18/06/2018, 11:26

Luật phá sản Estonia: Cuộc cải cách thành công

Khi các nước Ðông Âu từ bỏ các cơ cấu kinh tế chủ nghĩa xã hội của quá khứ, họ đã nhanh chóng ban hành luật phá sản mới. Thực đáng kinh ngạc vì có quá nhiều nước đã ưu tiên cho việc xây dựng luật phá sản: Balan năm 1990, Hungari năm 1991, Cộng hoà Séc và Estonia năm 1992, Nga năm 1993 và ở ...

Khi các nước Ðông Âu từ bỏ các cơ cấu kinh tế chủ nghĩa xã hội của quá khứ, họ đã nhanh chóng ban hành luật phá sản mới. Thực đáng kinh ngạc vì có quá nhiều nước đã ưu tiên cho việc xây dựng luật phá sản: Balan năm 1990, Hungari năm 1991, Cộng hoà Séc và Estonia năm 1992, Nga năm 1993 và ở Bungari và Rumani đang trong quá trình dự thảo. Tuy nhiên, rất nhiều trong số luật phá sản này được soạn thảo một cách vội vã. Một số nước hy vọng phá sản sẽ là giải pháp cho việc giải thể các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả; chưa có một bộ luật phá sản nào thực hiện được. Hầu hết các luật này đều có hướng truyền tải thông điệp cho các nhà đầu tư biết rằng quốc gia này sẽ nghiêm túc thực thi các quyền của nhà đầu tư, song dường như có rất ít luật có ý tưởng rõ ràng thực hiện điều này như thế nào.

Luật phá sản của Estonia dường như là đạo luật tốt nhất trong số này; nó là một luật toàn diện, được tổ chức chặt chẽ và rõ ràng. Do giáo sư Paul Varul trường Ðại học Tartu soạn thảo chính, cùng với các ý kiến đóng góp và tư vấn rộng rãi của các luật sư Estonia và nước ngoài, luật phá sản đã được thông qua trước hiến pháp cải cách của Estonia. Luật này áp dụng đối với các công ty tư nhân và không có những quy định đặc biệt áp dụng đối với các thực thể nhà nước. Luật này trao hầu hết các quyết định quan trọng cho chủ nợ và người quản lý tài sản độc lập, từ đó giảm thiểu vai trò của các quan chức nhà nước. Là một vấn đề chính sách, bộ luật chủ yếu bảo vệ quyền của chủ nợ, chẳng hạn như cho phép các chủ nợ không hài lòng có quyền khởi kiện. Mục đích là nhằm thúc đẩy đầu tư bằng cách giảm bớt rủi ro thua lỗ của chủ nợ.

Luật phá sản Estonia quy định rằng hầu hết các vụ phá sản sẽ dẫn tới thanh lý, không những vậy luật còn quy định một chương về vấn đề thoả hiệp đơn giản nhưng công bằng làm giải pháp thay thế. Bộ luật cho phép một cách rõ ràng người quản lý tài sản thu hồi các khoản tiền cho chủ nợ ngay trước khi phá sản và thúc đẩy nhanh việc thanh toán sớm cho chủ nợ là những người thân cận của bên mắc nợ (chẳng hạn như các cán bộ hoặc họ hàng). Kế hoạch thoả hiệp về thanh toán nợ sẽ có hiệu lực thi hành nếu được các chủ nợ biểu quyết thông qua (thông thường đại diện cho 2/3 khoản nợ không có bảo đảm có khiếu kiện và sẽ là mức 3/4 khoản nợ không có bảo đảm có khiếu kiện nếu các chủ nợ đó được thanh toán chưa đến 1/2 khoản nợ khiếu kiện của mình), song toà án có quyền bác bỏ thỏa hiệp đó nếu thấy thoả hiệp làm lợi một cách không công bằng cho bất cứ chủ nợ nào hoặc đạt được do gian lận. Cũng như ở hầu hết các nước chứ không chỉ Mỹ, chủ nợ có bảo đảm không có vai trò gì trong thoả hiệp. Cuối cùng, luật phá sản Estonia cũng ấn định mức thời hiệu giải quyết hợp lý.

Có thể có người không nhất trí với các lựa chọn chính sách riêng rẽ của luật này. Chẳng hạn như luật đã không quy định việc thanh toán nợ cho các cá nhân có hợp tác trong quá trình giải quyết. Luật này cũng có thể khiến việc phá sản trở lên quá dễ dàng khi nó trở thành thành công cụ ép buộc của các chủ nợ cá nhân đối với bên mắc nợ có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, luật phá sản của Estonia tạo ra chuẩn mực cho việc cải cách luật thương mại ở các nước mới nổi.

0