoảng 10 tỉ đô-la/năm. Ngoài ra các giám đốc ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính của quốc gia lớn đã đáp ứng và phối hợp điều động các nguồn cung cấp tín dụng nhằm làm giảm sự suy giảm tiềm năng và làm dịu bớt cơn hoảng loạn của các ngân hàng lớn, những công ty bảo hiểm và các thể chế tài chính khác.

Trong khi kinh tế quốc tế và tương tác tài chính đã lớn mạnh, nhu cầu về các quy tắc ứng xử trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết-nguyên tắc kế toán thống nhất, các tiêu chuẩn quốc tế về hành vi được phép, những điều khoản cho vốn vay khẩn cấp và những điều tương tự. Chẳng còn hoài nghi gì nữa, những thể chế hiện hành sẽ còn được phát huy để trở thành một tổ chức phối hợp mới bao gồm toàn bộ mọi khía cạnh của quy chế tài chính.

Những ý kiến nêu lên trong bài báo này không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của Chính phủ Mỹ.

0